Thứ bảy 28/12/2024 03:25

Cần chú trọng phát triển công nghiệp điện trong Quy hoạch tổng thể quốc gia

Đại biểu Quốc hội cho rằng, trong Quy hoạch tổng thể quốc gia cần chú trọng đến việc xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp điện.

Sáng 6/1, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khoá XV, Quốc hội thảo luận ở tổ về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí - đoàn Hà Nội phát biểu tại phiên họp

Quy hoạch tổng thể quốc gia lần đầu được xây dựng theo quy định của Luật Quy hoạch; cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội đất nước thời kỳ 2021-2030, các nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Quốc hội... về phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong thời gian tới.

Theo các đại biểu, xây dựng Quy hoạch tổng thể quốc gia là một việc chưa có tiền lệ, rất mới, rất khó; chuyện phân định giữa nội dung, nội hàm của quy hoạch quốc gia để không chồng lấn với những quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch địa phương cũng chưa có tiền lệ nên cũng có những khó khăn nhất định.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí - đoàn TP. Hà Nội đánh giá cao cơ quan soạn thảo đã rất công phu, khoa học khi xây dựng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trong đó, Quy hoạch đề cập đến không gian biển cho các ngành lĩnh vực có nhu cầu sử dụng không gian biển. Tuy nhiên, lại không đề cập đến ngành công nghiệp điện (điện gió, điện mặt trời).

Theo ông Nguyễn Anh Trí, thực tế ở Việt Nam có rất nhiều đảo có tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp điện này. Vì thế, trong Quy hoạch cần chú trọng đến việc xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp điện ra sao, quy hoạch thế nào?

Đồng thời, có quy hoạch tổng thể để phát triển ngành thủy hải sản; quy hoạch không gian phát triển của các đảo, hải đảo không chỉ để phát triển kinh tế mà còn bảo đảm an ninh quốc phòng. Bên cạnh đó, làm nào để hậu cần nghề cá phát triển tại các đảo để giúp ích cho phát triển lĩnh vực này.

Cũng theo đại biểu đoàn Hà Nội, việc quy hoạch biên giới quốc gia cũng như định hướng phát triển cửa khẩu biên giới có ý nghĩa rất quan trọng. Tuy nhiên, Quy hoạch cần hướng đến việc tạo điều kiện cho người dân sinh sống, làm việc gần biên giới càng tốt, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Điều quan trọng nhất là giúp người dân sống đoàn kết và cùng nhau bảo vệ chủ quyền biên giới hòa bình, an toàn. Để làm được điều đó, Chính phủ cũng như các bộ, ngành liên quan cần dành nhiều nguồn lực ưu tiên hơn nữa cả về đầu tư cơ sở hạ tầng đến cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển về mọi mặt cho người dân sinh sống tại các vùng biên.

Quan tâm đến Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đại biểu Tạ Đình Thi - đoàn Hà Nội cho biết, đây là lần đầu tiên triển khai Quy hoạch này ở Việt Nam nhưng cơ quan chủ trì soạn thảo đã làm việc rất công phu, khoa học.

Tuy nhiên, theo đại biểu, việc triển khai thực hiện Quy hoạch ra sao cho hiệu quả mới là vấn đề các đại biểu cũng như người dân quan tâm. Đồng thời, Quy hoạch cần chú trọng đến việc phát huy các nguồn lực của nền kinh tế, hướng đến phát triển “nền kinh tế số”, “nền kinh tế xanh”; định hướng phát triển không gian biển…

Đại biểu Hoàng Văn Cường - đoàn Hà Nội đánh giá cao các nội dung được đề cập trong Quy hoạch, song đại biểu cho rằng đây là quy hoạch quốc gia nhưng vẫn mang “hình hài” của một tỉnh, thành nào đó, chưa cụ thể hóa được chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mang tầm quốc gia.

Cụ thể, các thành phần kinh tế “độc lập, tự chủ, tự cường” thì dựa vào đâu để phát triển, chủ thể tham gia ở đây là ai? Định hướng phân bổ các thành phần kinh tế và tham gia vào nền kinh tế quốc gia như thế nào? Những vấn đề này chưa được đề cập trong Quy hoạch nên cơ quan chủ trì soạn thảo cần làm rõ.

Đại biểu cũng cho rằng, trong Quy hoạch cần làm rõ từng ngành kinh tế thì các sản phẩm cần phát triển cụ thể là gì; ngành nào là xương sống của nền kinh tế và chúng ta cần ưu tiên cho ngành nào, việc phân bổ nguồn lực ra sao để hình thành các vùng trọng điểm kinh tế.

Về vấn đề kinh tế biển, đại biểu Hoàng Văn Cường quan tâm đến việc phát triển ngành du lịch biển của Việt Nam, theo đó cần tạo sự khác biệt so với các quốc gia trong khu vực để thu hút khách du lịch. Cùng với đó, cần chú trọng quy hoạch các cảng - hải cảng ven biển để trở thành nơi thu hút phát triển kinh tế, du lịch.

Quỳnh Nga - Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai: Ưu tiên đảm bảo cung cấp điện toàn hệ thống dịp lễ, Tết

Bộ Công Thương lấy ý kiến về các văn bản liên quan đến giá và vận hành thị trường điện

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Hiện thực hóa 4 quy hoạch ngành quốc gia: Khơi thông nguồn lực phát triển đất nước

Đóng điện Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống

EVNNPT đóng điện đường dây 220kV Rạch Giá 2 - Kiên Bình mạch 2

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Nam Cấm

70 năm ngành điện Việt Nam và sứ mệnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Bộ Công Thương rốt ráo chuẩn bị đưa Luật Điện lực vào thực thi

EVN tiếp tục nâng cao chất lượng kinh doanh, dịch vụ khách hàng năm 2025

Tăng cường cấp điện cho Hà Nội qua dự án truyền tải điện hơn 1.600 tỷ đồng

Công ty Điện lực Cao Bằng: Lan tỏa nghĩa tình ngành điện

Chỉ thị của Bộ Công Thương về bảo đảm cung cấp điện trong các dịp Lễ, Tết và năm 2025

EVNGENCO2 tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư với các dự án, nhà máy điện tại Lào

Tuyên Quang: Hoàn thành các công trình điện, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương

Xuất xưởng máy biến áp 500kV lớn nhất do Việt Nam sản xuất

EVNNPT tăng cường khả năng truyền tải điện cho nhiều tỉnh miền Trung - Nam

Hội nghị Người lao động EVNGENCO2 năm 2024: Phát huy quyền dân chủ của người lao động

Gỡ vướng năng lượng tái tạo: Doanh nghiệp đánh giá cao 6 nhóm giải pháp của Bộ trưởng Bộ Công Thương