Các nước đang phát triển đứng trước cơ hội được tiếp cận gói tín dụng 400 tỷ đô
MDB tạo nguồn vốn hỗ trợ phát triển toàn cầu
Theo Reuters đưa tin, các lãnh đạo Ngân hàng Phát triển Đa phương đã cam kết hành động trong 5 lĩnh vực quan trọng bao gồm: Giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng, phát triển nông thôn, và các ngành công nghiệp khác có tiềm năng phát triển.
Trong đó, các Ngân hàng Phát triển Đa phương đã thống nhất sẽ cung cấp dư nợ cho vay bổ sung tổng cộng từ 300 - 400 tỷ USD. Cam kết này đặt ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều lời kêu gọi từ những tổ chức quốc tế để tăng cường tài trợ cho các quốc gia đang phát triển. Đặc biệt là những nước đang phải đối mặt với thách thức lớn hơn do tác động của biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của lãi suất toàn cầu tăng cao.
Các quốc gia đang phát triển thường đối mặt với hạn chế tài nguyên cùng tác động của biến đổi khí hậu gây ra nhiều hiểm họa môi trường. Điều này cần các biện pháp phát triển bền vững và hỗ trợ tài chính mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế.
Một người đàn ông chụp ảnh tỷ giá hối đoái trước điểm đổi tiền tại Cairo, Ai Cập. (Ảnh: Reuters) |
Ngoài ra, khi lãi suất toàn cầu tăng cao, các nước đang phát triển thường gặp khó khăn trong việc trả nợ và duy trì sự ổn định tài chính. Do đó, việc tăng cường tài trợ và cung cấp dư nợ cho vay bổ sung từ các tổ chức phát triển đa phương là một biện pháp quan trọng để hỗ trợ các quốc gia đang phát triển vượt qua khó khăn.
Ông Ilan Goldfajn, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ (IDB) khẳng định: “Thông qua việc hợp tác, chúng ta có thể tạo ra giá trị quy mô lớn, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho hàng triệu người và đóng góp vào sự phát triển bền vững toàn cầu. Những nỗ lực này đã mở rộng phạm vi hỗ trợ, mang lại lợi ích lớn hơn cho cộng đồng quốc tế”.
Đồng bộ hệ thống để hỗ trợ có hiệu quả
Sau khi kết thúc cuộc họp mùa xuân của /chu-de/quy-tien-te-quoc-te.topic (IMF) và /chu-de/ngan-hang-the-gioi.topic tại trụ sở của Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ (IDB) ở Washington, Ngân hàng Phát triển Đa phương (MDB) đã thống nhất xây dựng đồng bộ các chính sách tiêu chuẩn, quy trình chung để đảm bảo hiệu quả và minh bạch trong các hoạt động phát triển hệ thống.
Hệ thống này gồm các tổ chức tài chính quốc tế hàng đầu là: Ngân hàng Thế giới (World Bank Group), Ngân hàng Phát triển Mới (New Development Bank), Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (Asian Infrastructure Investment Bank - AIIB), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (European Investment Bank - EIB) và Ngân hàng Phát triển châu Phi (African Development Bank - AfDB) hướng tới thúc đẩy sức mạnh đồng thuận để giải quyết các thách thức về kinh tế trong bối cảnh xã hội phức tạp.
Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ cũng tuyên bố sẽ tăng cường khả năng tài chính qua việc cung cấp các công cụ tài chính đổi mới và thúc đẩy việc chuyển Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế thông qua Ngân hàng Phát triển Đa phương.
Trụ sở chính Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ (IDB) ở Washington, Mỹ. (Ảnh: Reuters) |
Trong đó, các công cụ tài chính đổi mới bao gồm phương thức tài trợ sáng tạo như: Trái phiếu xã hội, quỹ đầu tư xã hội, hay các cơ chế tài trợ đổi mới khác nhằm thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư khác nhau và tăng cường khả năng tài chính của Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ.
Đồng thời, việc thúc đẩy việc chuyển Quyền rút vốn đặc biệt thông qua Ngân hàng Phát triển Đa phương để tạo ra một nguồn lực tài chính mới cho các dự án và chương trình phát triển, giúp cung cấp vốn cho các quốc gia gặp khó khăn một cách hiệu quả hơn. Những nỗ lực này có thể giúp Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ và hệ thống tổ chức tài chính quốc tế khác tăng cường tài chính, mở rộng phạm vi hoạt động phát triển.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Phát triển Đa phương cũng cam kết tăng cường hành động về biến đổi khí hậu. Đây là một bước quan trọng và tích cực trong việc ứng phó với thách thức khí hậu toàn cầu.
Tổ chức này đã đưa ra cách tiếp cận chung nhằm đo lường kết quả của khí hậu trong việc thích ứng và báo cáo tài chính khí hậu để đảm các dự án, chương trình phát triển đáp ứng được các tiêu chí, mục tiêu về chống biến đổi khí hậu. Đồng thời, báo cáo tài chính khí hậu cũng giúp tăng cường minh bạch và trách nhiệm trong việc quản lý nguồn lực tài chính.
Qua trình triển khai kế hoạch, Ngân hàng Phát triển Đa phương có thể đóng góp mạnh mẽ vào việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu để bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Đồng thời, tạo ra các cơ hội mới cho sự phát triển bền vững và thịnh vượng toàn cầu.