Xây dựng lực lượng Việt Nam tham gia gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc

Chiều 14/3/2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Lãnh đạo Liên hợp quốc đánh giá cao vị thế của Việt Nam trong ASEAN Việt Nam cam kết phát huy vai trò tích cực, có trách nhiệm trong Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Tạo hành lang pháp lý đầy đủ, vững chắc

Đại tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Nguyễn Tân Cương cho biết, việc ban hành dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc là cần thiết, nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc.

Đại tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Nguyễn Tân Cương
Đại tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Nguyễn Tân Cương

Đồng thời, tiếp tục thể chế hóa quy định tại Hiến pháp năm 2013, các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên về tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc; khắc phục những hạn chế, bất cập tại Nghị quyết số 130/2020/QH14 ngày 13/11/2020 của Quốc hội về tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, vững chắc, lâu dài, ổn định cho việc triển khai lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc.

Quan điểm xây dựng Luật Thể chế hóa đầy đủ chủ trương, quan điểm của Đảng về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII;... phù hợp với quy định của Hiến chương Liên hợp quốc, các điều ước và thỏa thuận quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Bên cạnh đó, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất của Luật với hệ thống pháp luật Việt Nam; bám sát 3 nhóm chính sách trong đề nghị xây dựng Luật đã được Chính phủ thông qua, gồm: Xây dựng lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc; triển khai lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc; bảo đảm nguồn lực, chế độ, chính sách.

Đối tượng áp dụng của Luật gồm: Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ và đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an, chiến sĩ và đơn vị thuộc Bộ Công an được cử tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước được cử tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.

Dự thảo Luật gồm 5 Chương, 29 Điều. Cụ thể: Chương I. Những quy định chung (10 Điều); Chương II. Xây dựng và triển khai lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc (14 Điều); Chương III. Công tác bảo đảm và chế độ, chính sách (2 Điều); Chương IV. Hợp tác quốc tế về tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc (2 Điều); Chương V. Điều khoản thi hành (1 Điều).

Bổ sung chế độ, chính sách mang tính ưu tiên

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Lê Tấn Tới nêu, dự thảo Luật cơ bản cụ thể hóa được đường lối, chủ trương của Đảng, phù hợp với các quy định có liên quan của Hiến pháp, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Các đại biểu tham dự phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc
Các đại biểu tham dự phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc

Tuy nhiên, đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định pháp luật trong nước, các điều ước quốc tế có liên quan và các văn bản quy định chung của Liên hợp quốc về việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình để cụ thể hóa các quy định tại dự thảo Luật.

Đồng thời, một số quy định cần phải tiếp tục tiến hành rà soát để bảo đảm phù hợp với chủ trương đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật; đồng bộ với các quy định pháp luật có liên quan mới được thông qua.

Thường trực Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại thấy rằng, trong hồ sơ dự án Luật đã có Báo cáo riêng về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới; đánh giá tương đối đầy đủ, toàn diện các nội dung về xác định vấn đề giới, lồng ghép vấn đề bình đẳng giới.

Song có ý kiến đề nghị: Nghiên cứu thể hiện rõ hơn chính sách của Nhà nước về vấn đề bình đẳng giới; bổ sung nội dung quy định về chế độ, chính sách mang tính ưu tiên, khuyến khích cao đối với lực lượng là nữ giới tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; nghiên cứu xác định cụ thể những hoạt động đặc trưng liên quan đối với từng giới (nếu có).

Thường trực Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại cơ bản nhất trí sự cần thiết ban hành Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc với những lý do đã được Chính phủ nêu trong Tờ trình số 30/TTr-CP của Chính phủ.
Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Quốc phòng

Tin cùng chuyên mục

Làm rõ nguyên nhân tai nạn lao động tại Khu công nghiệp Đất Cuốc

Làm rõ nguyên nhân tai nạn lao động tại Khu công nghiệp Đất Cuốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo động lực mới từ cải cách thể chế

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo động lực mới từ cải cách thể chế

Vì sao cần sửa đổi Luật Mặt trận Tổ quốc?

Vì sao cần sửa đổi Luật Mặt trận Tổ quốc?

Thủ tướng: Phong trào thi đua hoàn thành đường dây 500kV mạch 3 mang lại hiệu quả cao

Thủ tướng: Phong trào thi đua hoàn thành đường dây 500kV mạch 3 mang lại hiệu quả cao

Pháp sẽ thúc đẩy EC gỡ bỏ Thẻ vàng IUU đối với thủy hải sản của Việt Nam

Pháp sẽ thúc đẩy EC gỡ bỏ Thẻ vàng IUU đối với thủy hải sản của Việt Nam

'Thúc' tiến độ Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2

Đẩy nhanh điều tra, sớm đưa ra kết luận vụ thuốc giả

Đẩy nhanh điều tra, sớm đưa ra kết luận vụ thuốc giả

Doanh nghiệp nhà nước phải có cơ chế trả lương như tư nhân

Doanh nghiệp nhà nước phải có cơ chế trả lương như tư nhân

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 2 - Tự công bố và hậu kiểm lỏng lẻo - kẽ hở chết người!

Chính sách tiền lương cán bộ cấp xã, hoàn thành trước 30/7

Chính sách tiền lương cán bộ cấp xã, hoàn thành trước 30/7

Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế phát triển trung tâm tài chính quốc tế

Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế phát triển trung tâm tài chính quốc tế

Thêm lĩnh vực cần nhà nước

Thêm lĩnh vực cần nhà nước 'rót' vốn để thành lập doanh nghiệp

Tổng Bí thư Tô Lâm và ba chữ

Tổng Bí thư Tô Lâm và ba chữ 'miễn' chạm tới triệu niềm tin

Vĩnh Phúc triển khai lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập tỉnh, sắp xếp cấp xã

Vĩnh Phúc triển khai lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập tỉnh, sắp xếp cấp xã

Hội nghị thượng đỉnh P4G thông qua 2 tuyên bố và đạt 5 đồng thuận lớn

Hội nghị thượng đỉnh P4G thông qua 2 tuyên bố và đạt 5 đồng thuận lớn

Sửa luật để phù hợp với bộ máy Mặt trận Tổ quốc

Sửa luật để phù hợp với bộ máy Mặt trận Tổ quốc

Bộ trưởng Bộ Nội vụ thông tin về cải cách tiền lương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ thông tin về cải cách tiền lương

Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non

Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non

Đề xuất chính sách đặc thù cho khu thương mại tự do Hải Phòng

Đề xuất chính sách đặc thù cho khu thương mại tự do Hải Phòng