Các tỉnh, thành phía Nam: Lên phương án phục hồi kinh tế trong điều kiện bình thường mới

Hiện nay, nhiều tỉnh thành phía Nam như Đồng Nai, Bình Dương, TP, Hồ Chí Minh… đang chuẩn bị các phương án mở cửa sau thời điểm 15/9 để phục hồi kinh tế trong bình thường mới.

Nới lỏng giãn cách, tính toán lộ trình mở cửa nền kinh tế

Tối 9/9, UBND tỉnh Bình Dương đã có công văn hỏa tốc gửi các sở ngành và địa phương về việc khôi phục hoạt động kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới. Trong đó, tỉnh này quyết định cho phép người dân đã tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin phòng Covid-19 sau 14 ngày được tham gia lưu thông. Tuy nhiên, người lao động cần có thêm giấy xác nhận làm việc tại doanh nghiệp để di chuyển từ nơi ở đến nơi sản xuất, khi đi qua các chốt kiểm soát. Những người chưa tiêm vắc xin và người tiêm mũi 1 dưới 14 ngày không được ra đường.

Đối với hộ kinh doanh, cửa hàng buôn bán thực phẩm, dịch vụ ăn uống, bán buôn hàng hóa phục vụ nhu cầu cho người dân, UBND tỉnh Bình Dương giao cho các địa phương căn cứ tình hình cụ thể để quyết định cho phép mở cửa trở lại. Đối với các vùng nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, UBND tỉnh Bình Dương tiếp tục yêu cầu thực hiện các giải pháp khóa chặt “vùng đỏ, điểm đỏ”, nhanh chóng xét nghiệm sàng lọc, bóc tách F0.

Trong khi đó, tại Long An, từ ngày 7/9 vừa qua UBND tỉnh Long An đã quyết định các địa phương gồm thị xã Kiến Tường và các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Đức Huệ, Tân Trụ sẽ bắt đầu giảm mức độ giãn cách xã hội, thực hiện theo chỉ thị 15. Theo chỉ thị 15, các cơ sở dịch vụ nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn uống, giải khát sẽ được hoạt động trở lại nhưng chỉ bán mang về, không bán tại chỗ. Đối với các nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu; cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp, chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ... cũng được hoạt động.

Các tỉnh, thành phía Nam: Lên phương án phục hồi kinh tế trong điều kiện bình thường mới
Các tỉnh, thành phía Nam đang rục rịch mở cửa một số hoạt động trở lại

Riêng với TP. Hồ Chí Minh, do tình hình dịch vẫn còn phức tạp nên các kế hoạch mở cửa kinh tế sau 15/9 đều gắn với thẻ xanh Covid. Nêu cụ thể phương án này, bà Lê Thị Huỳnh Mai - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh cho hay, TP. Hồ Chí Minh dự kiến thực hiện theo 3 giai đoạn phục hồi kinh tế. Trong đó, giai đoạn 1 (dự kiến từ 16/9 đến 31/10), cá nhân, lao động có “thẻ xanh Covid” có thể tham gia các hoạt động (trừ karaoke, vũ trường, quán bar, massage; dịch vụ ăn uống tại chỗ, hoạt động tại các khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao, rạp chiếu phim, trung tâm thương mại). Cá nhân, lao động có “thẻ vàng Covid”, có xét nghiệm âm tính với Covd-19 được tham gia một số lĩnh vực cụ thể…; Giai đoạn 2 (dự kiến từ 31/10/2021 đến 15/1/2022), sẽ mở rộng các hoạt động được phép cho đối tượng có “thẻ xanh Covid”, gồm: trung tâm thương mại; trung tâm tập luyện thể dục thể thao; hoạt động vui chơi giải trí ngoài trời; dịch vụ ăn uống có quy mô nhỏ và đảm bảo giãn cách theo quy định (dưới 20 người); Đến giai đoạn 3 (dự kiến sau 15/1/2022), Thành phố lên kế hoạch mở cửa tất cả các hoạt động của nền kinh tế. Đối với hoạt động karaoke, vũ trường, quán bar, massage, bắt buộc người tham gia phải có “thẻ xanh Covid”.

Với tỉnh Đồng Nai, theo Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Dũng, khi các tỉnh, thành lân cận đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để nới lỏng dần các biện pháp giãn cách sẽ tạo áp lực rất lớn cho tỉnh Đồng Nai bởi tỉnh chưa phủ hết mũi 1 vắc xin cho người dân từ 18 tuổi trở lên. “Nếu TP. Hồ Chí Minh mở cửa thì các địa phương lân cận cũng phải mở để tạo sự đồng bộ. Ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa dữ liệu là ưu tiên hàng đầu hiện nay trong công tác tiêm chủng vaccine. Ngành nào ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, người dân được thụ hưởng sẽ ưu tiên làm trước, trong đó có ngành y tế. Các đơn vị liên quan cần khẩn trương hoàn thành bản đồ An toàn Covid-19 và bản đồ tiêm chủng. Khi đưa vào sử dụng bản đồ phải cập nhật thông tin hằng ngày để người dân có thể sử dụng được ngay”- ông Cao Tiến Dũng cho biết.

Cấp bách hỗ trợ doanh nghiệp

Theo các chuyên gia kinh tế, trước làn sóng dịch thứ 4 kéo dài từ cuối tháng 4/2021 tới nay hàng chục ngàn doanh nghiệp đã phải ngừng sản xuất, rời thị trường do không “trụ” được. Cùng với đó, việc thực hiện giãn cách xã hội cũng dẫn tới nhiều chuỗi cung ứng, sản xuất bị đứt gãy. Tại các địa phương là “tâm chấn” của đại dịch gồm TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An… hầu như không một ngành hay lĩnh vực nào không chịu ảnh hưởng.

Đơn cử với ngành thủy sản, trong một khảo sát gần đây của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), chỉ có 30 - 40% doanh nghiệp có đủ năng lực để phục hồi sản xuất ngay, số còn lại rất khó hoặc cần thời gian dài để khôi phục lại hoạt động sản xuất. Nguyên nhân do chuỗi cung ứng nguyên vật liệu bị dứt gãy, hoặc khó khăn trong vận chuyển; doanh nghiệp bị mất khách hàng do thời gian thực hiện giãn cách quá lâu, không đảm bảo tiến độ giao hàng. Đặc biệt là khó quy tụ lại lực lượng lao động như ban đầu do công nhân chưa được tiêm vaccine nên chưa thể đến cơ sở sản xuất, đã về quê, cách ly, hay đang điều trị Covid…

Tương tự với ngành hàng lúa gạo, ông Phan Văn Có - Giám đốc Marketing Công ty TNHH Vrice chia sẻ rằng, chưa bao giờ doanh nghiệp lúa gạo lại rơi vào tình cảnh khó trăm bề như hiện nay. “Chúng tôi thiếu nhân lực nghiêm trọng và thiếu các phương tiện vận chuyển qua lại giữa các khu vực nên không thể thu mua lúa gạo, cũng không thể đóng hàng xuất khẩu bởi hệ thống đóng rút hàng tại cảng chưa hoạt động”- ông Có nói.

Ngoài khó khăn trên, theo ông Có, doanh nghiệp đã có nhiều hợp đồng xuất khẩu bị hủy, hàng tồn kho tăng cao nhưng chi phí bỏ ra mua hàng trước đó chưa thu hồi lại được, dẫn tới áp lực trả nợ ngân hàng trong thời gian tới là rất lớn.

Chính vì thế, trong lộ trình mở cửa trở lại, các tỉnh, thành phía Nam khẳng định đã có những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp gồm: hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ tổ chức sản xuất, kinh doanh, giảm chi phí và chăm lo đời sống người lao động; hỗ trợ mở rộng thị trường, hỗ trợ về thông tin, đào tạo nguồn nhân lực; hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, chính sách không thể cho đại trà các doanh nghiệp, mà phải dựa vào năng lực của từng doanh nghiệp. Đồng thời phải xem sự hấp thụ chính sách của doanh nghiệp như thế nào. Ngoài ra, cần nâng cao năng lực thích ứng, phải phối hợp liên ngành, liên vùng trên cơ sở thống nhất cơ chế vận hành.

Mai Ca - Thanh Thanh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tập đoàn công nghệ lớn gia tăng hiện diện tại Việt Nam: Cơ hội nào cho ngành điện tử?

Tập đoàn công nghệ lớn gia tăng hiện diện tại Việt Nam: Cơ hội nào cho ngành điện tử?

Việt Nam có lợi thế trong việc thu hút các nhà đầu tư vào ngành điện tử, từ đó giúp các DN trong nước tham gia vào quá trình hoàn thiện chuỗi cung ứng.
Ưu đãi mới, mở dư địa cho phát triển cụm công nghiệp

Ưu đãi mới, mở dư địa cho phát triển cụm công nghiệp

Những ưu đãi hấp dẫn mới có hiệu lực giúp các địa phương thuận lợi trong thu hút đầu tư hạ tầng và đầu tư thứ cấp vào cụm công nghiệp.
Tăng trưởng chưa bền vững, Vĩnh Phúc đẩy mạnh các giải pháp phát triển công nghiệp

Tăng trưởng chưa bền vững, Vĩnh Phúc đẩy mạnh các giải pháp phát triển công nghiệp

Tăng trưởng ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chưa ổn định và thiếu bền vững, do doanh nghiệp khó tiếp cận được đơn hàng lớn và dài hạn.
Quảng Ngãi đề xuất gỡ khó cho phát triển cụm công nghiệp

Quảng Ngãi đề xuất gỡ khó cho phát triển cụm công nghiệp

Vướng mắc trong thực hiện trình tự thủ tục đầu tư hạ tầng khiến Quảng Ngãi gặp khó trong quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Phát triển công nghiệp quốc phòng gắn với mua sắm vũ khí hiện đại, chuyển giao công nghệ mới

Phát triển công nghiệp quốc phòng gắn với mua sắm vũ khí hiện đại, chuyển giao công nghệ mới

Thúc đẩy hợp tác trong phát triển công nghiệp quốc phòng, kỹ thuật quân sự, kết hợp với mua sắm vũ khí, khí tài mới, hiện đại, chuyển giao công nghệ mới...

Tin cùng chuyên mục

Lấy ý kiến dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Lấy ý kiến dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn giai đoạn 2025-2030

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn giai đoạn 2025-2030

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Công ty Nhôm Đắk Nông hoạt động cầm chừng vì thiếu nguyên liệu

Công ty Nhôm Đắk Nông hoạt động cầm chừng vì thiếu nguyên liệu

Đến thời điểm tháng 4/2024, sản lượng quặng nguyên khai tại Nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ (Đắk Nông) giảm mạnh, chỉ bằng 1/6 so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngành than phấn đấu tiêu thụ 5,25 triệu tấn than trong tháng 5/2024

Ngành than phấn đấu tiêu thụ 5,25 triệu tấn than trong tháng 5/2024

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) phấn đấu sản xuất 3,3 triệu tấn than nguyên khai, than tiêu thụ 5,25 triệu tấn trong tháng 5/2024.
Bắc Ninh: Đà suy giảm sản xuất công nghiệp đã ngắn lại

Bắc Ninh: Đà suy giảm sản xuất công nghiệp đã ngắn lại

Mặc dù chưa thể hồi phục về quy mô bình thường nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh trong tháng 4/2024 đã tăng 6,25% so với cùng kỳ.
Đơn hàng tăng trở lại, doanh nghiệp sản xuất vẫn lo

Đơn hàng tăng trở lại, doanh nghiệp sản xuất vẫn lo

Báo cáo PMI ngành sản xuất Việt Nam tăng trở lại trên ngưỡng 50 điểm trong tháng 4 với số lượng đơn đặt hàng mới tăng, nhưng nhiều DN sản xuất vẫn lo âu.
Tăng giải pháp ứng phó sự cố hóa chất

Tăng giải pháp ứng phó sự cố hóa chất

Hóa chất là ngành công nghiệp quan trọng, tuy nhiên với độ “nguy hiểm” cao việc đảm bảo an toàn, nâng cao năng lực ứng phó sự cố hóa chất cần thiết.
Việt Nam sắp tham gia triển lãm về công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Việt Nam sắp tham gia triển lãm về công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Từ ngày 6 - 9/5, Viettel đại diện cho Việt Nam tham dự Hội nghị Quốc phòng châu Á và Hội nghị An ninh Quốc gia châu Á 2024 diễn ra tại Malaysia.
Khuyến công trợ lực cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng

Khuyến công trợ lực cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng

Công tác khuyến công đã và đang hỗ trợ mạnh cho sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng.
Bộ Công Thương lấy ý kiến 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

Bộ Công Thương lấy ý kiến 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

Bộ Công Thương mới đây đã đăng tải toàn văn 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn để lấy ý kiến đóng góp.
Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

So với con số 49,9 điểm hồi tháng 3, kết quả PMI tháng 4/2024 cho thấy sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã được cải thiện.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Thời gian qua Bộ Công Thương đã chủ động nhiều giải pháp, từng bước kiểm soát các nguồn thải trong các ngành công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

54/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong 4 tháng đầu năm là kết quả đáng mừng, chứng tỏ sự hồi phục khá đồng đều của ngành công nghiệp.
Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Trong tháng 4/2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có sự phục hồi tích cực với chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 10,26% so với cùng kỳ.
Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Tháng 4/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ghi nhận phục hồi tích cực, trong đó ngành sản xuất linh kiện điện tử tăng tới 26,86%.
Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Dịp lễ được nghỉ liên tục 5 ngày nhưng để đảm bảo tiến độ đơn hàng, đa số các doanh nghiệp phải sắp xếp lại lịch hoạt động sản xuất.
Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Từ đầu năm tới nay, Nam Định luôn nằm trong top tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước.
Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Đồng được dự báo sẽ quyết định trật tự kinh tế toàn cầu thế kỷ 21 trong bối cảnh nhiều nước đang chạy đua để hoàn thiện quá trình chuyển đổi năng lượng.
2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

Bình Thuận đã đưa ra một số khó khăn và khuyến nghị để phát triển cụm công nghiệp tại địa phương.
4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động