Campuchia tạm dừng nhập khẩu lợn sống từ Việt Nam
Tan Phanra - Cục trưởng Cục Thú y thuộc Bộ Nông nghiệp Campuchia - cho biết Campuchia đang thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt để kiểm tra tất cả lợn nhập khẩu từ những nước có nhiễm vi rút này, nhưng hiện nước này đã cấm hoàn toàn việc nhập khẩu lợn sống. Chính phủ Campuchia cũng cho biết nếu nhận thấy nguồn cung thịt lợn trong nước quá thấp, thì có thể nhập khẩu một ít, nhưng việc kiểm tra vất vả sẽ được thực hiện ở biên giới.
Giấy chứng nhận nhập khẩu sẽ được cấp cho các nhà nhập khẩu được công nhận, nhưng họ vẫn sẽ phải kiểm tra. Các cơ quan chức năng sẽ phối hợp với hiệp hội chăn nuôi và các nhà nhập khẩu để xác định xem thời gian sẽ tạm ngừng nhập khẩu lợn trong bao lâu nữa vì không muốn vi-rút ảnh hưởng đến đàn gia súc ở Campuchia. Campuchia từng nhập khẩu 8.000-9.000 con lợn mỗi ngày từ Thái Lan và Việt Nam, nhưng với việc nhiều nhà chăn nuôi trong nước tham gia kinh doanh, con số này đã giảm xuống.
Tỉnh Banteay Meanchey, giáp với Sa Kaeo của Thái Lan, có lượng heo nhập khẩu nhiều nhất, qua trạm kiểm soát quốc tế tại Poipet. Đài Loan ngày 12/1 cũng cho biết đã cấm thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn từ Thái Lan. Thái Lan trước đó đã cấm xuất khẩu lợn từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 5 tháng 4 trong nỗ lực chấm dứt tình trạng giá thịt lợn tăng vọt tại nước này. Quy mô đàn lợn của Thái Lan đã giảm hơn 30% trong năm qua, khiến nguồn cung thịt lợn giảm và đẩy giá lên.
Các nông dân cho biết ASF là nguyên nhân trong một số trường hợp nhưng các quan chức Bộ Nông nghiệp khẳng định lợn chết là do một loại vi rút khác có tên là hội chứng hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS) gây ra. Sau đó các chuyên gia xác nhận xuất hiện dịch tả lợn châu Phi ở Bangkok. Dịch ASF không gây hại cho người nhưng gây tử vong cho lợn và hiện chưa có vắc xin để điều trị.