Thứ bảy 21/12/2024 00:28

Bộ Ngoại giao lên tiếng về căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên

Về tình hình căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên, Bộ Ngoại giao Việt Nam mong muốn các bên kiềm chế, tránh làm gia tăng căng thẳng.

Chiều 17/10, Bộ Ngoại giao đã tổ chức họp báo thường kỳ. Trong họp báo, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã trả lời nhiều nội dung quan trọng, được báo chí, và dư luận quan tâm.

Liên quan đến diễn biến Triều Tiên cho nổ một số tuyến đường sắt, đường bộ liên Triều đồng thời quy định theo Hiến pháp gọi Hàn Quốc là “quốc gia thù địch”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, Việt Nam quan tâm đến tình hình gần đây trên bán đảo Triều Tiên.

"Chúng tôi mong muốn các bên kiềm chế, tránh làm gia tăng căng thẳng, kiên trì đối thoại, có tính đến quan tâm lợi ích của nhau cũng như lợi ích chung của khu vực và quốc tế và đóng góp vào duy trì hòa bình, ổn định trên bán đảo Triều Tiên, trong khu vực và trên thế giới" - bà Phạm Thu Hằng nói.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng thông tin về tình hình căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên. Ảnh: Nguyễn Hồng

Trước đó, sáng 17/10, hãng thông tấn KCNA của Triều Tiên đưa tin, các tuyến đường bộ và đường sắt nối Triều Tiên với Hàn Quốc hiện bị chặn hoàn toàn sau khi Bình Nhưỡng cho nổ tung các đoạn đường liên Triều ngày 15/10. Bình Nhưỡng gọi việc cho nổ tung các tuyến đường biên giới này là hành động hợp pháp chống lại một quốc gia thù địch như được xác định trong Hiến pháp.

Các đoạn đường bộ và đường sắt dài 60 m ở biên giới hiện đã bị chặn hoàn toàn trong hoạt động phân tách theo từng giai đoạn lãnh thổ của Triều Tiên với Hàn Quốc.

“Đây là biện pháp tất yếu và hợp pháp được thực hiện theo yêu cầu của Hiến pháp Triều Tiên, trong đó nêu rõ Hàn Quốc là một quốc gia thù địch” - bản tin của KCNA nêu rõ. Hãng tin nhà nước Triều Tiên cũng dẫn lời một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Triều Tiên cho biết, Bình Nhưỡng sẽ thực hiện các bước tiếp theo để củng cố vững chắc biên giới phía Nam.

Căng thẳng đã leo thang trên bán đảo Triều Tiên từ năm ngoái khi Bình Nhưỡng và Seoul tuyên bố thỏa thuận ký năm 2018 về giảm căng thẳng quân sự hết hiệu lực. Tháng 1 năm nay, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un kêu gọi sửa đổi hiến pháp để từ bỏ mục tiêu thống nhất trên bán đảo Triều Tiên và xác định rõ ràng biên giới lãnh thổ của Triều Tiên.

Khánh An
Bài viết cùng chủ đề: Họp báo thường kỳ Bộ Ngoại Giao

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Báo Công Thương là 'cầu nối' lan tỏa thông tin các hoạt động của Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài

Trung Quốc sẵn sàng cùng Quân đội nhân dân Việt Nam thúc đẩy hợp tác thực chất, toàn diện

Việt Nam cam kết phát huy vai trò tích cực, có trách nhiệm trong Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Bộ Ngoại giao: Tinh gọn bộ máy để nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại trong kỷ nguyên mới

Bộ Ngoại giao Việt Nam thông tin về vụ việc công dân Việt bị sát hại tại Singapore

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc

Tiếp tục phòng chống tiêu cực trong Đảng: Không vùng cấm, không ngoại lệ

Thủ tướng: Sớm hoàn thiện Đề án thành lập Đảng bộ Chính phủ

Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Thủ tướng phê chuẩn ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Văn phòng Trung ương Đảng phải là ‘túi khôn’ của Đảng

Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 khẳng định vai trò Việt Nam trong hợp tác quốc phòng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an khẩn trương điều tra vụ án đốt gây cháy quán cà phê tại Hà Nội

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp Hoa Kỳ đẩy mạnh hợp tác thương mại, đầu tư tại Việt Nam

Quan hệ song phương Việt Nam - Lào là 'đặc biệt của đặc biệt'

Các tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc phải quyết liệt, bứt phá về kinh tế