Cần thêm trợ lực cơ chế để Ninh Thuận cất cánh

Từ một tỉnh nghèo ở Nam Trung Bộ nhưng chỉ sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 115/NQ-CP của Chính phủ, Ninh Thuận đã vươn lên trở thành địa phương trong top đầu thu hút đầu tư của cả nước, nền kinh tế xã hội có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên để địa phương này phát triển mạnh mẽ hơn nữa rất cần những trợ lực cơ chế.

Nghị quyết 115/NQ-CP: Chìa khoá cho cánh cửa kinh tế Ninh Thuận

Ông Trần Quốc Nam – Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, sau khi Quốc hội có Nghị quyết số 31/2016/QH14 ngày 26/11/2016 về dừng thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày 31/8/2018 về một số cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất, đời sống Nhân dân giai đoạn 2018-2023 (Nghị quyết 115).

Triển khai Nghị quyết 115, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành chương trình kế hoạch với những nhiệm vụ giải pháp cụ thể có trọng tâm trọng điểm nhằm tận dụng hiệu quả các cơ chế chính sách ưu đãi.

Qua 03 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, tuy còn nhiều khó khăn, nhưng với sự hỗ trợ kịp thời của Trung ương, cùng với sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm của cả hệ thống chính trị địa phương bằng tinh thần chủ động, sáng tạo, quyết liệt, đồng bộ; tận dụng tối đa tiềm năng riêng có; biến thách thức thành cơ hội để đưa kinh tế - xã hội Ninh Thuận chuyển sang một trang mới.

Với chủ trương xây dựng Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước, UBND tỉnh đã đổi mới cách nghĩ, cách làm; tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp, nhờ đó đã thu hút được một số nhà đầu tư lớn, chiến lược, tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm, đột phá; nhiều dự án có quy mô lớn, có tính lan tỏa được triển khai tạo động lực thúc đẩy nhanh sự phát triển của tỉnh.

Nhờ đó, kinh tế - xã hội của Ninh Thuận có bước phát triển, tạo được sức bật mới, vị thế của tỉnh được nâng lên. Trong 2 năm 2019-2020, tỉnh thuộc nhóm tỉnh có tốc độ tăng trưởng GRDP cao nhất cả nước (2019 đạt 13,9%, 2020 đạt 10,02%), góp phần hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025; Thu ngân sách về đích trước ba năm so mục tiêu Nghị quyết tỉnh Đảng bộ đề ra.

Đặc biệt, năm 2021, dù bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, nhưng bằng sự chủ động, đề ra các chương trình công tác trọng tâm, nhiệm vụ đột phá, tập trung chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, đồng bộ, tăng tốc thực hiện các mục tiêu đề ra, trọng tâm là thực hiện có hiệu quả mục tiêu phòng, chống dịch gắn với “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, cơ cấu lại nền kinh tế, khai thác có hiệu quả các nhóm ngành trụ cột, còn dư địa phát triển, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công….kinh tế - xã hội duy trì ổn định và tăng trưởng khá, một số lĩnh vực có chuyển biến tích cực, GRDP tăng 9%, quy mô nền kinh tế gấp 1,15 lần so với năm 2020, sản xuất nông nghiệp tăng 5,98% thể hiện vai trò bệ đỡ của nền kinh tế; năng lượng tái tạo tăng trưởng cao tiếp tục làm đầu tàu tăng trưởng cho toàn ngành; thu ngân sách vượt 0,2% kế hoạch (3.907 tỷ đồng); giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 73%; một số lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ có bước phục hồi; công tác an sinh xã hội được quan tâm thực hiện.

Cần thêm trợ lực cơ chế để Ninh Thuận cất cánh
Cần tháo gỡ khó khăn để Ninh Thuận trở thành một trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước theo tinh thần Nghị quyết 115

Khó khăn từ thực tiễn

Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực song theo ông Trần Quốc Nam, Ninh Thuận vẫn gặp một số khó khăn hạn chế như: Quy mô nền kinh tế còn nhỏ, tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào động lực phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo; thu hút mạnh đầu tư vào phát triển kinh tế biển, du lịch, năng lượng tái tạo nhưng còn vướng mắc về cơ chế, chính sách nên chưa phát huy được hiệu quả đầu tư…

Theo Quyết định 39/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì các dự án điện gió được vận hành trước ngày 01/11/2021 được hưởng giá điện 8,5 cent/KWh. Tuy nhiên, do ảnh hưởng tình hình đại dịch Covid-19, một số dự án đã thi công hoàn thành nhưng chưa thể phát điện hoà lưới đúng hạn vì đội ngũ chuyên gia nước ngoài chưa vào Tỉnh để xử lý phần mềm các cấu hình thiết bị; Tương tự, nhiều dự án điện mặt trời đã hoàn thành nhưng đến nay chưa có giá điện (Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã hết hiệu lực từ ngày 01/01/2021), gây thiệt hại cho doanh nghiệp và ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của địa phương.

Đối với Nghị quyết 115, trong quá trình triển khai cũng phát sinh một số vấn đề vướng mắc về thể chế như Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư công, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, đất rừng, quy hoạch titan, vướng mắc về thủ tục đầu tư hạ tầng truyền tải để giải tỏa công suất các dự án năng lượng tái tạo nên nhiều cơ chế, chính sách chưa được thụ hưởng. Đơn cử như chủ trương thay thế quy mô công suất nguồn điện hạt nhân 4.600 MW bằng nguồn điện khí LNG tại Trung tâm điện lực Cà Ná trong Quy hoạch điện VIII chưa được đồng ý bổ sung; Chưa đưa 4.345 ha đất tại khu vực có chứa quặng titan ra khỏi Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan để đưa vào dự trữ khoáng sản quốc gia đối với phần diện tích titan nói trên để triển khai các dự án điện gió, điện mặt trời phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

Chính sách áp dụng tỷ lệ cho vay lại 10% đối với các dự án ODA quan trọng, cấp bách chưa được thụ hưởng; chưa được hỗ trợ 100% vốn đối ứng cho các dự án ODA phần cấp phát; Ngân sách Trung ương chưa hỗ trợ vốn đầu tư các dự án quan trọng cấp bách của Tỉnh do chính sách này ban hành sau khi Quốc hội thông qua Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 nên gặp khó khăn trong cân đối nguồn lực hỗ trợ cho tỉnh; Hay Đề án, chính hỗ trợ cho người dân vùng xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân chưa được triển khai nên đời sống của một bộ phận Nhân dân ở các khu vực quy hoạch xây dựng Nhà máy điện hạt nhân còn nhiều khó khăn, kéo dài, có lúc, có việc còn bức xúc.

Cần thêm trợ lực cơ chế để Ninh Thuận cất cánh

Cần thêm liều thuốc trợ lực về cơ chế

Trên thực tế, Ninh Thuận vẫn là một địa phương còn nhiều khó khăn ở khu vực miền Trung, nhờ có cơ chế hỗ trợ kịp thời, địa phương này đã “thoát nghèo” nhưng để phát triển mạnh mẽ hơn nữa rất cần những trợ lực từ cơ chế, ít nhất là tháo gỡ những khó khăn đang hiện hữu.

Theo đó, UBND tỉnh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm, chỉ đạo các Bộ, ngành sớm hoàn thiện Quy hoạch điện VIII, trong đó ưu tiên phát triển điện gió ngoài khơi; sớm ban hành cơ chế giá cho điện gió, mặt trời; kiến nghị Quốc hội sửa đổi Luật Điện lực theo hướng cho tư nhân hóa đầu tư hạ tầng truyền tải theo Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị.

Chấp thuận chủ trương bổ sung cảng LNG và trung tâm tái hóa khí LNG Cà Ná vào Quy hoạch năng lượng quốc gia và bổ sung Trung tâm logistics Cà Ná vào Quy hoạch hệ thống trung tâm logistic quốc gia đến năm 2020, định hướng đến 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 03/7/2015; Chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam đẩy nhanh triển khai dự án Thủy điện tích năng Bác Ái để tối ưu hoá khai thác hiệu quả năng suất các dự án điện năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh.

Ninh Thuận cũng đề nghị Chính phủ quan tâm đầu tư về hạ tầng giao thông kết nối liên vùng; hỗ trợ xúc tiến đầu tư vào các dự án công nghiệp, hạ tầng Logistics, công nghệ cao; các dự án trữ nước, chống hạn, sạt lở tại Ninh Thuận…

Đối với nhóm chính sách tháo gỡ khó khăn vướng mắc Nghị quyết 115/NQ-CP, Ninh Thuận mong muốn được áp dụng cơ chế cho vay lại 10%, hỗ trợ 100% vốn đối ứng cho các dự án quan trọng, cấp bách sử dụng vốn nước ngoài thay vì áp dụng theo Nghị định số 79/2021/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 97/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 và Quyết định số 1972/QĐ-BTC ngày 8/10/2021 của Bộ Tài Chính.

Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, có ý kiến đồng thuận thay thế quy mô công suất nguồn điện hạt nhân 4.600 MW đã dừng thực hiện bằng nguồn điện khí LNG tại Trung tâm điện lực Cà Ná và cập nhật, bổ sung dự án Nhà máy điện LNG Cà Ná 2.1 và 2.2 thuộc Trung tâm Điện lực LNG Cà Ná vào Quy hoạch điện VIII, làm cơ sở để tỉnh lập Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Xem xét, chuyển diện tích đất tại khu vực có titan chưa cấp phép thăm dò, khai thác thì đưa vào khu vực dự trữ quốc gia để triển khai các dự án điện gió, điện mặt trời.

Đồng thời sớm giải quyết những vướng mắc liên quan đến Đề án ổn định sản xuất, đời sống nhân dân và phát triển khu dân cư đối với các vị trí trước đây quy hoạch xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2; Hỗ trợ Đề án “Xây dựng và phát triển Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh tại Ninh Thuận giai đoạn 2021-2030”.

Dũng -Hà -Xuyến
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

TP. Hồ Chí Minh 50 năm sau ngày giải phóng - Bài 3: Những con người làm rạng danh thành phố

TP. Hồ Chí Minh 50 năm sau ngày giải phóng - Bài 3: Những con người làm rạng danh thành phố

TP. Hồ Chí Minh không chỉ lưu giữ những dấu ấn lịch sử mà còn là nơi hun đúc những con người kiệt xuất, đầy trí tuệ, nghị lực, giàu lòng yêu nước và nghĩa hiệp.
Đẩy nhanh tiến độ Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận: Sở Công Thương vào cuộc quyết liệt

Đẩy nhanh tiến độ Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận: Sở Công Thương vào cuộc quyết liệt

Thời gian qua, Sở Công Thương Ninh Thuận đã tích cực phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành để đảm bảo tiến độ và hiệu quả của dự án điện hạt nhân.
Xuyên đêm thu hồi trụ điện dự án đường Dương Quảng Hàm

Xuyên đêm thu hồi trụ điện dự án đường Dương Quảng Hàm

Trong vài ngày tới, ngành điện TP. Hồ Chí Minh sẽ hoàn thành việc thu hồi trụ điện trong phạm vi dự án mở rộng, nâng cấp đường Dương Quảng Hàm, quận Gò Vấp.
Lịch sử hình thành, sáp nhập tỉnh Bình Thuận

Lịch sử hình thành, sáp nhập tỉnh Bình Thuận

Năm 1976, Bình Thuận sáp nhập với Bình Tuy và Ninh Thuận thành tỉnh Thuận Hải. Đến năm 1991, tỉnh Thuận Hải tách thành 2 tỉnh là Ninh Thuận và Bình Thuận.
Đà Nẵng: Tạm dừng xét tuyển viên chức Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại

Đà Nẵng: Tạm dừng xét tuyển viên chức Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại

Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng tạm dừng việc xét tuyển viên chức tại Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại trực thuộc Sở năm 2024.

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh 50 năm sau ngày giải phóng - Bài 2: Văn hóa hội tụ, bản sắc thăng hoa

TP. Hồ Chí Minh 50 năm sau ngày giải phóng - Bài 2: Văn hóa hội tụ, bản sắc thăng hoa

Nếu coi đô thị là một thực thể sống và luôn phát triển thì những “bản sắc văn hóa” của đô thị chính huyết mạch của thực thể đó.
Đắk Nông: Xuất khẩu cà phê vượt biên giới, chinh phục thị trường khó tính

Đắk Nông: Xuất khẩu cà phê vượt biên giới, chinh phục thị trường khó tính

Hiện nay, cà phê Đắk Nông đã xuất khẩu đến 35 quốc gia trên thế giới, khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế.
Nhà máy rác Côn Đảo: Nhiều vướng mắc cần được làm rõ

Nhà máy rác Côn Đảo: Nhiều vướng mắc cần được làm rõ

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang kêu gọi nhà đầu tư cho dự án Nhà máy xử lý rác Côn Đảo. Nhà máy này sẽ được xây dựng trên diện tích 1,92 ha đất rừng đặc dụng?
Đồng Nai: Thêm một huyện được duyệt kế hoạch sử dụng đất

Đồng Nai: Thêm một huyện được duyệt kế hoạch sử dụng đất

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức vừa ký quyết định phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2025 của huyện Long Thành.
Quảng Bình: Đón chuyến bay quốc tế đầu tiên từ Đài Bắc

Quảng Bình: Đón chuyến bay quốc tế đầu tiên từ Đài Bắc

Tối ngày 31/3, chuyến bay VJ7173, TPE-VDH cất cánh từ sân bay quốc tế Đài Bắc lúc 16h40 đã đến Cảng hàng không Đồng Hới vào lúc 19h40 với 38 hành khách
Giá vé tàu, máy bay dịp lễ tăng cao vẫn hết sớm

Giá vé tàu, máy bay dịp lễ tăng cao vẫn hết sớm

Ghi nhận tại Nghệ An, giá vé tàu, máy bay đi, đến từ địa phương này trong dịp lễ 30/4 – 1/5 đều tăng, trong đó, hành khách lựa chọn đi tàu tăng cao.
Trà Vinh, Vĩnh Long: Hai lần sáp nhập tỉnh, hai tên khác nhau

Trà Vinh, Vĩnh Long: Hai lần sáp nhập tỉnh, hai tên khác nhau

Trong quá khứ, Trà Vinh và Vĩnh Long từng hai lần sáp nhập tỉnh với hai tên là tỉnh Vĩnh Trà (giai đoạn 1951 - 1954) và tỉnh Cửu Long (giai đoạn 1976 - 1991).
Thanh Hóa: Không để tình trạng

Thanh Hóa: Không để tình trạng 'chạy chọt', 'lợi ích nhóm' khi sắp xếp bộ máy

Thanh Hóa quyết không để xảy ra tình trạng 'chạy chọt', 'lợi ích nhóm', tham nhũng, tiêu cực khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính.
Tiền Giang: Xuất khẩu gạo sang Philippines bùng nổ, tăng gần 100%

Tiền Giang: Xuất khẩu gạo sang Philippines bùng nổ, tăng gần 100%

Kết thúc quý I, Philippines là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Tiền Giang, đạt gần 20 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
300 vận động viên đạp xe xuyên biên giới: Gắn kết hữu nghị Việt - Trung

300 vận động viên đạp xe xuyên biên giới: Gắn kết hữu nghị Việt - Trung

300 vận động viên Việt Nam -Trung Quốc đạp xe qua biên giới từ cửa khẩu Động Trung (Trung Quốc)- Hoành Mô (Việt Nam) đến huyện Bình Liêu, Quảng Ninh.
Lịch cắt điện Tiền Giang từ ngày 1-3/4/2025 mới nhất

Lịch cắt điện Tiền Giang từ ngày 1-3/4/2025 mới nhất

Cập nhật lịch cắt điện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ngày 1/4 đến 3/4/2025, cập nhật mới nhất từ Công ty Điện lực Tiền Giang.
TP. Hồ Chí Minh 50 năm sau ngày giải phóng - Bài 1: Khát vọng đổi mới

TP. Hồ Chí Minh 50 năm sau ngày giải phóng - Bài 1: Khát vọng đổi mới

Nửa thế kỷ sau ngày thống nhất, TP. Hồ Chí Minh đã bứt phá ngoạn mục, từ một đô thị chịu nhiều tổn thất sau chiến tranh, trở thành đầu tàu kinh tế cả nước.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Loay hoay xử lý 100.000 tấn rác ở Côn Đảo

Bà Rịa - Vũng Tàu: Loay hoay xử lý 100.000 tấn rác ở Côn Đảo

Rác ở Côn Đảo đang chất cao như núi, mỗi ngày phát sinh thêm hơn chục tấn. Nguy cơ ô nhiễm không khí, nguồn nước ngầm đang hiện hữu ở vùng đất này.
Hàng loạt sản phẩm OCOP ‘đổ bộ’ Lễ hội Đền Hùng 2025

Hàng loạt sản phẩm OCOP ‘đổ bộ’ Lễ hội Đền Hùng 2025

Nhiều sản phẩm OCOP đã được trưng bày, giới thiệu trong khuôn khổ Hội trại Văn hóa diễn ra dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 (Lễ hội Đền Hùng năm 2025).
Hòa Bình: Gần 600 người nghèo được khám, cấp thuốc miễn phí

Hòa Bình: Gần 600 người nghèo được khám, cấp thuốc miễn phí

Ngày 30/3 tại Hòa Bình, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Thanh tra tỉnh Hòa Bình cùng các nhà tài trợ đã khám, cấp thuốc miễn phí cho gần 600 người nghèo.
Quảng Ninh: Tăng sức hút du lịch từ vịnh Bái Tử Long

Quảng Ninh: Tăng sức hút du lịch từ vịnh Bái Tử Long

Chiều 29/3, tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị phát triển du lịch vịnh Bái Tử Long; đây là cơ hội nhằm tăng sức hút du lịch, phấn đấu đón 20 triệu lượt khách.
Lịch sử hình thành, sáp nhập tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau

Lịch sử hình thành, sáp nhập tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau

Trong giai đoạn 1976 - 1996, Bạc Liêu và Cà Mau từng được sáp nhập thành tỉnh Minh Hải để phù hợp với điều kiện hành chính và phát triển kinh tế.
Chống khai thác IUU: Nghệ An hành động quyết liệt

Chống khai thác IUU: Nghệ An hành động quyết liệt

Thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã bám sát các chỉ đạo và nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp để tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác chống khai thác IUU.
Quảng Ninh: Khai trương hành trình du lịch vịnh Bái Tử Long

Quảng Ninh: Khai trương hành trình du lịch vịnh Bái Tử Long

Sáng 29/3, tỉnh Quảng Ninh khai trương các hành trình du lịch vịnh Bái Tử Long, huyện Vân Đồn. Ông Phạm Văn Thủy - Phó Cục trưởng Cục Du lịch Việt Nam tới dự.
Lịch cắt điện tỉnh Tiền Giang từ ngày 29 - 31/3/2025 mới nhất

Lịch cắt điện tỉnh Tiền Giang từ ngày 29 - 31/3/2025 mới nhất

Cập nhật lịch cắt điện (cúp điện) trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ngày 29/3 đến 31/3/2025, cập nhật mới nhất thông tin từ Công ty Điện lực Tiền Giang.
Mobile VerionPhiên bản di động