Thứ hai 25/11/2024 16:44

Bốn ngành công nghiệp trọng yếu của TP. Hồ Chí Minh tăng hơn 12%

Chỉ số sản xuất công nghiệp TP. Hồ Chí Minh lấy lại đà tăng trưởng mạnh 7 tháng đầu năm, trong đó 4 ngành công nghiệp trọng yếu tăng hơn 12% so với cùng kỳ.

4 ngành công nghiệp trọng yếu TP. Hồ Chí Minh tăng hơn 12% so với cùng kỳ

Tại phiên họp thường kỳ đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội 7 tháng, triển khai nhiệm vụ tháng 8 năm 2022 diễn ra sáng 4/8, UBND TP. Hồ Chí Minh- cho biết: Năm 2022, thành phố tập trung phục hồi kinh tế, tạo đà tăng tốc phát triển trong năm 2023 và những năm tiếp theo, trong đó đặt doanh nghiệp là trung tâm của sự tăng trưởng kinh tế. Qua đó, đã tạo điều kiện cho các lĩnh vực kinh tế phục hồi nhanh, khá đồng bộ so với cùng kỳ năm 2021, nhất là các lĩnh vực công nghiệp, thương mại dịch vụ và xuất khẩu nhập hàng hóa.

Phiên họp thường kỳ đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội 7 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tháng 8 năm 2022

Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 7 tăng 0,9% so với tháng trước, tăng 53,2% so với cùng kỳ năm 2021. Tính chung 7 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,7% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 2,3%).

Điểm sáng tăng trưởng công nghiệp trong 7 tháng đầu năm 2022 là sự tăng trưởng của 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu, tăng 12,2% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 2,1%). Trong đó, ngành hóa dược tăng 22,7%; ngành lương thực, thực phẩm và đồ uống tăng 18,8%; ngành cơ khí tăng 3%.

Tuy nhiên, ngành sản xuất hàng điện tử giảm 4,3% (cùng kỳ tăng 7,3%), chủ yếu do giảm sản lượng mặt hàng điện tử dân dụng, thiết bị dây dẫn. Song các doanh nghiệp đang có xu hướng thay đổi công nghệ và tập trung sản xuất các mặt hàng mới, có giá trị cao.

Đối với 3 ngành công nghiệp truyền thống tăng 8,4% so với cùng kỳ. Trong đó, sản xuất trang phục tăng 16,1%; ngành dệt tăng 16,3%; ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 4,1%.

Theo ghi nhận, một số sản phẩm cơ khí của doanh nghiệp sản xuất đạt chất lượng tốt, tương đương với chất lượng sản phẩm của một số quốc gia trong khu vực. Đây cũng là cơ hội tốt để các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu và tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, phát biểu tại phiên họp thường kỳ tháng 7

Đáng chú ý, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao đã kéo theo chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 7 năm 2022 tăng 0,9% so với tháng trước và tăng 51,4% so với cùng kỳ. Tính chung 7 tháng đầu năm 2022, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp tăng 5,7% so với cùng kỳ, trong đó một số ngành có mức tiêu thụ tăng mạnh như: In, sao chép bản ghi các loại tăng 42,2%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 41,7%; sản xuất đồ uống tăng 34,9%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế) tăng 25,6%; sản xuất xe có động cơ tăng 23,4%; sản xuất trang phục tăng 15%.

Theo đánh giá của Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, chỉ số sản xuất công nghiệp và tỷ trọng giá trị gia tăng, giá trị sản xuất của 4 công nghiệp trọng yếu tăng hơn so với toàn ngành công nghiệp cho thấy công nghiệp TP. Hồ Chí Minh phát triển đúng định hướng. Đặc biệt, vai trò, đóng góp và giá trị gia tăng của 4 ngành công nghiệp trọng yếungày càng gia tăng, qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp.

Nhìn chung trong 7 tháng đầu năm 2022, các lĩnh vực kinh tế có mức phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ, tạo tâm lý và tin tưởng cho người dân và doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, hoạt động sản xuất công nghiệp đã phục hồi và thu hút lao động trở lại làm việc. Nhiều doanh nghiệp đã khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do để mở rộng thị trường.

Ổn định kinh tế vĩ mô, tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Theo ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, trong 7 tháng đầu năm 2022, thành phố có nhiều nỗ lực tháo gỡ các vướng mắc để các hoạt động kinh tế - xã hội được diễn ra thông suốt. Tiến độ triển khai các gói hỗ trợ của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội diễn ra còn chậm, nhất là các điểm nghẽn về thủ tục hành chính vẫn là điểm nghẽn lớn nhất, ảnh hưởng đến việc hấp thu vốn, kể cả giải ngân vốn đầu tư công.

Ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, phát biểu chỉ đạo triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tháng 8 năm 2022, tại phiên họp thường kỳ

Do đó, về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tháng 8 và những tháng cuối năm 2022, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh - cho biết: Thành phố quyết tâm phấn đấu thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 01 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và Nghị quyết số 02 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022.

Cùng với đó, TP. Hồ Chí Minh phối hợp Bộ ngành Trung ương thực hiện các nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, kết hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Đảm bảo ổn định các cân đối lớn, đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng, lương thực thực phẩm và nhu cầu thiết yếu cho người dân. Đồng thời, tập trung giải ngân vốn đầu tư công, giải ngân 3 Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Song song đó, tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4. Tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để phấn đấu hoàn thành tuyến đường sắt đô thị số 1 theo kế hoạch đề ra; hoàn thành các thủ tục đầu tư tuyến đường sắt đô thị số 2…

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Quốc khánh 2/9

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu