Thứ ba 13/05/2025 19:54

Các doanh nghiệp chờ đợi gì ở năm 2023?

Các doanh nghiệp trên toàn cầu đã phải đối mặt với những thách thức to lớn cùng sự thay đổi đáng kinh ngạc trong vài năm qua.

Hậu quả của đại dịch COVID-19, cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine và nhiều vấn đề kinh tế đang diễn ra có thể sẽ là những tác nhân chính, ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của các doanh nghiệp vào năm 2023.

Điều gì đang chờ đợi các doanh nghiệp ở phía trước?

Năm mới đang đến, có lẽ đã đến lúc một lần nữa chúng ta lấy quả cầu pha lê ra và nhìn vào tương lai…

Làn sóng sa thải và định hình lại thị trường lao động

Năm 2022, một làn sóng sa thải khủng khiếp trong các công ty công nghệ. Điều này được dự đoán có thể sẽ còn diễn ra.

Một làn sóng sa thải lớn tại các công ty công nghệ toàn cầu.

Twitter đã sa thải 2/3 nhân sự và hàng nghìn nhà thầu bên ngoài đã được chuyển giao cho ban quản lý mới. Bên cạnh đó, nhiều công ty công nghệ khác cũng đang tiến hành thu hẹp quy mô: Meta đã sa thải 13% nhân viên của mình, tức là hơn 11.000 người và kéo dài thời gian đóng băng tuyển dụng cho đến tháng 3 năm sau. Cùng với đó, Amazon cũng có kế hoạch sa thải 10.000 nhân viên, chiếm khoảng 3% lực lượng lao động của “gã khổng lồ” thương mại điện tử. Ở chiều hướng ít hơn, Salesforce đang lên kế hoạch sa thải 2.500 nhân viên trên toàn công ty, trong khi Google cũng chuẩn bị sa thải 10.000 người.

Đây là một số trong số ít ví dụ hàng đầu. Các công ty thường giải thích các chính sách như vậy bởi vì việc tuyển dụng quá nhiều trong thời kỳ vốn rẻ và không sẵn sàng các phương án cho thực tế mà họ gặp phải. Tuy nhiên, việc thu hẹp quy mô có thể tiếp tục diễn ra và sẽ định hình lại thị trường lao động toàn cầu trong năm tới. Những nhân sự lành nghề có thể sẽ dễ dàng tìm được việc làm mới, nhưng tình hình có thể sẽ phức tạp hơn rất nhiều với những người mới khi các công ty đóng băng tuyển dụng và cắt giảm ngân sách.

Hết thời “tiền rẻ”

Việc gây quỹ cho các công ty khởi nghiệp có thể sẽ trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Theo báo cáo của Crunchbase, nguồn tài trợ khởi nghiệp ở Bắc Mỹ giảm 25% và châu Âu giảm 38% so với cùng kỳ 2 năm trước. Trong khi đó, tài trợ toàn cầu cũng sụt giảm 23% so với cùng kỳ, đánh dấu mức thụt lùi đáng kể nhất trong vòng một thập kỷ vừa qua.

Có thể nói, thời kỳ “tiền rẻ” đã đi qua và sự suy thoái tài trợ sẽ dẫn đến bối cảnh khởi nghiệp còn bị thu hẹp hơn nữa. Nhiều khả năng, chúng ta sẽ phải chứng kiến sự sụt giảm lớn trong các dự án mới ra mắt, ít nhất là trong một thời gian dài phía trước.

Lạm phát và các vấn đề về chuỗi cung ứng có thể sẽ tiếp diễn

Thật không may, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ kéo dài trong suốt năm 2023. Cuộc xung đột hiện tại giữa Ukraine và Nga đã không giúp ích gì cho sự ổn định của chuỗi cung ứng, mà còn làm trầm trọng thêm những vấn đề này.

Năm 2023, các doanh nghiệp có thể vẫn phải đối mặt với sự gián đoạn trầm trọng của chuỗi cung ứng và tác động của lạm phát.

Trong tương lai, các doanh nghiệp có thể sẽ phải đối mặt với sự gián đoạn trầm trọng của chuỗi cung ứng và tác động của lạm phát. Trong điều kiện kinh tế đầy rủi ro như vậy, điều quan trọng là các doanh nghiệp phải xác định được mức độ tổn thương từ các hoạt động của mình trước những thách thức bất chợt nói trên. Bằng cách đó, họ sẽ ở một vị trí tốt hơn để giảm thiểu hoặc loại bỏ hoàn toàn khả năng bị tổn thương.

Kinh doanh bền vững vẫn là nền tảng

Thế giới ngày nay đang thức dậy trước những tác động của thảm họa khí hậu, chúng đặt ra một thách thức lớn hơn bất cứ điều gì nhân loại đã trải qua trong những thập kỷ gần đây. Điều này cũng đang thúc đẩy sự quan tâm của các nhà đầu tư và người tiêu dùng trong việc tương tác và lựa chọn các doanh nghiệp có thông tin xác thực về môi trường và xã hội.

Vào năm 2023, các doanh nghiệp sẽ phải nỗ lực một cách có ý thức để đảm bảo rằng các quy trình về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) là trọng tâm trong chiến lược của họ. Các doanh nghiệp buộc phải xác định và đo lường tác động của mình đối với xã hội và môi trường. Sau đó, họ có thể chuyển sang cải thiện tính minh bạch, báo cáo phát triển bền vững và trách nhiệm giải trình. Mỗi doanh nghiệp sẽ phải tạo ra một khuôn khổ với các mục tiêu rõ ràng về cách giảm tác động tiêu cực của nó.

Cuối cùng là

Cuối cùng, 12 tháng tới sẽ kiểm tra năng lực thực sự của các doanh nghiệp, những người chơi không đáp ứng được sự kỳ vọng hiện đại về nhân sự và môi trường kinh doanh có nguy cơ sẽ bị bỏ lại phía sau. Tiến bộ và phát triển bền vững có thể sẽ là khẩu hiệu cho năm 2023.

diendandoanhnghiep.vn
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường lao động

Tin cùng chuyên mục

Đảng bộ BSR: Dấu ấn bản lĩnh qua từng chặng đường phát triển

EVNHANOI đẩy mạnh số hóa, nâng trải nghiệm người dùng điện

Nghị quyết 68: Dấu mốc phát triển kinh tế tư nhân

Sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia góp phần tạo dựng uy tín vững chắc của doanh nghiệp

Tập đoàn TH chính thức vận hành Nhà máy chế biến sữa tươi sạch tại Nga

Opella chuyển mình mạnh mẽ, hướng tới tự chăm sóc sức khỏe chủ động

Vinpearl ký kết MoU với 4 hãng lữ hành lớn của Nga

TTC AgriS đồng hành cùng Quốc gia: Hợp tác chiến lược với Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Cộng đồng doanh nghiệp Hà Nội sẵn sàng cho kỷ nguyên mới

TTC Plaza Đà Nẵng cất nóc, bàn giao khối đế thương mại

Công nghệ số, cơ hội tạo cú nhảy vọt cho doanh nghiệp

VIMC - Ba thập kỷ vượt sóng vươn xa

Công ty Royal Distribution chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp

Nutifood chuẩn bị ra mắt thương hiệu sữa cao cấp toàn cầu

PC Đắk Nông: Nâng cao năng lực ứng phó thiên tai

Tổng giám đốc EVNCPC thăm tặng quà người lao động

EVNCPC có 5 sáng kiến được công nhận cấp Tập đoàn

TSHPCo: Đẩy mạnh đào tạo chuyên môn sâu về thuỷ điện

VEAM: 35 năm 'giữ lửa' ngành cơ khí Việt Nam

BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM