Thứ năm 26/12/2024 04:02

Cần tập trung vào chế tài phòng ngừa và ngăn chặn tham nhũng

Sáng ngày 25/10, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV tiếp tục thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi.

Nhiều ý kiến trái chiều

Dự án Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi đã được thảo luận và cho ý kiến tại Kỳ họp thứ tư và Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIV. Ngay sau kỳ họp thứ năm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Thường trực Ủy ban Tư pháp phối hợp chặt chẽ với cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu đầy đủ ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội để tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật trình Quốc hội xem xét thông qua. Hầu hết nội dung dự thảo luật đã được thống nhất, riêng quy định về xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm không giải trình được hợp lý về nguồn gốc, vẫn còn nhiều phương án và ý kiến khác nhau như: Giải quyết tại tòa án; thu thuế thu nhập cá nhân và xử phạt hành chính... Hiện vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về ưu, nhược điểm của từng phương án, cũng như các cơ sở pháp lý và thực tiễn để triển khai hiệu quả khi đưa vào luật.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) phát biểu tại Quốc hội

Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội - Lê Thị Nga - cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, đối với tài sản do phạm tội, vi phạm pháp luật mà có, thì Bộ luật Hình sự, Luật Xử lý vi phạm hành chính đã quy định rất cụ thể các biện pháp tịch thu sung công hoặc trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp.

Tuy nhiên, nhiều đại biểu đưa ra khuyến nghị về phương án này. Đại biểu Tô Văn Tám (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kom Tum) cho rằng, nếu phương án giải quyết tại tòa án được thông qua thì vấn đề cần phải được làm rõ để quy định được triển khai khả thi trên thực tế. Đó là vấn đề chứng minh tài sản hợp pháp hay không hợp pháp. "Người có nghĩa vụ kê khai phải có trách nhiệm giải trình về nguồn gốc tài sản, thu nhập, nhưng cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập cho rằng không hợp lý thì đưa ra tòa. Vậy lúc này trách nhiệm chứng minh là trách nhiệm của tòa. Vậy liệu tòa có thực hiện được nhiệm vụ chứng minh điều này, có quá tải hay không?"

Bên cạnh đó, nhiều đại biểu không đồng ý với phương án giải quyết tại tòa án. Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình - đề nghị Quốc hội phải xem xét kỹ lưỡng và không thể đồng tình với phương án xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm mà giải trình không hợp lý về nguồn gốc thông qua tòa án. “Đơn cử như tài sản là của cá nhân, nếu cơ quan có thẩm quyền không thể chứng minh tài sản do phạm pháp mà có, nhưng lại giao cho tòa để xử lý thu hồi thì không khả thi, vi phạm quyền sở hữu tài sản", đại biểu Nguyễn Ngọc Phương nêu ý kiến.

Làm rõ việc xử lý tài sản không chứng minh được nguồn gốc

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) đồng tình với tư tưởng của dự luật lần này là tập trung vào chế tài phòng ngừa và ngăn chặn tham nhũng, chứ không dừng lại ở khâu xử lý tài sản.

Liên quan đến quy định về xử lý tài sản không giải trình được hợp lý về nguồn gốc, đại biểu Hoàng Văn Cường nêu quan điểm: Không kê khai tức là cố tình che giấu, và đã gian dối thì phải xử lý thật nghiêm khắc, thậm chí tịch thu và xử lý hành chính. “Còn đối với tài sản kê khai nhưng không chứng minh được nguồn gốc, cơ quan quản lý cũng không kết luận được đó là tài sản bất minh thì đề nghị, nếu cơ quan quản lý nghi ngờ bất minh nhưng không chứng minh được thì phải chuyển cho cơ quan điều tra để điều tra dấu hiệu vi phạm”, đại biểu Hoàng Văn Cường nêu rõ.

Đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Phạm Văn Hòa - Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Đồng Tháp cho rằng: Thời gian qua số cán bộ công chức, viên chức có tài sản có giá trị rất lớn và giải trình không hợp lý về nguồn gốc nhưng chưa có cơ chế xử lý tài sản này gây nghi ngờ trong nhân dân. Theo đó, cần chọn phương án 2 thông qua thuế thu nhập cá nhân, đồng thời sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân để bổ sung loại tài sản này là thu nhập chịu thuế.

Tuy nhiên, việc thu thuế cũng không loại trừ xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và tịch thu tài sản của người có nghĩa vụ kê khai nếu sau đó Nhà nước chứng minh được tài sản này là do phạm tội, vi phạm pháp luật mà có. Người có nghĩa vụ kê khai nếu không đồng tình có thể khiếu kiện ra toà án”, đại biểu Phạm Văn Hoà thông tin thêm.

Lan Anh- Quỳnh Nga

Tin cùng chuyên mục

Nhân sự 24/12: Bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội

Phân công Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý kiến nghị mở rộng dự án gần 2 tỷ USD tại Cà Mau

Phát triển khoa học - công nghệ: Đột phá quan trọng để Việt Nam giàu mạnh

Kéo dài thời điểm thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế dứt điểm việc chậm cấp đăng ký lưu hành thuốc

Các ban đảng đã hoàn thiện đề án tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương

Nhân sự 23/12: Tỉnh ủy Phú Thọ, Sơn La, Đồng Nai triển khai quy trình về công tác cán bộ

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Chống lãng phí, tiết kiệm góp phần tăng sức mạnh quốc gia

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)