Thứ bảy 10/05/2025 06:48

Bộ Ngoại giao thông tin về lộ trình "hồi hương" ấn vàng "Hoàng đế chi bảo"

Các cơ quan chuyên môn của Việt Nam đang tìm mọi cách để "hồi hương" ấn vàng "Hoàng đế chi bảo".

Tại họp báo thường kỳ chiều 17/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, trong thời gian sắp tới, Bộ ngoại giao sẽ tiếp tục chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, Phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO tiếp tục cùng Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch cùng các cơ quan liên quan thực hiện lộ trình thủ tục đưa ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" về Việt Nam trong thời gian sớm nhất, đảm bảo quy định pháp luật.

Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo kịp thời của chính phủ, Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO đã thông qua mọi kênh trong đó có trao đổi thư, công hàm chính thức tiếp xúc, gặp gỡ với cố vấn đối ngoại của Tổng thống Pháp, Bộ Ngoại giao và Bộ Văn hóa Pháp, lãnh đạo UNESCO và các bộ phận chuyên ngành liên quan đề nghị can thiệp để ngừng việc bán đấu giá ấn vàng Hoàng đế chi bảo và chuyển giao quyền sở hữu cho phía Việt Nam.

Bộ Ngoại giao thông tin về việc hồi hương ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thông tin thêm: "chúng tôi cũng đã trao đổi với hãng đấu giá Millon và tham vấn với các tổ chức chuyên về di sản văn hóa nghệ thuật, cũng như các cá nhân có liên quan để tìm hiểu thông tin, kịp thời thông báo với các bên liên quan trong nước tạo cơ sở cho việc đàm phán".

Trong thời gian tới, Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, Phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng như các cơ quan liên quan thực hiện lộ trình, thủ tục đưa ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" về Việt Nam trong thời gian sớm nhất, đảm bảo các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như của Pháp.

Trước đó, đại diện lãnh đạo Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xác nhận hãng Millon đã đồng ý chuyển giao ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" cho Việt Nam. Việc hồi hương ấn vàng không chỉ giúp bổ sung, hoàn thiện các sưu tập cổ vật, di sản văn hóa bị thất lạc, tránh "chảy máu chất xám" ra nước ngoài, còn giúp bảo tồn giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Đây cũng là việc làm được đánh giá mang ý nghĩa lớn nhằm đảm bảo tính toàn vẹn của di sản văn hóa, một nội dung rất quan trọng được UNESCO chú trọng.

Thu Trang
Bài viết cùng chủ đề: Họp báo thường kỳ Bộ Ngoại Giao

Tin cùng chuyên mục

Liên Hợp Quốc cùng nhiều quốc gia chúc mừng tân Giáo hoàng

Chiến sự Nga - Ukraine sáng 9/5: Trinh sát Ukraine đầu hàng ở Avdeevka

Vị thế đồng USD được củng cố nhờ động thái mới của Fed

Thông tin về tàu ngầm 'điệp viên' của Israel

Lộ diện loạt vũ khí mới trong Lễ duyệt binh tại Nga

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 8/5: Lính đánh thuê Ukraine tử nạn

Cơ hội thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Ấn Độ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 8/5: Nga bắt giữ sĩ quan NATO

Mời tham dự Webinar 'Hợp tác Việt Nam - Ấn Độ trong ngành dệt may'

Việt Nam tham dự Triển lãm quốc tế InDEX 2025 tại Kerala

Nga nâng cấp xe tăng T-90M và trình làng UAV tự sát thế hệ mới

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 7/5: Sĩ quan Ukraine tử nạn ở Donetsk

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 7/5: Điệp viên Ukraine tử nạn ở Dnieper

Saudi Arabia chi khủng mua tên lửa không đối không AIM-120C-8

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 6/5: Đặc nhiệm Ukraine rút lui ở Zaporizhia

Tuần hàng Việt tại Malaysia: Cà phê, nông sản tới tấp người mua

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 6/5: Lính đánh thuê NATO tử nạn ở Sumy

Chiến sự Nga - Ukraine chiều 5/5: Hàng loạt lính Ukraine đầu hàng ở Kursk

Brazil gỡ lệnh cấm, cá rô phi Việt Nam trở lại 'đường đua' xuất khẩu

Nước mắm Việt 'theo chân' cơm tấm chinh phục thị trường Nhật Bản