Bộ trưởng Bộ Công Thương: Chỉ rõ nguyên nhân quản lý vốn, cổ phần hóa chưa hiệu quả

Trong phiên giải trình một số vấn đề liên quan đến việc quản lý phần vốn Nhà nước đối với một số doanh nghiệp thuộc chức năng quản lý của Bộ Công Thương sáng 28/5, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã thẳng thắn chỉ rõ nguyên nhân công tác quản lý vốn, tài sản và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) chưa hiệu quả.
Bộ trưởng Bộ Công Thương: Chỉ rõ nguyên nhân quản lý vốn, cổ phần hóa chưa hiệu quả
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh

Đồng tình với những nội dung trong Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại DN và cổ phần hoá giai đoạn 2011-2016 đối với các DNNN nói chung và DN thuộc Bộ Công Thương nói riêng, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho rằng, những nội dung lớn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của DNNN cũng như thực hiện vốn chủ sở hữu Nhà nước đối với DNNN ngành Công Thương cũng đã có sự phân tích làm rõ và minh họa cụ thể.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc quản lý, sử dụng vốn tại các DNNN giai đoạn vừa qua bao gồm: Thứ nhất, về thể chế và quy phạm pháp luật mặc dù liên tục được cải tiến, điều chỉnh và bổ sung trên cơ sở thực tiễn cũng như từ nghiên cứu, kinh nghiệm. Tuy nhiên, hàng loạt văn bản luật và dưới luật vẫn còn những xung đột, thậm chí còn có những khoảng trống dẫn đến hiệu quả hoạt động của các DNNN cũng như quản lý phần vốn DNNN trong thời gian vừa qua còn nhiều khó khăn và bất cập. Trong đó, có sự chồng chéo giữa quản lý Nhà nước, sự chồng lấn trong quản lý Nhà nước giữa các Bộ, ngành với vai trò quản trị hay chủ quản của các DNNN. Điều này dẫn đến hiện tượng kép, một mặt hoạt động của các DNNN thiếu sự tự chủ, (do chịu sự can thiệp của các cơ quan quản lý nhà nước, của cơ quan hành chính). Mặt khác, bản thân đội ngũ quản trị DNNN có tâm lý né tránh và đẩy trách nhiệm lên cho các cơ quan quản lý Nhà nước.

Thứ hai, vẫn còn tình trạng vừa đá bóng, vừa thổi còi. Hàng loạt chủ trương lớn được phê duyệt bởi các cơ quan Nhà nước nên chất lượng dự án đầu tư không đảm bảo hiệu quả. Có dự án quy mô đầu tư lớn nhưng chất lượng không cao và quá trình thực hiện mất vốn, lãng phí, sai phạm. Phình to của bộ máy, quan liêu hóa DNNN không đáp ứng được diễn biến nhanh của thị trường thế giới.

Thứ ba, với cơ chế quản lý chồng lấn như hiện nay dẫn đến tình trạng cố tình làm sai và xảy ra những vi phạm, điển hình là 12 dự án thua lỗ kém hiệu quả, trong số này có nhiều dự án phản ánh đúng tình trạng quản lý vốn, quản trị DN yếu kém. Như vậy, không chỉ lãnh đạo các DN này mà cán bộ quản lý Bộ, ngành cũng phải chịu trách nhiệm, kể cả hình sự.

Bày tỏ sự đồng tình với các giải pháp của Quốc hội nêu, song Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng góp ý thêm quan điểm về góc độ quản lý ngành Công Thương. Theo đó, cần phải đẩy nhanh hơn nữa tiến độ, để hoàn thiện thể chế, khung khổ pháp lý trong quản lý vốn Nhà nước. Tuy nhiên, trong hoạt động điều hành của Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước cũng cần phải quán triệt rõ những nguyên tắc chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong kinh tế Nhà nước nhằm đảm bảo vai trò chủ đạo trong kinh tế Nhà nước nhưng đồng thời vẫn gắn với nguyên tắc thị trường. Bên cạnh đó, cũng cần phải xác định rõ hiệu quả của hoạt động, để không phải là thoái vốn bán đi DN hiệu quả để lấy tiền đầu tư vào các lĩnh vực khác không đem lại hiệu quả.

Trong vấn đề cổ phần hóa DNNN, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, cần phải làm rõ các nguyên tắc cơ bản để đảm bảo khai thác và quản lý vốn Nhà nước có hiệu quả cao nhất.

"Khi giữ vốn quá cao sẽ không đảm bảo được mục tiêu thoái vốn trong các DN gắn với phát triển bền vững và lợi ích toàn diện của DN cũng như đóng góp cho nền kinh tế, xã hội. Nhưng nếu duy trì vốn Nhà nước ở mức tối thiểu thì hoàn toàn không có ý nghĩa và giá trị gì trong việc đảm bảo lợi ích của Nhà nước vì chúng ta không giữ được vai trò chi phối” - Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.

Về định hướng trong công tác quản lý, cổ phần hóa các doanh nghiệp của ngành Công Thương trong thời gian tới, Bộ trưởng cho biết, sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện các chỉ đạo của Nhà nước, đặc biệt cả về mặt thể chế, pháp lý để hoàn thiện các quy phạm pháp luật về quản lý vốn, cổ phần hóa DNNN; làm rõ các nguyên tắc cơ bản đảm bảo khai thác, sử dụng tốt nguồn vốn đang đầu tư hiệu quả; phân định rạch ròi giữa quản lý Nhà nước với quản trị DN. Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý, đảm bảo phát triển bền vững kinh tế trong nước, cam kết hội nhập để DNNN, tư nhân khai thác được cơ hội thị trường.

TIN LIÊN QUAN
Cổ phần hóa, thoái vốn DNNN: Vẫn còn nhiều tồn tại
Đình Dũng - Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngành Công Thương với Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng nhắc nhiều địa phương chưa quyết liệt xóa nhà tạm

Thủ tướng nhắc nhiều địa phương chưa quyết liệt xóa nhà tạm

Thủ tướng: Cả nước đã xóa gần 209.000 căn nhà tạm

Thủ tướng: Cả nước đã xóa gần 209.000 căn nhà tạm

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Putin: Hai nhà lãnh đạo nhất trí tạo bước phát triển mới Việt Nam - Liên bang Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Putin: Hai nhà lãnh đạo nhất trí tạo bước phát triển mới Việt Nam - Liên bang Nga

Thủ tướng yêu cầu

Thủ tướng yêu cầu '6 rõ' trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 4 về xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 4 về xóa nhà tạm, nhà dột nát

TRỰC TIẾP: Lễ diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng

TRỰC TIẾP: Lễ diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng

TRỰC TIẾP: Toàn cảnh Lễ diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng

TRỰC TIẾP: Toàn cảnh Lễ diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng

Thủ tướng yêu cầu lựa chọn nhà đầu tư xứng tầm cho sân bay Gia Bình

Thủ tướng yêu cầu lựa chọn nhà đầu tư xứng tầm cho sân bay Gia Bình

Chính phủ tạo

Chính phủ tạo 'bệ phóng' cho tập đoàn tư nhân vươn tầm toàn cầu

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam coi trọng hợp tác năng lượng nguyên tử với Liên bang Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam coi trọng hợp tác năng lượng nguyên tử với Liên bang Nga

Đề xuất tách riêng điều luật về quỹ tiết kiệm năng lượng

Đề xuất tách riêng điều luật về quỹ tiết kiệm năng lượng

Việt Nam - Nga tăng cường hợp tác nghị viện, làm sâu sắc quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Việt Nam - Nga tăng cường hợp tác nghị viện, làm sâu sắc quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Chủ tịch Quốc hội: Không điều chỉnh quy hoạch tùy tiện

Chủ tịch Quốc hội: Không điều chỉnh quy hoạch tùy tiện

Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Đại biểu Quốc hội đề xuất gì?

Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Đại biểu Quốc hội đề xuất gì?

Cần cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ áp dụng tiêu chuẩn

Cần cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ áp dụng tiêu chuẩn

Thủ tướng nhắc 10 địa phương cần khẩn trương gỡ vướng dự án cao tốc

Thủ tướng nhắc 10 địa phương cần khẩn trương gỡ vướng dự án cao tốc

Đại biểu Phạm Văn Hòa: Phải tăng mức xử phạt đối với người có sức ảnh hưởng quảng cáo sai

Đại biểu Phạm Văn Hòa: Phải tăng mức xử phạt đối với người có sức ảnh hưởng quảng cáo sai

Không hợp nhất luật: Bảo đảm minh bạch, đồng bộ trong quản lý chất lượng

Không hợp nhất luật: Bảo đảm minh bạch, đồng bộ trong quản lý chất lượng

Đại biểu Nguyễn Duy Thanh: Công bố hợp quy tạo gánh nặng cho người tiêu dùng

Đại biểu Nguyễn Duy Thanh: Công bố hợp quy tạo gánh nặng cho người tiêu dùng

Gỡ bỏ rào cản hợp quy, truy cứu trách nhiệm công bố tiêu chuẩn sai lệch

Gỡ bỏ rào cản hợp quy, truy cứu trách nhiệm công bố tiêu chuẩn sai lệch