Thứ ba 26/11/2024 16:22

Cần chiến lược cho nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam

Phụ thuộc 70-85% nguồn nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN) dẫn đến giá TACN trong nước luôn cao hơn mặt bằng chung của thế giới, khiến sản phẩm thịt, trứng, sữa sản xuất trong nước chịu lép vế về giá so với hàng nhập khẩu cùng loại. Đã đến lúc Việt Nam cần có một chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu TACN trong nước một cách căn cơ, bài bản.

Ngày 12/8, Văn phòng Nông nghiệp, Đại sứ quán Hoa Kỳ (USDA) và Tổ chức CropLife Châu Á (CLA) đồng phối hợp với Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam (VIPA) tổ chức hội thảo trực tuyến với chủ đề “Tìm giải pháp bổ sung nguồn cung cấp nguyên liệu TACN tại Việt Nam”.

Nhập khẩu TACN tăng mạnh

Phát biểu mở đầu hội thảo, bà Sarah Gilleski- Quyền Tham tán Nông nghiệp tại Đại sứ quán Hoa Kỳ- cho biết: Hội thảo này tập trung vào việc chia sẻ các thông tin về nhu cầu, nguồn cung ứng các loại nguyên liệu TACN thiết yếu; dự báo thị trường nguyên liệu TACN và giới thiệu về ứng dụng công nghệ sinh học trong việc sản xuất nguyên liệu TACN chất lượng cao. Hội thảo cũng nhằm giới thiệu các lợi ích và thách thức trong việc ứng dụng cây trồng công nghệ sinh học như một công cụ và cách tiếp cận đổi mới để tăng năng suất cây trồng, thu nhập cho người nông dân và bổ sung nguồn cung cấp TACN cho thị trường trong nước.

Hội thảo được tổ chức trong bối cảnh nhu cầu về nguyên liệu TACN tại Việt Nam ngày càng tăng; đồng thời ngành chăn nuôi đang phải đối mặt với nhiều thách thức do sự bùng phát của đại dịch Covid-19

Ông Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch VIPA đánh giá: Là ngành kinh tế, kỹ thuật quan trọng, trong 10 năm gần đây, ngành chăn nuôi Việt Nam đã đạt được sự tăng trưởng rất ấn tượng, bình quân 5-6%/năm. Trong đó, ngành gia cầm có sự tăng trưởng nhanh nhất, đạt bình quân 7-8%/năm về đầu con và 11-12% về sản lượng thịt, trứng. Cùng với sự tăng trưởng của ngành chăn nuôi, ngành sản xuất TACN ở Việt Nam cũng đã tăng trưởng ngoạn mục, đạt bình quân 13-15%/năm. Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 10 thế giới và số 1 khu vực Đông Nam Á về sản lượng TACN công nghiệp.

Tuy nhiên, ngành TACN công nghiệp nước ta vẫn phải phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Nếu như năm 2019, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu TACN là 6,862 tỷ USD, thì trong 2020 là 7,162 tỷ USD với lượng trên 20 triệu tấn. Và 5 tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu TACN đã là 3,903 tỷ USD, tăng 55% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguyên nhân lượng nhập khẩu nguyên liệu TACN của nước ta lớn như vậy và không ngừng gia tăng là do mỗi năm, ngành nông nghiệp trong nước chỉ có thể cung cấp tối đa 4,5 -5 triệu tấn ngô hạt, 4 triệu tấn cám, 4 triệu tấn sắn làm thức ăn chăn nuôi, trong khi nhu cầu hàng năm cần tới 26-27 triệu tấn các loại, chủ yếu 2 là ngô, đậu tương, lúa mỳ, dầu động thực vật (vốn không phải là các loại cây trồng thế mạnh của Việt Nam).

Khi giá nguyên liệu TACN nhập khẩu gia tăng, thì giá thành sản xuất và giá bán TACN thành phẩm lập tức tăng theo. Từ đó dẫn đến giá TACN trong nước luôn cao hơn mặt bằng chung của thế giới, khiến sản phẩm thịt, trứng, sữa sản xuất trong nước chịu lép vế về giá so với hàng nhập khẩu cùng loại.

Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, năm 2020 giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu tăng 3,75% so với năm 2019. Tuy nhiên,chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2021, tỷ lệ tăng là 36,6% (số sơ bộ) so với cùng kỳ năm trước.

Bà Đinh Thị Thúy Phương- Phó vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê), giá TACN trên thị trường quốc tế biến động, tại thị trường Chicago (Mỹ), 6 tháng đầu năm 2021 bình quân chỉ số giá TACN tăng 49,32% so với cùng kỳ năm trước, trong đó giá đậu tương tăng 65,64%; ngô tăng 71,6%; lúa mỳ tăng 24,41%... ảnh hưởng đến giá TACN trong nước tăng.

Nguyên nhân là do nguồn cung nguyên liệu TACN trên thế giới giảm, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khiến sản lượng một số loại ngũ cốc chính của một số quốc gia sụt giảm; các tác động của đại dịch Covid-19 khiến chi phí vận chuyển tăng khiến giá nhập khẩu nguyên liệu đầu vào sản xuất TACN tăng.

Cần chiến lược phát triển nguồn TACN trong nước

Tại Hội thảo, ông Trần Trọng Nghĩa- Đại diện Hội đồng Ngũ cốc Hoa Kỳ tại Việt Nam- cho biết, những nước đang cung cấp nguồn TACN trên thế giới bao gồm năng lượng (ngô) và protein (đậu tương) cũng là các quốc gia hàng đầu về canh tác và sản xuất cây trồng biến đổi gen (BĐG). Trên thị trường thế giới, không phân biệt đó là ngô được sản xuất từ giống thông thường hay giống BĐG, nếu được phân loại cùng phẩm cấp thì sẽ được xem là như nhau trong quá trình vận chuyển, thương mại và sản xuất TACN. Hiện tại, ngô BĐG đang chiếm tỷ lệ lớn và đóng góp khoảng 75% nguồn cung trên toàn cầu. Báo cáo của AgroMonitor cũng chỉ ra rằng ngô là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nhập khẩu nguyên liệu TACN về cả khối lượng lẫn giá trị.

Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam nhận định, hiện tại năng suất của các giống ngô lai truyền thống đã tới hạn, do đó, việc đưa vào sản xuất các giống ngô BĐG với năng suất cao và khả năng chống chịu tốt hơn đồng thời mở rộng diện tích canh tác ngô sẽ là các giải pháp cơ bản để tăng sản lượng ngô sản xuất trong nước.

Báo cáo phát hành gần đây về “Tác động kinh tế xã hội của ngô BĐG giai đoạn 2015 – 2019 tại Việt Nam” cho thấy ngô BĐG đã giúp tăng năng suất thu hoạch thêm 30,4% so với các giống ngô lai truyền thống. Như vậy nếu mở rộng diện tích gieo trồng các giống ngô này, tiềm năng bổ sung thêm nguồn cung ngô hạt trong chuỗi TACN càng lớn.

Nhu cầu về nguyên liệu TACN của Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Theo dự báo của VIPA, nhu cầu nguyên liệu TACN của Việt Nam sẽ cần khoảng 28- 30 triệu tấn/năm trong 5 năm tới, trị giá 12-13 tỷ USD với mức tăng trưởng trung bình 11 – 12%/năm, trong đó quá nửa sản lượng nguyên liệu TACN (14,5-15,0 triệu tấn) sẽ dành cho ngành gia cầm. Tuy nhiên, nguồn cung và giá nguyên liệu TACN trên thế giới rất khó dự đoán trong thời gian tới, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp trên phạm vi toàn cầu, có thể tiếp tục làm đứt gãy chuỗi sản xuất và cung ứng.

Trước tình trạng đó, theo các chuyên gia, bên cạnh các giải pháp về chính sách thuế, thương mại, đã đến lúc Việt Nam cần có một chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu TACN trong nước một cách căn cơ, bài bản. Theo đó, cần có nhiều giải pháp đồng bộ, mà một trong các giải pháp đó là phát triển các loại cây trồng ứng dụng công nghệ sinh học làm nguyên liệu TACN có năng suất và sản lượng cao nhằm bổ sung thêm nguồn cung nguyên liệu TACN để đáp ứng được nhu cầu và hạ giá thành sản xuất trong nước.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất TACN trong nước cần tối đa hóa nguồn nguyên nhiên vật liệu trong nước và dần thay thế nguyên nhiên vật liệu TACN nhập khẩu. Đồng thời cần hoàn thiện chính sách nhà nước, cơ chế hoạt động của doanh nghiệp sản xuất nguyên nhiên vật liệu đầu vào sản xuất TACN ở Việt Nam.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Công nghệ sinh học

Tin cùng chuyên mục

Giá vàng miếng, giá vàng nhẫn giảm mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay 26/11: Giá dầu thế giới giảm sau tin thỏa thuận ngừng bắn ở Trung Đông

Tọa đàm Xây dựng và phát triển hạ tầng thương mại đồng bộ, hiện đại, hiệu quả: Đâu là giải pháp?

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 26/11/2024: Đồng Yen Nhật biến động trái chiều giữa các ngân hàng thương mại

Giá heo hơi hôm nay 26/11/2024: Miền Bắc và miền Nam biến động trái chiều

Giá bạc hôm nay 26/11/2024: Áp lực bán gia tăng đẩy giá bạc giảm mạnh

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Giá tiêu đồng loạt bật tăng trở lại

Giá cà phê hôm nay 26/11/2024: Giá cà phê trong nước tiếp đà tăng mạnh

Tỷ giá USD hôm nay 26/11/2024: Đồng USD giảm khi lợi suất tăng

Giá xăng dầu hôm nay 26/11/2024: Giá dầu tiếp tục giảm 2 USD/thùng

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Vàng thế giới và trong nước đồng loạt giảm

Giá vàng chiều nay 25/11/2024: Vàng "quay xe" giảm nhẹ

Động lực mới cho ngành logistics và giao dịch hàng hóa tại Việt Nam

Giá bạc tuần qua (18/11 - 22/11/2024): Đi ngang với áp lực lớn của đồng Dollar Mỹ

Giá nông sản hôm nay 25/11/2024: Giá dưa hấu giảm hơn một nửa; giá sầu riêng tiếp tục tăng mạnh

Giá lúa gạo hôm nay ngày 25/11: Nguồn ít gạo thơm chào giá cao, giá lúa đi ngang

Giá vàng thế giới biến động, vàng trong nước đứng yên

Thị trường hàng hóa hôm nay 25/11/2024: Giá dầu thế giới tăng vọt

Giá heo hơi hôm nay 25/11/2024: Một số tỉnh miền Bắc và miền Trung - Tây Nguyên đồng loạt giảm giá

Giá bạc hôm nay 25/11/2024: Bạc chịu áp lực giảm 0,2%