Cần "liều thuốc đặc trị" căn bệnh lạm thu gây nhức nhối trong ngành giáo dục

Cứ vào đầu năm học mới, tình trạng nhà trường lạm thu lại xảy ra gây bức xúc dư luận. Ngành giáo dục cần có liều thuốc đặc trị, để chữa “căn bệnh" này.
Lạm thu đầu năm: Vì sao năm nào cũng tái diễn? Đã có báo cáo xác minh việc “lạm thu” tại Trường THPT Thanh Miện III (Hải Dương)

Mới đây, dư luận xôn xao trước câu chuyện của anh Hoàng Xuân Toàn (39 tuổi, trú tại huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội) bức xúc về việc Trường THPT Lạc Long Quân thông báo sẽ “từ chối công tác giáo dục” với con gái anh Toàn, nếu anh không đến làm việc trước 29/9/2023 để làm rõ ý kiến nói trường “không trung thực và không tôn trọng ý kiến phụ huynh”.

Sở dĩ có câu chuyện này là vì sau khi nghe trưởng ban phụ huynh lớp chia sẻ băn khoăn về thu, chi các khoản trong trường, thông báo dừng giữ vị trí này vì "trường gây sức ép"¸ anh Toàn bày tỏ ý kiến như trên trong nhóm zalo của lớp. Cách hành xử trên của phía nhà trường đã vấp phải phản ứng gay gắt từ dư luận và đích thân người đứng đầu ngành giáo dục Hà Nội phải lên tiếng, yêu cầu nhà trường tiếp tục cho con anh Toàn theo học.

Câu chuyện bức xúc của anh Toàn có lẽ cũng giống với nhiều bậc phụ huynh khác trên cả nước. Dù mới bước vào đầu năm học 2023-2024, thế nhưng, hàng loạt câu chuyện lùm xùm xảy ra xoay quanh việc các trường học lạm thu, rồi hiệu trưởng bị nhắc nhở và buộc phải trả lại tiền cho phụ huynh…

Trước đó, tại Trường THCS Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội) phát ra bản dự kiến chi tiêu, với tiền quỹ cha mẹ học sinh lên đến hơn nửa tỷ đồng. Sau khi phụ huynh phản ánh, nhà trường đã phải trả lại toàn bộ kinh phí đã vận động của phụ huynh và hiệu trưởng ngôi trường này cũng đã bị phê bình. Hay như tại Trường THCS Nguyễn Trãi (TP. Chí Linh, Hải Dương), cũng xảy ra tình trạng lạm thu gần 3,8 triệu đồng/học sinh ngay đầu năm học. Sau đó, các ngành chức năng vào cuộc và yêu cầu phía nhà trường trả lại cho phụ huynh một số khoản thu chưa đúng quy định như: Mua loa đài, bàn ghế, ti vi...

Trên đây chỉ là điểm lại số ít trong rất nhiều địa phương xảy ra tình trạng trường học lạm thu đầu năm. Mặc dù năm nào ngành giáo dục các địa phương cũng có nhiều văn bản quán triệt, nhưng tình trạng lạm thu vẫn xảy ra, thậm chí ngày càng lộ liễu và số tiền thu chi năm sau còn “khủng” hơn năm trước. Không quá khi nói, đây là "căn bệnh" nan y mà ngành giáo dục cần phải có thuốc đặc trị. Vậy, nguyên nhân vì sao cứ bước vào đầu năm học, nhà trường lại coi học sinh là cái “mỏ” và cứ... đến hẹn lại thu?

Cần
Ngành giáo dục cần chữa "căn bệnh" lạm thu xảy ra đầu năm học. (Ảnh minh họa)

Có thể thấy, nguyên nhân chính là bởi năm nào cũng có các trường học lạm thu bị “điểm tên”, thế nhưng hình thức xử lý những trường hợp đó dường như còn quá nhẹ. Có chăng, người đứng đầu là hiệu trưởng cũng chỉ là bị phê bình, rồi sau đó lại rút dài sợi dây kinh nghiệm, vì thế đã không đủ sức răn đe hay tác động đến nhà trường, ban giám hiệu, giáo viên.

Không ít phụ huynh đặt câu hỏi, số tiền mà nhà trường lạm thu đầu năm liệu có sử dụng đúng mục đích hay không? Nói là đầu tư cơ sở vật chất, nhưng tại sao hầu như năm nào cũng thay mới? Những đồ bị cho là cũ, phải thay mới ấy liệu còn sử dụng được hay không và lý do vì sao phải thay mới? Câu chuyện này có lẽ cần phải làm rõ, bởi việc này vừa tiết kiệm tránh lãng phí, vừa không để xảy ra điều tiếng xấu xí là nguyên nhân khiến nhà trường phải lạm thu. Tất cả những câu hỏi này có lẽ phải dành cho các cơ quan quản lý của ngành giáo dục.

Lý giải về điều này, cũng có ý kiến phản biện rằng, việc đóng góp của phụ huynh là tự nguyện, việc xã hội hóa là tốt và mục tiêu cuối cùng đều nhằm nâng cao chất lượng dạy các em học sinh. Tuy nhiên, quy định đã có, các nhà trường không thể biện minh ra các lý do là vì cơ sở vật chất cũ, thiếu thốn, hay việc có “điểm mù” trong những quy định hướng dẫn về thu chi khiến nhà trường luôn phải “đi trên dây”.

Đừng trách rằng tại sao lúc lấy ý kiến phụ huynh đều đồng ý và không phản đối gì, nhưng sau đó lại “khóc” trên mạng xã hội. Cũng dễ hiểu, bởi con em họ còn đang theo học ở nhà trường, họ sợ rằng nếu lên tiếng sẽ ảnh hưởng đến việc học của con mình, thực tế cũng đã xảy ra... Nếu có, nhà trường hãy tự trách chính mình rằng tại sao quy định về thu chi đã có, mà nhà trường vẫn “đè” các bậc phụ huynh ra để thu. Thực tế đâu phải là gia đình các em học sinh ai cũng có điều kiện về kinh tế để “gánh” được những khoản phí vô lý đấy. Đó là chưa kể những phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn, đang có 2-3 con em ở độ tuổi đến trường phải “còng lưng” để lo chi phí sinh hoạt gia đình, cho con cái ăn học.

Về phía nhà trường, hiệu trưởng là người phải chịu trách nhiệm cao nhất vì là chủ tài khoản, việc thu chi các khoản đầu năm học đều có trong kế hoạch chi tiêu nội bộ được thông qua trong hội nghị công chức viên chức đầu năm học. Nếu việc thu chi không rõ ràng, công khai minh bạch, thì hiệu trưởng phải bị xử lý theo pháp luật quy định!.

Vì thế, chỉ có việc quy trách nhiệm cho người đứng đầu là hiệu trưởng nhà trường, thì may ra mới ngăn chặn được tình trạng lạm thu đầu năm học. Nếu không, căn bệnh nan y "đến hẹn lại thu" vẫn cứ diễn ra. Sau mỗi vụ việc lùm xùm xảy ra, các cơ quan quản lý lại thành lập đoàn kiểm tra, nghe báo cáo, họp giải trình, trả lại tiền đã thu, nhắc nhở, quán triệt… rồi đâu lại vào đấy, cứ đầu năm học mới lại thu. Bởi vậy, việc xử lý các trường hợp vi phạm cần phải quyết liệt, tránh theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” hay “đánh trống bỏ dùi”, tạo tiền lệ cho vi phạm tiếp diễn.

Nói như ông Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hà Nội Trần Thế Cương, nếu để xảy ra lạm thu sẽ quy trách nhiệm hiệu trưởng các nhà trường. Thậm chí, hành vi lạm thu nếu có sẽ bị chuyển cơ quan điều tra làm rõ, xử lý. Hầu hết các chuyên gia và nhất là các phụ huynh đều bày tỏ sự ủng hộ quan điểm trên. Đồng thời, họ chờ đợi các cơ quan quản lý, đặc biệt là ngành giáo dục sẽ xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, lạm thu không chỉ ở Hà Nội mà còn ở các tỉnh thành phố khác trên cả nước như thế nào trong thời gian tới!?.

Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định các khoản trường học không được phép thu của phụ huynh bao gồm: Bảo vệ cơ sở vật chất, đảm bảo an ninh nhà trường; trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh trường, lớp; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học của trường, lớp; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng trường, lớp…
Hà Cường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tin cùng chuyên mục

McDonald

McDonald's 'câu khách' từ câu chuyện thương tâm của Mèo Béo, nghĩ về văn hóa kinh doanh

Lan truyền clip nhạy cảm trên mạng xã hội: Xin đừng vô cảm!

Lan truyền clip nhạy cảm trên mạng xã hội: Xin đừng vô cảm!

Du lịch "lột xác" và câu chuyện từ xứ Thanh

Du lịch "lột xác" và câu chuyện từ xứ Thanh

Góp tiền tổ chức lễ tri ân thầy cô: Đừng "biến tướng" chạy theo hình thức, lãng phí

Góp tiền tổ chức lễ tri ân thầy cô: Đừng "biến tướng" chạy theo hình thức, lãng phí

‘Hành quân xuyên Việt’ hay câu view bán hàng?

‘Hành quân xuyên Việt’ hay câu view bán hàng?

Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Những nỗi đau không thể bù đắp

Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Những nỗi đau không thể bù đắp

Nỗi oan bà bán dứa và hệ luỵ từ những thông tin

Nỗi oan bà bán dứa và hệ luỵ từ những thông tin ''một nửa sự thật''

Ai sẽ hưởng lợi khi cổ xuý trào lưu xuyên tạc ‘điện mặt trời 0 đồng’?

Ai sẽ hưởng lợi khi cổ xuý trào lưu xuyên tạc ‘điện mặt trời 0 đồng’?

Ai đứng sau luận điệu xuyên tạc về điện mặt trời dư thừa nhưng sai quy hoạch?

Ai đứng sau luận điệu xuyên tạc về điện mặt trời dư thừa nhưng sai quy hoạch?

Kiểm soát chất lượng dịch vụ, “đòn bẩy” nâng hạng cạnh tranh du lịch

Kiểm soát chất lượng dịch vụ, “đòn bẩy” nâng hạng cạnh tranh du lịch

Thiếu hụt nước sinh hoạt mùa hạn mặn: Đã đến lúc người dân cần chủ động ứng phó

Thiếu hụt nước sinh hoạt mùa hạn mặn: Đã đến lúc người dân cần chủ động ứng phó

Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị

Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị

Vì sao cơ quan soạn thảo đề xuất điện dư phát lên lưới giá 0 đồng?

Vì sao cơ quan soạn thảo đề xuất điện dư phát lên lưới giá 0 đồng?

Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

Vàng ế và bài toán nguồn cung cho thị trường vẫn chưa chốt lời giải

Vàng ế và bài toán nguồn cung cho thị trường vẫn chưa chốt lời giải

Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Yên Bái: Bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động

Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Yên Bái: Bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động

Cần nghiêm khắc hơn nữa đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội tung tin bịa đặt về lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Cần nghiêm khắc hơn nữa đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội tung tin bịa đặt về lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Xung đột chính trị căng thẳng và nỗi lo đơn hàng của doanh nghiệp Việt

Xung đột chính trị căng thẳng và nỗi lo đơn hàng của doanh nghiệp Việt

Cơ hội tham gia chuỗi cung ứng: Cái khó bó cái khôn

Cơ hội tham gia chuỗi cung ứng: Cái khó bó cái khôn

Quyết liệt các giải pháp để sớm bình ổn thị trường vàng

Quyết liệt các giải pháp để sớm bình ổn thị trường vàng

Xem thêm