Thứ tư 20/11/2024 06:03
Bauxite Tây Nguyên

Bước chuyển ấn tượng

Sau một thời gian vận hành thương mại, 2 dự án sản xuất alumina Tân Rai và Nhân Cơ cơ bản đạt công suất thiết kế, sản xuất ổn định, sản phẩm chất lượng tốt; chỉ tiêu về môi trường, xã hội, an ninh, quốc phòng... đúng mục tiêu đề ra. 

Theo Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), kết thúc tháng 10/2018, 2 dự án sản xuất alumina Tân Rai và Nhân Cơ đã sản xuất 1,09 triệu tấn alumin quy đổi, đạt 88,9% kế hoạch năm và bằng 117% so cùng kỳ năm 2017; tiêu thụ 1,08 triệu tấn, đạt 87,9 kế hoạch và bằng 126% so với cùng kỳ. Sản phẩm được tiêu thụ tại các thị trường như: Trung Đông (U.A.E), Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan...

Nhà máy alumin Nhân Cơ được đầu tư đồng bộ

Dự án alumina Tân Rai vận hành thương mại từ tháng 10/2013. Năm 2017, nhà máy này sản xuất 636,7 ngàn tấn alumin và năm 2018 dự kiến sẽ đạt sản lượng 650 nghìn tấn alumin (đạt công suất thiết kế). Trong khi đó, dự án alumin Nhân Cơ đã có sản phẩm alumin đầu tiên và chính thức vận hành thương mại vào ngày 01/7/2017. Năm 2017, sản lượng đạt 501 nghìn tấn alumin (bằng 77% công suất thiết kế), theo kế hoạch năm 2019 sẽ đạt công suất thiết kế là 650 nghìn tấn alumin.

"Dù thời gian hoạt động chưa dài (Tân Rai 5 năm và Nhân Cơ gần 2 năm), song qua quá trình vận hành sản xuất thời gian qua cho thấy các nhà máy vận hành ổn định, sản phẩm đạt chất lượng tốt, các chỉ tiêu chất lượng, tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng… Theo thiết kế, thậm chí một số chỉ tiêu đạt cao hơn so với thiết kế" - Lãnh đạo TKV khẳng định.

Về 2 dự án này, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã trình bày báo cáo, việc triển khai thực hiện thí điểm 2 dự án khai thác, chế biến bauxite và sản xuất alumin tại Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đăk Nông) nhằm thực hiện các mục tiêu về phát triển công nghiệp theo chủ trương chung của Đảng và các kết luận của Bộ Chính trị là thăm dò, khai thác bauxite , chế biến alumin và luyện nhôm nhằm xây dựng ngành công nghiệp nhôm - ngành kinh tế có ý nghĩa quan trọng cả trước mắt và lâu dài trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…

Đây là 2 dự án có quy mô lớn, có ý nghĩa và tác động nhiều mặt, không chỉ về kinh tế mà còn về môi trường, xã hội... tới khu vực Tây Nguyên nói riêng và rộng hơn là kinh tế đất nước. Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, hiện Bộ Công Thương đang phối hợp với các bộ, ngành, UBND tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đăk Nông, TKV và các cơ quan liên quan tiến hành rà soát, đánh giá sâu sắc, thực chất việc thí điểm triển khai các dự án này để báo cáo với Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ.

Trong khi đó, 2 đơn vị khai thác bauxite, chế biến alumin là Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng và Công ty Nhôm Đăk Nông tập trung rà soát, bổ sung hoàn thiện các quy trình vận hành, quản lý kỹ thuật, quản lý sản xuất. Đồng thời, thực hiện đào tạo nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn cho cán bộ, công nhân viên, làm chủ và vận hành có hiệu quả dây chuyền công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đang khẩn trương hoàn thành công tác điều tra, đánh giá tiềm năng và đề xuất các giải pháp khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản bauxite, titan - đây sẽ là cơ sở quan trọng để hoạch định chính sách khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm từ boxit trong thời gian tới.
Châu Hoàng

Tin cùng chuyên mục

Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Cách nào phát triển thời trang Việt?

Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực công nghiệp nhẹ

Chính phủ giao Bộ Công Thương tăng cường đối thoại để triển khai Cơ chế CBAM

Giải pháp căn cơ cho ngành Công Thương 'chắc chân' trước biến động thị trường

Ngày 27/9, sẽ diễn ra Ngày hội Cotton Day Việt Nam 2024

Xung đột tại Bangladesh có làm chuyển hướng chuỗi cung ứng dệt may?

Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn”

Ngành dệt may: Nâng cao năng suất, hóa giải sức ép chi phí nhân công

Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Doanh nghiệp dệt may lo đơn hàng, đơn giá quý IV/2024

Ứng phó với quy định mới tại EU: Doanh nghiệp dệt may lưu ý gì?

Doanh nghiệp dệt may kiến nghị “mềm hóa” quy tắc xuất xứ trong CPTPP

Doanh nghiệp da giày khó tiếp cận thông tin về các luật mới