Chủ nhật 24/11/2024 04:54

Cần quan tâm đặc biệt các chất dinh dưỡng trong bữa ăn người Việt

Chính sách chất dinh dưỡng cần quan tâm tới tất cả các nhóm đối tượng, vùng kinh tế; quan tâm cả bệnh viện và cộng đồng, đặc biệt trong bữa ăn của người Việt.

Ngày 21/4, hội nghị khoa học chủ đề “Dinh dưỡng, thực phẩm với sức khoẻ và phòng bệnh” đã chính thức diễn ra tại Đại học Đông Á- Tp Đà Nẵng.

Tham dự hội nghị là các đại diện đến từ Hội dinh dưỡng Việt Nam, Cục Khám chữa bệnh-Bộ Y tế, Tổng hội Y học Việt Nam, Viện Y học ứng dụng Việt Nam, Sở Y tế Đà Nẵng, Viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Hội Y học Đà Nẵng, các bệnh viện, trường đại học đào tạo dinh dưỡng trong cả nước, giảng viên và sinh viên chuyên ngành Dinh dưỡng ĐH Đông Á.

Toàn cảnh buổi Hội nghị khoa học về dinh dưỡng và sức khoẻ

Là diễn đàn học thuật và nghiên cứu khoa học, hội nghị được diễn ra theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến dưới sự chủ trì của PGS.TS.NGND Phạm Ngọc Khái – Chủ tịch Hội dinh dưỡng Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh – Viện Y học ứng dụng Việt Nam và lãnh đạo ngành Dinh dưỡng Đại học Đông Á, trong đó có hơn 150 người tham dự trực tiếp.

25 báo cáo chuyên đề, trong đó có 16 báo cáo trực tiếp và 9 báo cáo poster đến từ hơn 30 các nhà dinh dưỡng học, nhà nghiên cứu, bác sĩ, giảng viên và sinh viên ngành Dinh dưỡng ĐH Đông Á được trình bày tại 3 phiên làm việc của Hội nghị.

Cần chú ý chất dinh dưỡng trong mâm cơm người Việt trong bối cảnh thực phẩm bẩn tràn lan

Xuyên suốt hội nghị là những phân tích vừa tổng quan vừa chuyên môn sâu ở từng phiên làm việc: Gánh nặng kép về dinh dưỡng ở Việt Nam trong giai đoạn dinh dưỡng chuyển tiếp; quy định hiện hành về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện; các nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng theo độ tuổi và theo trường hợp bệnh lí,... từ đó đưa ra các khuyến nghị, giải pháp cải thiện chất lượng và chế độ dinh dưỡng phù hợp cho từng đối tượng dựa trên y học bằng chứng.

“Chính sách dinh dưỡng cần quan tâm tới tất cả các nhóm đối tượng, các vùng kinh tế; quan tâm cả bệnh viện và cộng đồng, tạo chính sách dinh dưỡng chủ động dự phòng từ cộng đồng đến bệnh viện cũng như chính sách dinh dưỡng hỗ trợ điều trị từ bệnh viện đến cộng đồng”, PGS.TS.NGND Phạm Ngọc Khái – Chủ tịch Hội dinh dưỡng Việt Nam chia sẻ trong phần trình bày tham luận “Gánh nặng kép về dinh dưỡng ở Việt Nam trong giai đoạn dinh dưỡng chuyển tiếp: Thực trạng, một số nguyên nhân và đề xuất”.

Tham dự và phát biểu tại Hội nghị, ông Võ Thu Tùng - Phó Giám đốc Sở Y tế TP. Đà Nẵng nhận định: “Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, mô hình bệnh tật cũng đã và đang dịch chuyển từ tỉ lệ cao các bệnh lí nhiễm trùng chuyển sang tỉ lệ cao các bệnh lí không lây nhiễm. Bên cạnh gánh nặng kép về dinh dưỡng, chúng ta cũng đang bị tấn công bởi rất nhiều loại hình thực phẩm tràn ngập trên thị trường thực phẩm Việt Nam. Đồng thời cũng đang đối mặt với một sự dịch chuyển rất lớn từ nhu cầu của người dân, đó là nhu cầu từ “ăn no mặc ấm” sang “ăn ngon mặc đẹp”. Chính vì “ngon miệng” nên hàm lượng lí trí trong việc ăn ngon là rất ít, có thể dễ dẫn đến hoặc thiếu hoặc thừa dinh dưỡng và nguy cơ rối loạn chuyển hoá trong cơ thể mỗi người. Hội nghị là hoạt động cần thiết trong bối cảnh hiện nay, và cũng là diễn đàn quan trọng để các nhà khoa học, các cán bộ y tế, đặc biệt là các bạn sinh viên trao đổi kinh nghiệm và học tập lẫn nhau.”

Cũng theo thống kê từ Viện dinh dưỡng, tỉ lệ người thừa cân, béo phì, người mắc các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng ngày càng gia tăng; tỉ lệ suy dinh dưỡng và nạn đói tiềm ẩn do thiếu vi chất dinh dưỡng và suy dinh dưỡng vẫn song song tồn tại. Thêm vào đó, thời gian gần đây, tình hình ngộ độc thực phẩm tập thể và đơn lẻ diễn ra ở nhiều tỉnh thành với các mức độ khác nhau, trong đó nhiều vụ đã có tử vong. “Trải qua hơn hai năm đại dịch Covid-19, và trong cảnh đại dịch phức tạp thì việc áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng với rèn luyện thể lực để tăng cường sức đề kháng của cơ thể là rất cần thiết. Việc trao đổi, cập nhật kiến thức về dinh dưỡng, thực phẩm với phòng bệnh dựa vào y học bằng chứng tại hội nghị sẽ đúc kết được những giá trị khoa học và ứng dụng triệt để vào thực tế để có những kết quả tốt đẹp cho một tương lai người Việt trí tuệ, cao lớn và khoẻ mạnh.”, TS. Đỗ Trọng Tuấn – Phó Hiệu trưởng thường trực ĐH Đông Á chia sẻ tại hội nghị.

Thành Long
Bài viết cùng chủ đề: Thực phẩm bổ dưỡng

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội ở mức cao trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Thuốc lá gây ra 28 nhóm bệnh khác nhau

Người trẻ tranh thủ 'làm mát cơ thể' trước mùa deadline cuối năm

Không bắt buộc xét nghiệm nồng độ cồn 100% khi khám sức khỏe lái xe

Giải Golf Suntory PepsiCo gây quỹ gần 3 tỷ đồng cho bệnh nhi ung thư

Quảng cáo thổi phồng 'trị đái tháo đường bằng 1 liệu trình' lừa dối người bệnh

Hà Nội: Thu hồi thuốc viên nén Prednisolon 5mg vì vi phạm chất lượng sản phẩm

Bộ Y tế trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Thầy thuốc trẻ ứng dụng AI tư vấn, khám bệnh cho hơn 1,1 triệu người dân

Thủ tướng yêu cầu 6 tháng tới hoàn thành Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai cơ sở 2

Vướng mắc khiến thiếu thuốc, vật tư y tế, Bộ Y tế họp khẩn với 300 đơn vị

Làm gì giúp tân sinh viên giảm căng thẳng, vui đến trường mỗi ngày?

Loạn 'lang băm', 'thần y' quảng cáo bài thuốc gia truyền trên mạng xã hội

Tháng 10, cả nước xảy ra 1.850 vụ tai nạn giao thông

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Nâng cao nhận thức cộng đồng, đẩy lùi ‘gánh nặng’ viêm màng não

Bộ Y tế giải trình việc thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế bác thông tin 'sử dụng muối i-ốt gây bệnh cường giáp'

Nhiều nước đã cấm thuốc lá điện tử: Chuyên gia khuyến nghị gì cho Việt Nam?

TP. Hồ Chí Minh: Phòng khám Mary và hàng loạt cơ sở bị tước giấy phép khám chữa bệnh