Thứ hai 25/11/2024 18:13

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên dự phiên họp Hội đồng Hiệp định CPTPP lần thứ 7

Ngày 16/7, Bộ trưởng Nguyễn Hồng DIên đã dự Phiên họp Hội đồng Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) lần thứ 7

Phiên họp Hội đồng Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) lần thứ 7 đã được tổ chức vào ngày 16/7/2023 dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Thương mại và Phát triển Xuất khẩu New Zealand Damien O’Connor cùng với sự tham gia của Bộ trưởng và Quan chức cấp cao của các nước Australia, Canada, Chile, Malaysia, Nhật Bản, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Vương quốc Anh và Việt Nam.

Đoàn đại biểu Việt Nam gồm đại diện các Bộ: Công Thương, Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ và Văn phòng Ban chỉ đạo hội nhập quốc tế về kinh tế do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm trưởng đoàn đã tham dự phiên họp.

Tại phiên họp này, Bộ trưởng các thành viên CPTPP đã thông qua Quyết định của Hội đồng CPTPP phê duyệt các điều kiện cho việc gia nhập của Vương quốc Anh và ký Nghị định thư gia nhập Hiệp định CPTPP của Vương quốc Anh, chính thức đưa số lượng thành viên ký kết của Hiệp định lên 12.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã đại diện Chính phủ Việt Nam tham gia ký kết Nghị định thư cũng như các văn kiện liên quan với Vương quốc Anh.

Sau lễ ký kết, Bộ trưởng các thành viên CPTPP (bao gồm Vương quốc Anh) đã thảo luận các vấn đề trong chương trình nghị sự do New Zealand đề xuất. Các Bộ trưởng đã lắng nghe báo cáo của các Ủy ban và Nhóm công tác chuyên môn về tiến độ rà soát tổng thể 3 năm thực thi CPTPP, tiến độ triển khai các sáng kiến thúc đẩy hợp tác trong CPTPP như kinh tế số, kinh tế xanh.

Các Bộ trưởng cũng đã thông qua Quyết định thành lập Ủy ban tạm thời cho Chương Hải quan và Tạo thuận lợi thương mại để phụ trách công việc về tự động hóa hải quan, tạo thuận lợi thương mại số giữa các nước thành viên trong khối.

Đối với các vấn đề mới, các Bộ trưởng đồng ý sự cần thiết phải bảo đảm Hiệp định CPTPP là một Hiệp định “tiến bộ” và “toàn diện” và vì vậy, cần phải liên tục rà soát và kịp thời cập nhật, bổ sung các vấn đề được thế giới quan tâm hiện nay như kinh tế số, kinh tế xanh…

Tuy nhiên, các Bộ trưởng cũng cho rằng đây là các vấn đề phức tạp cần nghiên cứu kỹ lưỡng trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các thành viên khi tham gia các khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương khác để từ đó lựa chọn các vấn đề phù hợp với tất cả các thành viên. Các Bộ trưởng giao cấp kỹ thuật tiếp tục nghiên cứu và đề xuất trong cuộc họp Hội đồng tiếp theo.

Về nội dung mở rộng Hiệp định, các Bộ trưởng cũng dành thời gian thảo luận về quan tâm gia nhập của các nền kinh tế khác nhằm thống nhất cách tiếp cận chung đối với các đơn xin gia nhập này. Cho đến nay, đã có 6 nền kinh tế nộp đơn xin gia nhập Hiệp định CPTPP là Trung Quốc, Đài Loan, Ecuador, Costa Rica, Uruguay và Ukraina.

Kết thúc chương trình làm việc, Bộ trưởng 12 nước CPTPP đã thông qua Tuyên bố chung cấp Bộ trưởng để ghi nhận các kết quả làm việc chính của Hội đồng lần thứ 7. Phiên họp Hội đồng cấp Bộ trưởng Hiệp định CPTPPlần thứ 8 sẽ được tổ chức trong năm 2024 do nước Chủ tịch luân phiên Canada chủ trì.

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (tiếng Anh: Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership – CPTPP), là hiệp định thương mại tự do với các điều khoản loại bỏ thuế quan giữa các nước thành viên, đồng thời đặt ra các quy tắc về những vấn đề như đầu tư xuyên biên giới, thương mại điện tử, sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp nhà nước và lao động.

Vào ngày 2/11/2018, Hiệp định CPTPP và các tài liệu liên quan đã được trình lên Quốc hội Việt Nam để phê chuẩn. Vào ngày 12/11/2018, Quốc hội Việt Nam đã thông qua nghị quyết phê chuẩn CPTPP.

Hà Hương
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định CPTPP

Tin cùng chuyên mục

Tận dụng hiệu quả Hiệp định CPTPP để tăng tốc xuất khẩu sang Canada

Hợp tác thương mại Việt Nam - Peru: Tận dụng tốt cơ hội từ Hiệp định CPTPP

Tận dụng tốt hơn CPTPP để "hóa giải" những thách thức khi xuất khẩu sang Canada

Vương quốc Anh gia nhập CPTPP, cơ hội nào cho Việt Nam?

Nâng cao vai trò của hiệp hội, ngành hàng trong thực thi Hiệp định CPTPP

Vương quốc Anh gia nhập CPTPP sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho Việt Nam

Tận dụng lợi thế từ Hiệp định CPTPP, xuất khẩu thủy sản qua Australia tăng trưởng mạnh

“Trái ngọt” xuất khẩu hàng hóa từ Hiệp định CPTPP

Xuất khẩu tôm vào Australia: Gia tăng các sản phẩm chế biến sâu

Xuất khẩu cá tra sang CPTPP: Mexico và Canada lấy lại "sắc xanh tăng trưởng”

Bộ chỉ số FTA Index: Tạo động lực để địa phương bứt phá

Đáp ứng tiêu chuẩn phát triển bền vững: “Chìa khoá” tăng trưởng xuất khẩu da giày

Hiệp định CPTPP kích thích doanh nghiệp Việt xanh hóa để làm chủ cuộc chơi

Xuất khẩu hàng hoá sang các nước châu Á khởi sắc nhờ “đòn bẩy” CPTPP

Xuất khẩu vào thị trường Canada: Doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến tiêu chuẩn phát triển bền vững

Xuất khẩu thủy sản sang Canada: Chỉ 12% kim ngạch sử dụng ưu đãi từ CPTPP

Tận dụng CPTPP, thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mexico

TS. Nguyễn Minh Phong: 4 điểm sáng của hàng Việt xuất khẩu sang CPTPP

Xuất khẩu sang thị trường CPTPP: Cần đáp ứng các quy định về phát triển bền vững

Thị trường nào trong khối thị trường CPTPP đang mua cá tra nhiều nhất của Việt Nam?