Thứ bảy 03/05/2025 22:20

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nêu giải pháp giải quyết lừa đảo trên không gian mạng

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nêu giải pháp giải quyết lừa đảo trên không gian mạng,cho rằng tin giả lan rất nhanh, xử lý chậm sẽ hậu quả khó lường.

Sáng ngày 4/11, Quốc hội tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thứ 2 thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông.

Sáng 4/11, Quốc hội tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thứ 2 thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông

Ngăn chặn gần 1.700 trang web có dấu hiệu lừa đảo

Đặt vấn đề chất vấn hội trường, đại biểu Quốc hội Lê Thị Song An (đoàn Long An) cho biết, gần đây, tình hình tội phạm công nghệ cao, lừa đảo chiếm đoạt tài khoản, giả mạo tin nhắn các ngân hàng qua mạng có chiều hướng gia tăng diễn biến phức tạp và thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn thiếu đồng bộ. Công tác quản lý nhà nước trong một số lĩnh vực như an ninh mạng, tài chính, ngân hàng, đất đai, công chứng còn sơ hở, thiếu sót, chưa có sự phối hợp chặt chẽ.

Vấn đề thứ hai đại biểu nêu, trong thời gian qua, bộ có nhiều giải pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên mặt trận phòng, chống tin giả, thông tin xấu độc trên mạng. Tuy nhiên, việc ngăn chặn, xử lý có lúc còn chậm, tạo cơ hội cho tin giả tồn tại và phát tán rộng, gây hoang mang xã hội, ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế, an ninh trật tự, quyền lợi và lợi ích của những tổ chức, cá nhân.

Đại biểu đề nghị Bộ trưởng làm rõ, với vai trò và trách nhiệm của mình, Bộ trưởng đã có giải pháp gì để giải quyết các vấn đề trên?

Đại biểu Quốc hội Lê Thị Song An - đoàn Long An

Trả lời chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho hay: Thời gian vừa qua, việc đầu tiên Bộ Thông tin và Truyền thông làm là hoàn thiện các văn bản, thể chế đã ban hành, định nghĩa rõ các hành vi và quy định, quy trình xử lý hành chính, cơ chế chuyển cho công an xử lý hình sự.

Một trong những điều Bộ Thông tin và Truyền thông rất quan tâm là xử lý một cách căn bản. Cụ thể, việc đầu tiên là Bộ Thông tin và Truyền thông đã công khai các đầu số điện thoại, cụ thể là đầu 156, các trang web để tiếp nhận thông báo về những vi phạm”- Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nêu.

Bộ trưởng cũng đề cập, vấn đề tiếp theo là phát triển công cụ, công nghệ. Trong quản lý không gian mạng, chúng ta cũng coi công nghệ số là lực lượng thực thi. Năm 2020, Bộ Thông tin và Truyền thông đã rà quét và ngăn chặn khoảng 1.700 trang web có dấu hiệu lừa đảo, nếu không ngăn chặn sẽ có khoảng 3,1 triệu người truy cập các trang web và xác suất bị lừa đảo là rất lớn.

Về số điện thoại, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tập trung xử lý các sim rác. Đây là một trong những công cụ để thực hiện các hành vi lừa đảo.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu cụ thể, về xử lý sim rác có 3 công đoạn lớn là: Thứ nhất, tất cả thuê bao không có đầy đủ thông tin sẽ xoá khỏi hệ thống. Năm 2018 có 22 triệu thuê bao chưa có thông tin và đến nay, tất cả thuê bao đều có thông tin.

Thứ hai, thông tin đó có chính xác không, hiện nay, chúng ta đã có cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Các nhà mạng đang đối soát. Đến đầu năm 2023 sẽ rà soát xong.

Thứ ba, một người đăng ký nhiều sim, gọi là sim không chính chủ. Theo đó, vấn đề ở đây là xử lý sim không chính chủ. “Xử lý xong vấn đề này, chúng ta sẽ ngăn chặn được tình trạng lừa đảo, cuộc gọi rác”- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Phân tích rõ hơn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, trên không gian mạng, tin giả lan truyền rất nhanh, nếu xử lý chậm hậu quả sẽ rất khó lường. Vừa qua, chúng ta đã sửa các Nghị định để nâng tầm vấn đề xử lý tin giả, từ thông tư lên Nghị định. Nghị định này quy định rõ các hành vi, trách nhiệm của các bên liên quan và thời gian các nhà mạng phải hạ thông tin xấu độc, sai sự thật từ 48 tiếng xuống còn 24 tiếng, có những thông tin đặc biệt phải xử lý ngay trong 3 giờ.

Về mức phạt, theo Bộ trưởng, hành vi đưa thông tin giả đã tăng lên 3 lần, nhưng so với các nước trong khu vực chỉ bằng 1/10. “Chính vì vậy, trong thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục đề nghị Chính phủ xem xét, cân nhắc đưa mức xử phạt lên mức răn đe, ít nhất ngang mức trung bình so với các nước trong khu vực”- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đề xuất.

Chỉ Bộ Công an và Bộ Thông tin và Truyền thông không thể ngăn thông tin xấu độc

Nêu câu hỏi chất vất, đại biểu Đỗ Chí Nghĩa - Phú Yên cho rằng, ngăn chặn tác hại của thông tin xấu độc trên không gian mạng là việc không dễ dàng. Xử lý một trường hợp đưa tin thất thiệt vất vả, khó khăn đồng thời nếu không xử lý cẩn thận sẽ dẫn đến nguy cơ PR (Public Relation) cho người vi phạm.

Đại biểu Đỗ Chí Nghĩa – đoàn Phú Yên

Từ đó, đại biểu Đỗ Chí Nghĩa đặt câu hỏi về giải pháp căn cơ nhất để xử lý tình trạng này trong bối cảnh lực lượng ngành thông tin truyền thông còn mỏng đồng thời số tài khoản mạng xã hội lên đến hàng chục triệu và có những tài khoản ở nước ngoài?

Trả lời vấn đề trên, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận định, việc kiểm soát thông tin xấu độc ở Việt Nam thực sự khó khăn bởi lực lượng mỏng, trong khi đó một người Việt Nam hiện có gần 4 tài khoản trên các mạng xã hội khác nhau. Ông nhận định đây là con số cao.

Về giải pháp căn bản, người đứng đầu ngành Thông tin truyền thông cho rằng: “Thế giới thực ra sao, lên mạng cũng vậy. Ai quản lý cái gì ở thế giới thực thì sang không gian mạng quản lý cái đó”.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng lưu ý, tất cả bộ ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp, nhà trường cần quản lý lĩnh vực của mình trên không gian mạng. Thậm chí đến mức tế bào là gia đình cũng cần quản lý con cái trên không gian này. “Toàn bộ xã hội vào cuộc mới có thể giải quyết căn cơ vấn đề trên không gian mạng. Chỉ Bộ Thông tin Truyền thông và Bộ Công an không xuể”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Quỳnh nga- Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật 'Bài ca chiến thắng'

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm sản xuất, buôn bán thuốc giả, sữa giả

Tổng Bí thư Tô Lâm sắp thăm Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng

Quy định mới về chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành lĩnh vực quốc phòng, an ninh

Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật

Sáp nhập tỉnh: Cơ hội 'vàng' tăng trưởng công nghiệp, thương mại

Dấu ấn Công an TP. Hồ Chí Minh trong bảo vệ an ninh, an toàn chuỗi các sự kiện dịp 30/4

Truyền thông quốc tế ca ngợi thông điệp của Việt Nam về việc cùng xây dựng một tương lai hòa bình

Thủ tướng đề nghị Việt Nam - Tanzania coi hợp tác kinh tế là trọng tâm

Đường vành đai 3 kẹt cứng ô tô về nghỉ lễ 30/4

Xem diễu binh, diễu hành từ nửa vòng trái đất

Các khối diễu binh Trung Quốc, Lào, Campuchia tạo ấn tượng tốt đẹp về tình hữu nghị

Bí thư Đoàn phát biểu trong đại lễ: Nhìn lên bầu trời và thấm thía ‘Hoà bình đẹp lắm’!

Vị tướng 17 tuổi đi đánh giặc nói gì với thế hệ trẻ trong phát biểu tại đại lễ kỷ niệm?

Chùm ảnh: Lễ diễu binh, diễu hành - trào dâng niềm tự hào về non sông đất nước

Đại sứ các nước chúc mừng thành tựu phát triển của Việt Nam

Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Phó Thủ tướng: Ngoại giao Việt Nam đóng góp vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình Mùa xuân thống nhất