Thứ ba 26/11/2024 01:21

Bức tranh tăng trưởng trái chiều của thị trường bảo hiểm

Các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thu được nhiều kết quả khả quan sau nửa đầu năm 2024, trong khi doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ chưa thể phục hồi.

Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, 7 tháng đầu năm 2024, tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 126.675 tỷ đồng, giảm 2,21% so với cùng kỳ năm trước; chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 49.142 tỷ đồng, tăng 25,06% so với cùng kỳ năm 2023… Mặc dù doanh thu toàn ngành giảm nhẹ nhưng tính riêng lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ thì con số khá khả quan, ước tăng 11,23% trong 6 tháng đầu năm 2024, trái ngược với mức giảm 9,8% của bảo hiểm nhân thọ.

Bảo hiểm phi nhân thọ tiếp tục tăng trưởng

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, đến cuối tháng 6/2024, doanh thu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 39.056 tỷ đồng, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước.

Dẫn đầu mức đóng góp vào tổng doanh thu phí bảo hiểm vẫn là bảo hiểm y tế (bao gồm bảo hiểm tai nạn cá nhân và bảo hiểm sức khỏe) với doanh thu 6 tháng năm 2024 đạt 13.618 tỷ đồng, chiếm 34,9% với mức tăng 24,4% so với cùng kỳ.

Tiếp đến là doanh thu bảo hiểm tài sản và thiệt hại đạt 11.214 tỷ đồng, chiếm 28,7%, tăng 10,8% so với cùng kỳ, bao gồm: Doanh thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đạt 4.989 tỷ đồng, tăng 26,8% so với cùng kỳ; Doanh thu bảo hiểm cháy, nổ tự nguyện đạt 3.635 tỷ đồng, giảm 13,7% so với cùng kỳ; Doanh thu bảo hiểm gián đoạn kinh doanh đạt 563 tỷ đồng; Doanh thu bảo hiểm kỹ thuật đạt 2.025 tỷ đồng, tăng 18,4% so với cùng kỳ.

Bảo hiểm xe cơ giới với doanh thu đạt 8.931 tỷ đồng, chiếm 22,9% tổng doanh thu toàn thị trường. Doanh thu bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới đạt 2.264 tỷ đồng, tăng 2,9% so với cùng kỳ. Doanh thu bảo hiểm xe cơ giới tự nguyện đạt 6.667 tỷ đồng, tăng 0,7% so với cùng kỳ.

Các sản phẩm bảo hiểm khác gồm bảo hiểm trách nhiệm đạt doanh thu 947 tỷ đồng, tăng 7,7%; doanh thu bảo hiểm nông nghiệp đạt 32 tỷ đồng, tăng 25,3% so với cùng kỳ; doanh thu bảo hiểm bảo lãnh đạt 21 tỷ đồng, tăng 22,3% so với cùng kỳ...

Như vậy, nhìn vào bức tranh lợi nhuận của các mảng nghiệp vụ có thể thấy, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 6 tháng đầu năm đạt kết quả khả quan khi đều đạt mức tăng trưởng 2 con số. Kết quả này cho thấy, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đã có “kịch bản” kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế, để vượt qua khó khăn và đạt mức tăng trưởng tích cực.

Bảo hiểm phi nhân thọ tăng trưởng tích cực. Ảnh minh họa

Về phía các doanh nghiệp, báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ công bố cho thấy, có 5 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đạt mức doanh thu tăng trưởng “biết nói” như: Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng không (VNI); Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO); Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC); Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI); Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VBI).

Điển hình như: Bảo hiểm VNI ghi nhận tổng doanh thu bảo hiểm gốc đạt gần 1.385 tỷ đồng, tăng trưởng 24,3% và gấp 2 lần tăng trưởng chung toàn thị trường, trong đó, doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tăng trưởng đạt hơn 8,3%, vươn lên dẫn đầu doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới. Lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 161,4% so với cùng kỳ.

Hay như trường hợp của Bảo hiểm Petrolimex ghi nhận tổng doanh thu 6 tháng đầu năm ước đạt 2.546 tỷ đồng, hoàn thành 53,4% kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm của PJICO đã hoàn thành 65,8% kế hoạch cả năm 2024, ước đạt 190 tỷ đồng.

Trong đó, doanh thu bảo hiểm gốc ước đạt 2.154 tỷ đồng, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2023 và hoàn thành 53,6% kế hoạch. Đạt được kết quả này là do doanh nghiệp này đã kiểm soát tốt hoạt động đầu tư tài chính, thúc đẩy khai thác các sản phẩm bảo hiểm mới.

Một doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ khác cũng đạt mức doanh thu ấn tượng là bảo hiểm MIC. Nửa đầu năm 2024, Công ty này đạt doanh thu bảo hiểm gốc là 2.575 tỷ đồng, tăng 6,1% so với cùng kỳ; tổng lợi nhuận đạt 176,5 tỷ đồng, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước.

Bảo hiểm VBI cũng ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan. Theo đó, 6 tháng đầu năm, doanh nghiệpnày ghi nhận doanh thu phí bảo hiểm đạt 2.045 tỷ đồng, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước, duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định trong Top 12 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đầu ngành Bảo hiểm.

Ngoài những đóng góp tích cực của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trên vào thị trường bảo hiểm, Bảo hiểm PTI cũng ghi nhận kết quả doanh thu, lợi nhuận tích cực. Nửa đầu năm 2024, Bảo hiểm PTI đạt doanh thu trên 2.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 256 tỷ đồng. Hiện tại, Bảo hiểm PTI cung cấp hơn 100 sản phẩm bảo hiểm đa dạng cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp với mạng lưới hoạt động trải dài trên khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước với 55 chi nhánh và hơn 200 phòng giao dịch…

Còn bảo hiểm nhân thọ niềm tin chưa lấy lại được niềm tin của người tiêu dùng

Niềm tin của người tiêu dùng với bảo hiểm nhân thọ chưa hồi phục

Trái ngược với sự tăng trưởng của nhóm bảo hiểm phi nhân thọ, thì bảo biểm nhân thọ trong nửa đầu năm vẫn chưa thể lấy lại phong độ trong bối cảnh kinh tế khó khăn, niềm tin của người tiêu dùng với bảo hiểm nhân thọ chưa hồi phục.

Theo số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, số lượng hợp đồng khai thác mới 6 tháng năm 2024 của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân tho đạt 769.336 hợp đồng (sản phẩm chính), giảm 22,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó: Sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư chiếm tỷ trọng 57,1% giảm 30,2% so với cùng kỳ năm ngoái (trong đó, sản phẩm bảo hiểm liên kết chung chiếm tỷ trọng 50,6% giảm 15,8% so với cùng kỳ năm ngoái; Sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị chiếm tỷ trọng 6,5% giảm 69,9% so với cùng kỳ năm ngoái); Sản phẩm bảo hiểm tử kỳ chiếm tỷ trọng 31,4% giảm 15,1% so với cùng kỳ năm ngoái; Các sản phẩm bảo hiểm còn lại (sản phẩm bảo hiểm sức khỏe, sản phẩm bảo hiểm hưu trí, sản phẩm bảo hiểm trọn đời) chiếm tỷ trọng 5,5%, giảm 43,6 % so với cùng kỳ năm ngoái.

Báo cáo tài chính quý II của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cũng cho thấy, sự sụt giảm mạnh về lợi nhuận, thậm chí có doanh nghiệp còn thua lỗ, chủ yếu do mảng kinh doanh chính.

Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam, ghi nhận lợi nhuận trước thuế gần 1.092 tỷ đồng trong quý II, giảm 31,79% so với cùng kỳ năm trước, tương đương giảm 509 tỷ đồng.

Nguyên nhân khiến lợi nhuận sụt giảm là do doanh thu phí bảo hiểm gốc của Prudential trong nửa đầu năm chỉ đạt 11.143 tỷ đồng, giảm 13,22% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ AIA Việt Nam công bố báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ 2024 với các chỉ tiêu doanh thu thuần kinh doanh bảo hiểm đạt hơn 6.859 tỷ đồng, giảm khoảng 700 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận trước thuế hơn 581 tỷ đồng, giảm gần một nửa so với cùng kỳ (hơn 1.100 tỷ đồng).

Một doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài khác là Công ty Bảo hiển nhân thọ FWD Việt Nam ghi nhận doanh thu 1.960 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong 6 tháng đầu năm nay, giảm 22,5% so với năm 2023.

Tương tự, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Generali Việt Nam công bố doanh thu thuần kinh doanh bảo hiểm 6 tháng đầu năm 2024 giảm gần 300 tỷ đồng so với cùng kỳ, khi đạt 1.472 tỷ đồng. Do đó, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này cũng giảm sâu còn 116,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái đạt 449,8 tỷ đồng.

Ngay cả “ông lớn” trong ngành là TNHH Manulife Việt Nam cũng công bố doanh thu thuần mảng kinh doanh bảo hiểm trong nửa đầu năm 2024 chỉ đạt hơn 8.433 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước.

Hay Hãng bảo hiểm nhân thọ SunLife vừa có báo tài chính giữa niên độ với doanh thu thuần từ mảng chính bảo hiểm đạt gần 1.700 tỷ đồng, giảm 25% so với cùng kỳ. Sau khi trừ chi phí, công ty này lỗ ròng hơn 360 tỷ đồng…

Với kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm trong quý II, một số ý kiến cho rằng bảo hiểm nhân thọ vẫn gặp thách thức chủ yếu ở mảng bancassurance (phân phối bảo hiểm qua ngân hàng). “Thông tư 67 của Bộ Tài chính với nhiều quy định khắt khe sẽ làm giảm hiệu quả và phạm vi hoạt động của bancassurance. Nhưng ở chiều ngược lại, điều này góp phần giúp minh bạch hóa kênh bancassurance, để bancassurance phát triển đúng hướng. Cùng với sự hợp tác chặt chẽ giữa các công ty bảo hiểm và ngân hàng, kênh bancassurance sẽ tiếp tục đóng góp tích cực vào doanh thu của các công ty bảo hiểm” - một chuyên gia nhận xét.

Theo các chuyên gia, hiện mức độ cạnh tranh trong ngành ngày càng gia tăng, khi nhiều công ty bảo hiểm tham gia vào thị trường, bao gồm cả những doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Vì thế, các doanh nghiệp bảo hiểm phải tìm cách đưa ra những chiến lược, định hướng mới trên con đường phát triển.

Lãnh đạo một công ty bảo hiểm nhân thọ cũng thừa nhận, thị trường đã phát triển nhanh và cần thanh lọc để đi đúng hướng. Xu hướng phát triển chung là tư vấn viên phải giỏi, chuyên nghiệp mới trụ được với nghề, chứ không còn xảy ra tình trạng “đi vào, đi ra liên tục” như trước.

Duy Minh - Lê Na
Bài viết cùng chủ đề: Bảo hiểm

Tin cùng chuyên mục

Prudential ứng dụng AI giúp tối ưu hóa quy trình chi trả

Bảo hiểm Agribank nâng mức chi trả Bảo An tín dụng lên 1 tỷ đồng: khách hàng luôn được bảo vệ tốt nhất

VietinBank duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn: Lộ trình nào phù hợp?

Làm thế nào để không phát sinh phí SMS Banking khi giao dịch?

Đà Nẵng: Thúc đẩy đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh hướng tới mục tiêu Net Zero

Từ 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được ghi nhớ mật khẩu

Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Thu ngân sách nhà nước 2024 dự báo sẽ về đích trước hẹn

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá - những vấn đề đặt ra

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Chính phủ bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự

ABBANK được vinh danh ngân hàng có Chất lượng điện thanh toán quốc tế xuất sắc 2024

Vốn cho đồng bằng sông Cửu Long: Nếu ngân hàng thương mại không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn

VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024

Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng

Nhà băng 'tung' ưu đãi, ‘trợ lực’ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu dịp cuối năm

Manulife được vinh danh vì những đóng góp tiêu biểu cho cộng đồng năm 2024

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME: Mở tài khoản BIZ MBBank, rinh xe hơi Vinfast VF3 và iPhone 15 Pro Max