Thứ sáu 22/11/2024 12:52

Bộ trưởng Nội vụ nói gì về tình trạng thiếu giáo viên, lương nhân viên trường học?

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về tình trạng thiếu giáo viên, lương nhân viên trường học.

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, sáng 7.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hộiVương Đình Huệ, Quốc hội tiếp tục tiến hành Phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

Lương nhân viên trường học còn rất thấp

Trước khi đặt câu hỏi chất vấn Bộ trưởngNội vụ, đại biểu Trịnh Minh Bình (đoàn Vĩnh Long) nêu thực tế: Nhân viên trường học có vị trí, vai trò quan trọng trong tổ chức các hoạt động dạy và học của nhà trường, song lương của họ hiện rất thấp. “Khi cải cách chính sách tiền lương mới thì Bộ trưởng có giải pháp nào để cải thiện lương của nhân viên trường học?” - đại biểu Trịnh Minh Bình chất vấn Bộ trưởng Nội vụ.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà (Ảnh:Quochoi.vn)

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đánh giá "đây là câu hỏi rất thiết thực". Hiện nay nhân viên trường học gồm thủ quỹ, kế toán, văn thư có 150.000 viên chức làm công tác làm nhiệm vụ hỗ trợ và phục vụ trong đó có 37.817 nhân viên làm kế toán.

Thực chất phải nói chế độ lương với các viên chức hay nhân viên trường học còn rất thấp, chưa đảm bảo được mức lương tối thiểu vùng theo quy định” - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nói.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, thời gian tới Bộ Nội vụ sẽ đề nghị các địa phương tiến hành tổng rà soát nhân viên trường học, đảm bảo theo đúng tinh thần Thông tư số 16 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và căn cứ Thông tư 77 của Bộ Tài chính để xem xét thêm để có phương án rà soát, sắp xếp đảm bảo đúng danh mục việc làm, chuẩn bị cho việc cải cách chính sách tiền lương với đối tượng này.

Theo Bộ trưởng Nội vụ, với những đối tượng này là viên chức, không được hưởng phụ cấp công vụ 25%, nên nếu xếp lương, cải cách tiền lươngmới có thể sẽ bị thiệt thòi.

Trong khi đó, nhiều địa phương, bộ ngành chưa hướng dẫn thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức với họ. Có những nhân viên kế toán 10 năm nay là viên chức nhưng chưa được thi thăng hạng.

Chúng tôi đề nghị tới đây sẽ tiến hành rà soát lại và hướng dẫn xét thăng hạng các nhân viên đang là viên chức trong trường học để đảm bảo tới đây thực hiện cải cách tiền lương có điều kiện xếp lương cho họ tốt hơn” - Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói.

Thiếu giáo viên là vấn đề thực tiễn

Cũng liên quan đến vấn đề lương khu vực giáo viên còn thấp dẫn đến tỷ lệ giáo viên bỏ nghề, chuyển việc tăng cao thời gian qua, nhiều đại biểu đã đặt câu hỏi đến Bộ trưởng Nội vụ về giải pháp để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên bắt nguồn từ nguyên nhân thu nhập chưa đủ sống.

Đại biểu Trần Kim Yến - Đoàn ĐBQH Tp. Hồ Chí Minh cho biết, trong tinh giản biên chế, sắp xếp tinh gọn bộ máy để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động rất cần thiết. Tuy nhiên, tinh giản mang tính chất cào bằng cơ học đang ảnh hưởng rất nhiều đến ngành giáo dục khi rất nhiều địa phương chia sẻ đang thiếu rất nhiều giáo viên nhưng việc tuyển dụng giáo viên đang cực kỳ khó khăn. Chưa kể giáo viên nghỉ việc tiếp tục gia tăng do nhiều nguyên nhân, trong đó có có nguyên nhân là do quá nhiều áp lực và thu nhập chưa đủ sống.

Mặt khác, đề án vị trí việc làm trong nhà trường không có chức danh giám thị. Đây cũng là thêm một áp lực dành cho nhà trường và giáo viên. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết giải pháp giải quyết vấn đề trên?

Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình cho rằng, mức lương giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non còn rất thấp nhưng áp lực công việc rất lớn. Tại buổi đối thoại của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo với 1 triệu nhà giáo cũng đã có 6.000 câu hỏi gửi tới Bộ trưởng liên quan đến vấn đề này.

Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình (Ảnh: Quochoi.vn)

Bên cạnh đó, Nghị quyết 29 của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo yêu cầu, lương nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết chủ trương này của Đảng có được cụ thể trong cải cách tiền lương của năm 2024 hay không? Giải pháp về chính sách cho nhà giáo? Đồng thời đại biểu cũng chuyển câu chất vấn tới Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trong khi đó, đại biểu Trần Thị Thu Hằng - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông khi chất vấn Bộ trưởng Nội vụ đã khẳng định, tiền lương, vấn đề tiền lương đã và đang được cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người làm công ăn lương hết sức quan tâm. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết những giải pháp để thực hiện cải cách chính sách tiền lương đồng bộ, toàn diện theo Nghị quyết 27 của Ban Chấp hành Trung ương?

Liên quan đến vị trí, chức danh và tiền lương được đại biểu Trần Kim Yến nêu, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, giai đoạn vừa qua và quán triệt với chủ trương của Đảng về sắp xếp tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế, cả hệ thống chính trị đã hết sức nỗ lực và có những thành công bước đầu trong việc sắp xếp tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế. Chỉ tính riêng về tinh giản biên chế đối với công chức giai đoạn 2017 -2021, chúng ta đã giảm được 10,01% và đối với viên chức, chúng ta đã giảm được 11,67% viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Hai khái niệm này có khác nhau.

Bộ trưởng giải thích thêm, trong số viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì ngành giáo dục giảm 6,4%, còn lại toàn ngành y tế giảm 32% do thúc đẩy được tự chủ, chuyển số biên chế đó sang hưởng lương tự chủ.

Tuy nhiên, thực tiễn giai đoạn vừa qua, nhiều địa phương thực hiện việc giảm biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì lại cắt hẳn biên chế đi, dẫn đến thiếu số người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp, nhất là ngành giáo dục. Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, riêng đối với ngành giáo dục có tính đặc thù. Cho nên việc thiếu giáo viên thường xuyên đang diễn ra thì đây là vấn đề thực tiễn.

Vậy để giải quyết bài toán như ý kiến mà đại biểu nêu, Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh một số giải pháp là cần thống nhất với nhau về mặt nhận thức, đối với viên chức thì cần tập trung một cách đồng bộ, quyết liệt để giảm số lượng viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước nhưng vẫn phải đảm bảo được số lượng người làm việc cho đơn vị sự nghiệp, tức là thúc đẩy tự chủ, làm sao để xã hội hóa, giảm được số viên chức được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Đối với ngành giáo dục, cần tập trung rất cao cho việc hoàn thiện một số hệ thống thể chế. Trước hết đề nghị Bộ Giáo dục và đào tạo nên rà soát, xem xét lại. Và tới đây nữa chúng ta sẽ ban hành Luật Nhà giáo để có giải pháp đảm bảo được những vấn đề cơ bản nhất cho việc đảm bảo đời sống, số lượng và chất lượng trong hoạt động của đơn vị sự nghiệp giáo dục. Trước mắt khẩn trương sửa đổi Thông tư 06 và Thông tư 11 về định mức giáo viên và học sinh trên lớp. Đồng thời sửa Nghị định 81 để đảm bảo việc thực hiện thu phí cho tất cả các cơ sở giáo dục, từ mầm non cho đến đại học. Và khẩn trương rà soát để có hướng dẫn để rà soát, sắp xếp lại quy mô trường lớp phù hợp.

Lương giáo viên sẽ xét theo thang, bảng lương cao nhất

Trả lời câu hỏi của dại biểu Tuyết Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho rằng, trong việc thực hiện các chính sách cải cách tiền lương tới đây, quan điểm của Đảng về lương nhà giáo được ưu tiên xếp thang bảng lương cao nhất trong hệ thống hành chính sự nghiệp tới đây là rất nhất quán. Trước mắt cần nhìn một cách tổng thể, tổng thu nhập của nhà giáo hiện nay gồm có lương và tiền lương theo các bậc chức danh nghề nghiệp, các loại phụ cấp lương, tuy nhiên do tính chất đặc thù nên vẫn còn thấp.

Ngày 7/11 Quốc hội tiếp tục chất vấn và trả lời chất vấn (Ảnh:Quochoi.vn)

Do đó, Bộ trưởng cho biết, trong thời gian tới đây, khi thực hiện các chính sách tiền lương, Bộ Nội vụ sẽ căn cứ theo Nghị quyết 27, đặc biệt là quán triệt tinh thần Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương, đó là lương nhà giáo được ưu tiên xét theo thang, bảng lương cao nhất trong hệ thống hành chính sự nghiệp và điều này là nhất quán. Theo đó, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát lại các quy định về tiền lương, nhất là tiền lương mới và các phụ cấp về dự kiến phụ cấp ưu đãi nghề cao nhất đối với nhà giáo để trình cấp có thẩm quyền xem xét và quyết định.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử phải nộp thuế

Phản ứng của Việt Nam về những động thái mới của Philippines tại Biển Đông

Bộ Ngoại giao thông tin về việc tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện từ Hoa Kỳ

Xung đột Nga-Ukraine lan rộng, Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể

Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, xem xét công tác nhân sự

Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Khoảng 30 nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống

Giá bất động sản phi mã, lao động, công chức khó có thể mua

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Nhiều mỏ cát phục vụ cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long không đạt tiêu chuẩn

Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư tạo xung lực mới cho quan hệ hai nước

Ngày Nhà giáo suy ngẫm về lời Tổng Bí thư 'phát động Bình dân học vụ số'

Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Hội nghị G20: Việt Nam thúc đẩy quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: 'Hôm nay, tôi là người hạnh phúc nhất trên thế gian này'

Triển vọng phát triển mạnh mẽ trong quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominicana

Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Đại biểu Quốc hội: Cần có cơ chế quản lý đối với việc dạy thêm, học thêm