Thứ tư 07/05/2025 06:02

Các chuỗi cung ứng toàn cầu cần 100 nghìn tỷ USD để đạt được mục tiêu khí hậu

Các chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ cần khoản đầu tư ước tính 100 nghìn tỷ USD để đạt được mục tiêu không phát thải carbon của thế giới trong ba thập kỷ tới. Đó là kết quả nghiên cứu mới của HSBC Holding Plc và Tập đoàn Tư vấn Boston vừa công bố, cho thấy các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ chiếm tới một nửa mức đầu tư đó.

Nhiều tổ chức đã bắt đầu nhanh chóng giải quyết lượng phát thải trực tiếp của họ, nhưng vẫn chưa đủ để giảm lượng khí thải gián tiếp, bao gồm cả lượng khí thải phát sinh từ các nhà cung cấp, cũng như việc sử dụng và thải bỏ các sản phẩm.

Theo nghiên cứu, chuỗi cung ứng chiếm gần 80% lượng khí thải carbon của thế giới, tập trung vào hai ngành công nghiệp - lĩnh vực dệt may bị phân mảnh cao và nhóm các nhà sản xuất ô tô toàn cầu tập trung hơn. Kết hợp lại, các ngành này chiếm khoảng 5% GDP toàn cầu, nhưng những thách thức của việc chuyển dịch sang lượng khí thải carbon nhỏ hơn là khác nhau do mạng lưới nhà cung cấp được cấu trúc như thế nào. Trong ngành dệt may, có một đòn bẩy lớn trong việc giải quyết các công ty vừa và nhỏ dọc theo chuỗi giá trị. Ngược lại, đối với ô tô, có ít cơ hội thay đổi trong lĩnh vực sản xuất, ngay cả với các nhà cung cấp.

Bất kể ngành nào, quy mô của công ty cũng rất quan trọng - với các công ty lớn có nhiều tài chính hơn và các nguồn lực khác để triển khai trong khi các công ty nhỏ hơn có thể đối mặt nhiều hơn với sự thay đổi và “sức ì đối với việc thay đổi các phương thức theo thói quen”. Trên hết, những doanh nghiệp nhỏ hơn đang phải chịu áp lực từ Covid-19 chỉ để tồn tại, giảm chi phí và tăng cường khả năng phục hồi của các đường cung cấp. Nhiều doanh nghiệp nhỏ đang kiếm sống qua từng tháng và có thể bị ảnh hưởng bởi những khó khăn chung của chuỗi cung ứng - đặc biệt là khi hơn một nửa số người được khảo sát cảm thấy rằng việc chuyển đổi không ròng sẽ không có tác động tích cực hoặc tiêu cực về tài chính. HSBC nhận thấy sự gián đoạn liên quan đến đại dịch hiện tại sẽ giảm dần trong 12 - 18 tháng tới, để lại những thách thức về khí hậu cần giải quyết lâu dài hơn.

Natalie Blyth, người đứng đầu bộ phận tài chính thương mại và các khoản phải thu toàn cầu của Ngân hàng HSBC, cho biết, mục tiêu của nghiên cứu là đưa ra các bước cần thiết để đáp ứng các mục tiêu về khí hậu cũng như phân quyền vai trò và trách nhiệm. Trọng tâm của nỗ lực sẽ là đưa các công ty nhỏ vào cuộc. Sukand Ramachandran, Giám đốc điều hành và đối tác cấp cao của Văn phòng tư vấn Boston Consulting tại London, cho biết, phần lớn vốn đầu tư sẽ đến từ các doanh nghiệp lớn khi họ chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo nhiều hơn và công nghệ hiệu quả hơn.

Việt Dũng

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine tối 4/5: Nga tạo 'lá chắn điện' ở Crimea

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 4/5: Ukraine 'nghẹt thở' ở Minograd

Chiến sự Nga-Ukraine tối 3/5: Nga siết vây lính Ukraine ở Donetsk

Hy Lạp giới thiệu phương án nâng cấp xe bọc thép M113

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 3/5: Nga dội bão UAV xuống Zaporizhia

Chiến sự Nga-Ukraine tối 2/5: Nga truy quét lính Ukraine ở Kursk

Ba Lan chi 'khủng' hiện đại hóa phi đội máy bay F-16

Hàn Quốc đưa ra khái niệm về máy bay chiến đấu mới

Chiến sự Nga-Ukraine tối 29/4: Quân đội Nga kiểm soát sông Dnieper

Nga giới thiệu xe tăng 'cua mắt đỏ' T-90MS tại Peru

Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha tê liệt vì sự cố mất điện

Chiến sự Nga - Ukraine tối 28/4: Lính Ukraine tháo chạy ở Kursk

Thương vụ khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tin thuế quan 28/4: Indonesia tiếp tục thúc đẩy quan hệ thương mại với Hoa Kỳ

Chiến sự Nga-Ukraine tối 27/4: Ukraine sụp đổ hoàn toàn ở Kursk

Hàn Quốc nâng cấp máy bay trực thăng UH-60 Black Hawk

Tin thuế quan 27/4: Thị trường toàn cầu lạc quan trước tín hiệu tích cực về thuế quan

Chiến sự Nga-Ukraine tối 26/4: Quân đội Nga siết vây Dnepropetrovsk

Đức có thể không cung cấp tên lửa hành trình cho Ukraine

Tin thuế quan 26/4: Thị trường chứng khoán Mỹ hồi phục mạnh