Thứ năm 07/11/2024 21:28

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Gia Lai là "căn cứ địa" quan trọng về điện

Với sự đồng hành, hỗ trợ của Bộ Công Thương thông qua các dự án điện, đặc biệt xây dựng 2 TBA 500kV, Gia Lai đã trở thành một địa phương cung ứng điện cho không chỉ khu vực miền Trung – Tây Nguyên mà điều tiết cho cả nước và trở thành nút quan trọng của lưới điện quốc gia.

Tiếp theo chương trình thị sát việc triển khai các dự án năng lượng tại Gia Lai, ngày 20/02, Đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Trần Tuấn Anh dẫn đầu đã có buổi làm việc với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Gia Lai về tình hình phát triển công nghiệp, thương mại và năng lượng trên địa bàn.

Báo cáo tại buổi làm việc, ông Nguyễn Duy Lộc – Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương tỉnh Gia Lai - cho biết, Gia Lai địa phương có tiềm năng rất lớn phát triển năng lượng, nhất là năng lượng sạch, năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió….

Toàn tỉnh hiện có 49 dự án thủy điện đang vận hành, tổng công suất 2.246 MW, 26 thủy điện đang triển khai và dự định triển khai. UBND tỉnh đã cho phép cho các nhà đầu tư khảo sát, nghiên cứu đầu tư 41 dự án điện mặt trời với tổng công suất 5.578,5 MWp. Bên cạnh đó, cho phép 89 dự án điện gió, khảo sát, đo gió để nghiên cứu đầu tư xây dựng với tổng công suất dự kiến khoảng 13.532,4 MW. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng và vận hành 2 dự án nhà máy điện sinh khối từ bã mía với tổng công suất 144,6MW. Về hệ thống lưới điện, trên địa bàn tỉnh có 2 TBA 500 kV với 9 xuất tuyến 500 kV cùng nhiều TBA và các tuyến đường dây 220 kV, 110 kV.

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành cảm ơn sự đồng hành, hỗ trợ của Bộ Công Thương trong phát triển các dự án điện và mong muốn Bộ sẽ có ưu tiên cho tỉnh trong phát triển năng lượng tái tạo - tiềm năng lớn nhất của tỉnh

Sở Công Thương đồng thời kiến nghị Bộ Công Thương đề xuất Thủ tướng sớm ban hành quy định về thủ tục điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển điện lực, triển khai các dự án điện và quản lý, thực hiện các dự án điện cấp bách thuộc quy hoạch phát triển điện lực để triển khai trong thời gian tới; đẩy nhanh triển khai đầu tư các dự án lưới điện theo quy hoạch điện lực tỉnh; sớm phê duyệt bổ sung dự án “nâng dung lượng tại TBA 500 kV Pleiku 2 từ 2x450MVA lên 2x900MVA” và triển khai đầu tư xây dựng, để tăng khả năng giải phóng công suất cho các dự án năng lượng tái tạo trên địa bản tỉnh. Đề xuất Bộ Công Thương bổ sung quy định về hợp tác đầu tư và cơ chế hoàn trả vốn đầu tư xây dựng hệ thống lưới điện truyền tải công suất các dự án điện mặt trời, điện gió. Kiến nghị xã hội hóa các phương án đấu nối để giải phóng công suất tại các dự án trên địa bàn tỉnh; kéo dài thời gian áp dụng quyết định 39/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về áp dụng giá bán điện đối với các dự án điện gió đến hết năm 2022. Ngoài ra, kiến nghị về bố trí vốn cho dự án cấp điện nông thôn, đầu tư các cụm công nghiệp.

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai - ông Võ Ngọc Thành xác định: “Thủy điện chúng tôi đang khai thác rất tốt. Bên cạnh đó, về năng lượng tái tạo, Gia Lai là một tỉnh có năng lượng gió rất tốt, và ưu việt hơn miền Trung vì không có bão và không có xâm nhập mặn”. Vì vậy, ông Võ Ngọc Thành mong muốn Bộ Công Thương xem xét và có sự ưu tiên tập trung về nguồn lực nhà nước, nhà đầu tư để tỉnh có thể phát triển mạnh năng lượng tái tạo.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh phát biểu tại buổi làm việc

Tại buổi làm việc, đại diện Cục Điều tiết điện lực, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã thông tin các vấn đề liên quan đến các đề xuất của tỉnh Gia Lai. Theo đó, cơ bản đồng tình và ủng hộ kiến nghị xã hội hóa hoạt động xây dựng hệ thống truyền tải lưới điện, xã hội hóa phương án đấu nối. Các đơn vị cho biết sẽ nghiên cứu, chuyển tải ý kiến về kéo dài thời gian áp dụng quyết định 39 đến đơn vị có thẩm quyền cao hơn. Đồng thời mong muốn tỉnh Gia Lai sẽ tiếp tục đồng hành với ngành điện trong thực hiện các dự án xây dựng, nâng cấp hệ thống lưới điện, nhất là trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.

This browser does not support the video element.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Gia Lai nhằm khảo sát thực tế để có đánh giá chính xác về quy hoạch, sử dụng năng lượng trên địa bàn tỉnh hiện tại và trong thời gian tới. Bộ trưởng nhận định, thời gian qua Gia Lai là tỉnh tạo điều kiện rất tốt cho các nhà đầu tư, kéo theo làn sóng đầu tư vào tỉnh mạnh mẽ trong 2 năm qua, điều này cũng phản ánh những quyết định, chính sách của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đi vào cuộc sống.

“Gia Lai là một tỉnh năng động và rất nỗ lực để cải thiện môi trường đầu tư, thực thi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, đặc biệt là liên quan đến các dự án năng lượng. Tỉnh đã biến các chính sách, cơ chế thành nguồn lực phát triển. Từ một tỉnh rất nghèo, Gia Lai đã trở thành "căn cứ địa" quan trọng về điện. Chỉ riêng thủy điện đã có 49 dự án rất thành công và nhiều dự án điện mặt trời, điện gió trong tương lai, khẳng định vai trò quan trọng trong cung cấp điện cho quốc gia, phát huy tốt cơ hội từ năng lượng sạch, năng lượng tái tạo - là ưu thế rất mạnh của địa phương”, -Bộ trưởng nói và cho rằng, các nội dung Sở Công Thương đề xuất, đề nghị trong buổi làm việc đã phản ánh những vấn đề của Bộ đang chỉ đạo, điều hành.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trao đổi bên lề với nhà đầu tư năng lượng tái tạo tại tỉnh Gia Lai

Theo Bộ trưởng, hệ thống điện lưới tại Gia Lai còn đảm bảo cho việc kết nối, mua bán điện với nước bạn Lào được thuận lợi, mang lại lợi ích thiết thực cho cả 2 quốc gia. Bộ trưởng cũng thống nhất với đề xuất sẽ sớm cải tạo, nâng công suất của các trạm biến áp để giải phóng được công suất sản xuất lớn trên địa bàn.

Đối với việc đẩy nhanh các dự án điện, Bộ trường đề nghị tỉnh Gia Lai tiếp tục phối hợp với Bộ Công Thương hoàn thiện khâu bổ sung quy hoạch cho các dự án điện mặt trời, điện gió, một số dự án thủy điện. Trong đó, địa phương cần chủ động trong quy trình pháp lý, chủ động trong khảo sát đề xuất hướng mới, đẩy nhanh tiến độ sớm hơn.

Bên cạnh việc ghi nhận những đóng góp của Gia Lai trong 2 năm qua đã bổ sung 5.000 MW cho lưới điện quốc gia, Bộ trưởng cũng chỉ ra những bất cập trong quá trình thực hiện các dự án điện mặt trời, điện gió đó là xung đột giữa lợi ích nhà đầu tư với phát triển xã hội; xung đột quy hoạch giữa dự án năng lượng sạch với các dự án khác.

“Khi làm thủ tục thì thực hiện được, nhưng đến khi bắt tay vào làm thì vướng quy hoạch, vướng giải phóng mặt bằng. Thực tế, một số dự án được phê duyệt nhưng không thực hiện được gây lãng phí lớn cho cả nhà nước, cho nhà đầu tư, lãng phí nguồn lực xã hội” - Bộ trưởng lưu ý.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh và Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai Dương Văn Trang (thứ 3 từ phải qua) thị sát TBA 500kV Pleiku2

Để đẩy nhanh tiến độ bổ sung các dự án điện mặt trời, điện gió của Gia Lai vào quy hoạch điện quốc gia, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đưa ra giải pháp, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với tỉnh Gia Lai và EVN sàng lọc những dự án có tính ưu tiên cao, tính khả thi, có ý nghĩa xã hội lớn để triển khai trước, để đảm bảo hiệu quả chung. Trên cơ sở đó, sẽ hoàn thiện, bổ sung, kiến nghị chính sách cho các nhà đầu tư hoàn thành các nội dung trong dự án. Bộ trưởng cũng đề nghị lãnh đạo địa phương xem xét các kiến nghị của EVN, nhất là hỗ trợ EVN trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng - vấn đề rất khó khăn và nhạy cảm trong giai đoạn hiện nay.

Nhóm phóng viên miền Trung
Bài viết cùng chủ đề: Bộ trưởng Trần Tuấn Anh

Tin cùng chuyên mục

EVNCPC chủ động ứng phó với mưa lớn khu vực miền Trung

Tổng giám đốc EVNCPC kiểm tra công tác khắc phục hậu quả của bão số 6 tại PC Quảng Bình

EVN đề xuất triển khai thí điểm giá điện hai thành phần

Phổ biến Nghị định khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Ngành điện miền Nam đưa vào vận hành loạt công trình điện trọng điểm

Nghiên cứu cơ chế giá điện khuyến khích khách hàng điều chỉnh phụ tải điện

Bất chấp các lệnh trừng phạt Nga vẫn ‘bơm’ khí đốt cho châu Âu

Hoàn thiện công trình lưới điện trung hạ áp khu vực Chư Prông, Gia Lai

Gỡ vướng mắc các dự án truyền tải điện trên địa bàn tỉnh Lai Châu

EVNSPC hoàn thành loạt công trình lưới điện 110kV chỉ trong 1 tuần

PC Lai Châu: Triển khai nhiều giải pháp đảm bảo tài sản ngành điện

Công ty Cổ phần Thủy điện A Vương hoàn thành kế hoạch sản lượng điện năm 2024

Growatt ra mắt biến tần hybrid mới cho ứng dụng lưu trữ trong thương mại quy mô vừa và nhỏ

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Định Quán

Than thương phẩm 10 tháng của TKV đạt 40,98 triệu tấn

Luật Điện lực (sửa đổi): Quyết sách đúng đắn, tạo 'đòn bẩy' phát triển kinh tế - xã hội - Bài 3

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp dầu mỏ doanh thu lớn nhất thế giới

Đột phá từ dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi): Giải 'bài toán' khó cho thị trường điện

Đợt nắng nóng đỉnh điểm đẩy Trung Quốc bước vào 'cơn sốt' năng lượng

Ông Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) tháo gỡ khó khăn cho các dự án nguồn điện khí LNG