Thứ tư 25/12/2024 14:39

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Cần hài hòa lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và người dân trong dự án điện - khí Lô B (Cần Thơ)

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Chuỗi dự án điện - khí Lô B triển khai từ lâu nhưng tiến độ bị đẩy lùi và cần được xem xét hài hòa lợi ích giữa các bên.

Tại buổi làm việc chiều 10/7 với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn công tác, ông Trần Việt Trường - Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ đã kiến nghị 8 vấn đề tới Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành để giúp địa phương này có thể đẩy mạnh việc triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ.

Trong các kiến nghị này có một số nội dung liên quan đến chuỗi dự án điện - khí Lô B (một dự án trọng điểm quốc gia về năng lượng đã được triển khai từ lâu nhưng tới nay tiến độ bị chậm.

Theo đó, UBND TP. Cần Thơkiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo Bộ Công Thương chủ trì tính toán lợi ích tổng thể trong chuỗi dự án khí Lô B.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trao đổi về các kiến nghị được UBND TP. Cần Thơ nêu tại buổi làm việc với Đoàn công tác của Chính phủ chiều ngày 10/7.

Liên quan đến kiến nghị này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết: Chuỗi tổ hợp điện - khí Lô B đã kéo dài quá lâu, các kiến nghị của địa phương là hoàn toàn xác đáng song phải bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân.

Ông Hoàng Quốc Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phát biểu tại buổi làm việc
Ông Dương Quang Thành - Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam phát biểu ý kiến liên quan đến dự án điện - khí Lô B

Đối với các vấn đề liên quan chuỗi dự án điện-khí Lô B, Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Lê Văn Thành trực tiếp chỉ đạo, các bộ, cơ quan, địa phương, doanh nghiệp liên quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ, phân tích kỹ lưỡng, đánh giá nhiều mặt, tổng thể trên cơ sở pháp lý, khoa học, thực tiễn, khẩn trương báo cáo Chính phủ và cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, trong đó có việc sửa đổi các quy định của pháp luật nếu cần thiết. Thủ tướng yêu cầu các bên liên quan phát huy trách nhiệm cao nhất, tất cả vì công việc chung trên cơ sở "hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro", đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc, của nhân dân lên trên hết, trước hết, đáp ứng mong mỏi của nhân dân, của cử tri.

Cần Thơ kiến nghị 8 vấn đề thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương:

1. Về nhu cầu đất phi nông nghiệp trong Quy hoạch TP. Cần Thơ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận cho phép chuyển đổi thêm khoảng 20.000 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 trong Quy hoạch tổng thể TP. Cần Thơ để tạo thêm nguồn lực phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

2. Chuỗi dự án điện - khí Lô B, Cần Thơ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo Bộ Công Thương chủ trì tính toán lợi ích tổng thể của Việt Nam trong Chuỗi dự án khí Lô B, từ đó sớm thông qua Cơ chế chuyển ngang giá từ Hợp đồng Bán khí (GSA) sang Hợp đồng giá bán điện (PPA) và khối lượng khí cam kết tiêu thụ cho cả dòng đời chuỗi dự án để các Nhà máy nhiệt điện ở hạ nguồn có thể cam kết tiêu thụ toàn bộ khí được khai thác ở thượng nguồn (để các nhà đầu tư thượng nguồn và trung nguồn phê duyệt Quyết định đầu tư cuối cùng kịp thời hạn).

3. Dự án “Nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm luồng hàng hải Định An-Cần Thơ”. Cần Thơ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, giao Bộ Giao thông vận tải làm việc với các nhà đầu tư tiềm năng, đánh giá sự phù hợp về yêu cầu kỹ thuật, môi trường để điều chỉnh Quyết định số 963/QĐ-BGTVT; đồng thời, bổ sung các hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư được quy định tại Điều 7, Nghị quyết số 45/2022/QH15 vào quyết định công bố danh mục dự án và triển khai các thủ tục lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án.

4. Tuyến đường kết nối Kiên Giang (Giồng Riềng), Cần Thơ (Ô Môn) với Đồng Tháp (Sa Đéc) và Dự án Cầu Ô Môn, Cần Thơ đề xuất Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương xem xét, chấp thuận dự án này được tham gia Chương trình DPO từ nguồn vốn ODA vay từ Chính phủ Nhật Bản.

5. Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long tại Cần Thơ, địa phương kiến nghị Thủ tướng sớm có ý kiến thẩm định và phê duyệt đề án này.

6. Dự án Nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 91 (Đoạn từ Km0 - Km 7), địa phương đề xuất Bộ Giao thông vận tải thực hiện đầu tư xây dựng dự án Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 (đoạn từ Km0 - Km7) từ nguồn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025.

7. Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Vĩnh Thạnh (Khu công nghiệp VSIP), địa phương mong muốn Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư dự án này.

8. Một số khó khăn liên quan đến đầu tư ngoài ngân sách nhà nước, Cần Thơ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành hỗ trợ, hướng dẫn địa phương xác định căn cứ pháp lý để xử lý hoặc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách nhà nước đã triển khai một phần nhưng được cấp chủ trương đầu tư theo trình tự, thủ tục chưa hoàn toàn phù hợp quy định.

Trung Nghĩa - Ngọc Thùy
Bài viết cùng chủ đề: TP Cần Thơ

Tin cùng chuyên mục

Kéo dài thời điểm thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế dứt điểm việc chậm cấp đăng ký lưu hành thuốc

Các ban đảng đã hoàn thiện đề án tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương

Nhân sự 23/12: Tỉnh ủy Phú Thọ, Sơn La, Đồng Nai triển khai quy trình về công tác cán bộ

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Chống lãng phí, tiết kiệm góp phần tăng sức mạnh quốc gia

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

Đại tá Nguyễn Hữu Sơn chỉ ra 4 giải pháp để phòng, chống lãng phí nguồn lực

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển