Thứ hai 23/12/2024 08:29

Bộ Tài chính: ngân sách nhà nước 5 tháng thu đạt 57% dự toán năm

Số liệu cập nhật của Bộ Tài chính cho biết 5 tháng đầu năm các hoạt động thu ngân sách nhà nước có nhiều khởi sắc và tăng mạnh so với cùng kỳ.

Theo Bộ Tài chính, lũy kế 5 tháng thu ngân sách nhà nước ước đạt 806.400 tỉ đồng, bằng 57% dự toán, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2021.Trong đó thu nội địa ước đạt gần 646.000 tỉ đồng, bằng 54,9% dự toán, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh khởi sắc khiến số thu từ các sắc thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân… đều tăng 2 con số so với cùng kỳ.

Ông Cao Anh Tuấn - Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế - cho rằng: Về tổng thể, thu ngân sách 5 tháng đầu năm đạt khá so với dự toán và tăng trưởng so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu thu tăng là do phát sinh một số khoản thu đột biến gần 15.000 tỉ đồng từ thu cổ tức của 2 ngân hàng.

Ảnh minh hoạ

Điểm sáng trong thu nội địa là các khoản thu trực tiếp từ hoạt động sản xuất - kinh doanh ước đạt 54,8% dự toán. Cụ thể, thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước và từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều đạt 50,7%. Riêng thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 60,6% dự toán, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đặc biệt ngoài thu nội địa, số thu từ dầu thô 5 tháng ước đạt 29.400 tỉ đồng, bằng 104% dự toán. Tổng cục Thuế lý giải là do giá dầu thô từ đầu năm đến nay tăng cao, quanh mốc 95 USD/thùng.

Còn thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu 5 tháng ước đạt 130.800 tỉ đồng, bằng 65,7% dự toán.

Bộ Tài chính cho hay số thu từ hầu hết các sắc thuế đều tăng trưởng 2 con số. Đơn cử thuế giá trị gia tăng ước đạt 49,8% dự toán, tăng hơn 12% so với cùng kỳ, mặc dù chịu tác động giảm thu do thực hiện chính sách giảm thuế suất từ 10% xuống 8% theo Nghị định số 15.

Thuế thu nhập doanh nghiệp ước đạt 60,8% dự toán, thuế thu nhập cá nhân ước đạt 68,3% dự toán, tăng lần lượt 11% và 24,1% so với cùng kỳ...

Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng cho rằng trong bối cảnh áp lực lạm phát gia tăng, buộc nhiều nước phải điều chỉnh thắt chặt chính sách tiền tệ, việc thực thi chính sách phòng, chống zero Covid-19 của Trung Quốc và xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine đã và đang khiến cho việc cung ứng các mặt hàng nhiên liệu, lương thực và một số nguyên liệu đầu vào khó khăn, giá cả tăng cao, làm tăng chi phí sản xuất - kinh doanh.

Đây là một trong những lo ngại tiếp tục ảnh hưởng đến số thu ngân sách những tháng tiếp theo”- Bộ Tài chính nhìn nhận.

Quang Lộc
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Tài chính

Tin cùng chuyên mục

Nuôi dưỡng nguồn thu thuế vì nền tài chính lành mạnh của quốc gia

LPBank bổ nhiệm thêm thành viên Ban điều hành, tạo động lực cho chiến lược phát triển toàn diện

'Cái bắt tay' trị giá 100 tỷ USD giữa ông Donald Trump và tỷ phú Nhật Bản

F88 cung cấp dịch vụ ngân hàng sau ký kết hợp tác chiến lược với MB

Chứng khoán Bảo Việt: đón nhận nhiều giải thưởng uy tín, khẳng định vị thế 25 năm trên thị trường

Sớm thành lập các trung tâm tài chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

D2D dự chi 233 tỷ đồng làm 6 nhà xưởng cho thuê, hoàn vốn sau 10 năm

VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào

Bac A Bank ra mắt giao diện mới của ứng dụng ngân hàng điện tử

Việt Nam là điểm sáng trong chính sách đầu tư của các tập đoàn toàn cầu

Phó Thủ tướng: Ngành ngân hàng triển khai hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trên tinh thần ‘cả hai cùng thắng’

Ngành ngân hàng tập trung tái cơ cấu trong năm 2025

Dòng vốn 3.000 tỷ đồng kỳ vọng vực dậy DIC Corp

Nâng hạng thị trường chứng khoán: Cơ hội để Việt Nam hút vốn ngoại

Nam A Bank lọt top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2024

Nhận diện thách thức, tìm cơ hội cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2025

Đón 'sóng' thoái vốn nhà nước của VNSteel, nhà đầu tư trúng đậm

Thêm tổ chức quốc tế nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Cơ cấu nợ cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 3- chính sách tín dụng đậm ý nghĩa nhân văn

Đề xuất rút ngắn quy trình niêm yết chứng khoán xuống 30 ngày