Thứ sáu 27/12/2024 00:08

Bước ngoặt COP29: Đạt thỏa thuận góp 300 tỷ USD để hỗ trợ biến đổi khí hậu cho các nước nghèo hơn

Tại Hội nghị COP29, các quốc gia đã đồng ý mục tiêu tài chính hàng năm là 300 tỷ USD để giúp các nước nghèo hơn đối phó với tác động của biến đổi khí hậu.

Reuter cập nhật ngày 25/11 cho biết theo một thỏa thuận đạt được tại hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP29) ở Baku (thủ đô của Azerbaijan), các quốc gia đã đồng ý mục tiêu tài chính hàng năm là 300 tỷ USD để giúp các nước nghèo hơn đối phó với tác động của biến đổi khí hậu, trong đó các nước giàu dẫn đầu các khoản chi.

Mục tiêu mới nhằm thay thế cam kết trước đây của các nước phát triển nhằm cung cấp 100 tỷ USD tài chính khí hậu mỗi năm cho các quốc gia nghèo hơn vào năm 2020. Mục tiêu đó đã được đáp ứng muộn hai năm, vào năm 2022 và hết hạn vào năm 2025.

Hội nghị COP29 đạt thỏa thuận quan trọng về khoản chi chống biến đổi khí hậu. Ảnh: CNBC

Về thỏa thuận mới, người đứng đầu về khí hậu của Liên hợp quốc Simon Steill ca ngợi đây là một chính sách bảo hiểm cho nhân loại.

"Đó là một hành trình khó khăn nhưng chúng tôi đã đạt được một thỏa thuận. Thỏa thuận này sẽ tiếp tục thúc đẩy sự bùng nổ năng lượng sạch và bảo vệ hàng tỷ sinh mạng. Nó sẽ giúp tất cả các nước chia sẻ những lợi ích to lớn của hành động táo bạo về khí hậu: tạo thêm việc làm, tăng trưởng mạnh mẽ hơn, năng lượng rẻ hơn và sạch hơn cho tất cả mọi người. Nhưng giống như bất kỳ hợp đồng bảo hiểm nào, nó chỉ có hiệu quả nếu phí bảo hiểm được thanh toán đầy đủ và đúng hạn", ông Simon Stiell nhận định sau khi thỏa thuận được thông qua.

Hội nghị khí hậu COP29 ở thủ đô Azerbaijan lẽ ra kết thúc vào ngày 22/11, nhưng đã phải kéo dài thêm thời gian khi các nhà đàm phán từ gần 200 quốc gia đấu tranh để đạt được sự đồng thuận về kế hoạch tài trợ khí hậu trong thập kỷ tới.

Hội nghị thượng đỉnh đã đi vào trọng tâm của cuộc tranh luận về trách nhiệm tài chính của các nước công nghiệp hóa, nơi mà lịch sử sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã gây ra phần lớn lượng khí thải nhà kính để đền bù cho những nước khác vì thiệt hại ngày càng trầm trọng do biến đổi khí hậu gây ra. Yếu tố đó khiến các quốc gia đang phát triển đang “quay cuồng” với chi phí do bão, lũ lụt và hạn hán gây ra.

Các quốc gia cũng đã đồng ý về các quy tắc để thị trường toàn cầu mua và bán tín dụng carbon mà những người đề xuất cho rằng có thể huy động thêm hàng tỷ USD vào các dự án mới nhằm giúp chống lại hiện tượng nóng lên toàn cầu, từ trồng rừng đến triển khai công nghệ năng lượng sạch.

Các quốc gia đang tìm kiếm nguồn tài chính để thực hiện mục tiêu của Thỏa thuận Paris nhằm hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C. Theo báo cáo của Liên hợp quốc, thế giới hiện đang trên đà nóng lên tới 3,1 độ C, với lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu và việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch tiếp tục gia tăng.

Danh sách các quốc gia được yêu cầu đóng góp 300 tỷ USD bao gồm những nước công nghiệp hóa, trong đó có Mỹ, các quốc gia châu Âu và Canada, bắt nguồn từ danh sách được quyết định trong các cuộc đàm phán về khí hậu của Liên hợp quốc năm 1992.

Các chính phủ châu Âu đã yêu cầu những nước khác tham gia cùng họ đóng góp, bao gồm cả Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và các quốc gia vùng Vịnh giàu dầu mỏ. Thỏa thuận này khuyến khích các nước đang phát triển đóng góp nhưng không bắt buộc.

Thỏa thuận này cũng bao gồm mục tiêu rộng hơn là huy động 1,3 nghìn tỷ USD tài chính khí hậu hàng năm vào năm 2035, bao gồm tài trợ từ tất cả các nguồn công và tư nhân. Các nhà kinh tế cho rằng số tiền này phù hợp với số tiền cần thiết để giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.

Nhưng đảm bảo thỏa thuận là một thách thức ngay từ đầu. Cụ thể, nhiều nghi vấn chỉ ra rằng Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ không hưởng ứng cho thỏa thuận kể trên khi ông chính thức nhậm chức.

Trong khi đó, các chính phủ phương Tây đang ghi nhận ​​hiện tượng nóng lên toàn cầu trượt khỏi danh sách ưu tiên tài chính của quốc gia trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng, bao gồm cuộc xung đột Nga - Ukraine và căng thẳng mở rộng ở Trung Đông cũng như lạm phát gia tăng. Thỏa thuận đóng góp cho các nước đang phát triển diễn ra trong một năm mà các nhà khoa học cho rằng sẽ là năm nóng nhất được ghi nhận.

Trần Đình
Bài viết cùng chủ đề: Liên Hợp Quốc

Tin cùng chuyên mục

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Iran (kiêm nhiệm Syria và Iraq)

Bản tin quân sự thế giới ngày 26/12/2024: Ukraine trang bị súng bắn đạn ghém chống UAV cho binh sĩ

Mời tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư toàn cầu tại bang Kerala, Ấn Độ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/12: Lữ đoàn 'chuẩn NATO' rút lui; UAV Ukraine đánh sập căn cứ Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/12/2024: Nga tập kích tên lửa Ukraine; Velyka Novosilka bị siết chặt

“Nội soi” khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt

Bản tin quân sự thế giới ngày 25/12/2024: Tại sao thiết bị siêu vượt âm Avanguard không có đối thủ?

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/12: Lính Ukraine đầu hàng ồ ạt ở Kursk; Kiev nhận lô viện trợ khủng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/12/2024: Ukraine liên tục tấn công lãnh thổ Nga; Kursk bị vây hãm

EU tăng cường kiểm tra nông sản Việt Nam từ 8/1/2025

Bản tin quân sự thế giới ngày 24/12/2024: Anh phát triển vũ khí năng lượng 'sát thủ UAV'

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/12: Nga bắt giữ lính đánh thuê Ukraine; Lữ đoàn Kiev giành thắng lợi

Công tác hội nhập kinh tế quốc tế “vượt khó” tạo đột phá, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư tại Hoa Kỳ

Bản tin quân sự thế giới ngày 23/12/2024: Mỹ và NATO có khả năng chặn được tên lửa Oreshnik?

Hội nhập thành công đưa Việt Nam trở thành 'mắt xích' quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/12: Lính Ukraine đầu hàng vô điều kiện; Ukraine bắn rơi UAV cảm tử Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/12: Lính NATO thiệt mạng ở Kharkov; bất ngờ cách tuyển quân của Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/12: Sĩ quan NATO thiệt mạng; Ukraine nhận viện trợ 'khủng'