Thứ hai 05/05/2025 07:30

Bộ GD&ĐT yêu cầu "cấp tốc" hoàn thành biên soạn một phần bắt buộc của môn Lịch sử

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu thời gian biên soạn, thẩm định lại chương trình môn Lịch sử cấp THPT phần bắt buộc chỉ một tháng.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ vừa ký ban hành Kế hoạch thực hiện môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông mới với một số nội dung bắt buộc từ năm học này.

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu nội dung Lịch sử bắt buộc mới phải được tập huấn cho giáo viên trước ngày 20/9.

Theo kế hoạch thực hiện môn Lịch sửtrong chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xây dựng một số nội dung ở môn Lịch sử bậc THPT trở thành nội dung bắt buộc dạy và dạy học áp dụng từ năm học 2022 - 2023.

Dự kiến, thời lượng phần bắt buộc 52 tiết/năm học (lớp 10, lớp 11, lớp 12) để dạy bắt buộc cho tất cả học sinh.

Để thực hiện mục tiêu trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các đơn vị chuyên môn thành lập Ban biên soạn, tổ biên tập và tổ chức thẩm định phần nội dung Lịch sử bắt buộc. Thời gian hoàn thành trước ngày 15/8.

Sau đó, các đơn vị tiếp tục thành lập Ban phát triển chương trình Lịch sử với nhiệm vụ biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình, hoàn thành trước ngày 25/8.

Để chuẩn bị, các đơn vị sẽ tổ chức các đợt tập huấn 3 buổi/đợt tại 3 miền Bắc, Trung, Nam nhằm hướng dẫn giáo viên, các trường về phần nội dung Lịch sử bắt buộc mới, hoàn thành trước 20/9.

Theo Nghị quyết Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV về lĩnh vực giáo dục có nêu Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiên cứu ý kiến cử tri, nhân dân và đại biểu Quốc hội, thiết kế môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục cấp Trung học phổ thông, bao gồm cả phần bắt buộc và phần lựa chọn một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục truyền thống và phát triển nhân cách cho học sinh.

Như vậy, Lịch sử từ môn học lựa chọn theo thiết kế ở cấp THPT chương trình giáo dục phổ thông mới, giờ đây trở thành môn học vừa có phần bắt buộc, vừa có phần lựa chọn.

Thay đổi trên được đưa ra trong bối cảnh, ngày 27/6, Quốc hội yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu thiết kế lại môn Lịch sử bậc THPT trong chương trình giáo dục phổ thông mới áp dụng từ năm học 2022 - 2023 gồm cả hai phần tự chọn và bắt buộc.

Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo thiết kế môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục cấp THPT, bao gồm cả phần bắt buộc và phần lựa chọn một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo giáo dục truyền thống.

Đỗ Nga
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng lưu ý gì về kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông?

Ngành giáo dục đào tạo bước vào chặng đường mới

Hôm nay, ngày cuối đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2025

Sáp nhập tỉnh, sách giáo khoa cần điều chỉnh linh hoạt

Tìm ra Quán quân giải đua xe năng lượng trời Cao Thắng

Việt Nam giành 6 huy chương Vàng tại Olympic Toán học Turkmenistan

Thời tiết biển hôm nay 26/4/2025: Nam Biển Đông có mưa, dông

Trại hè nở rộ: Nhiều lựa chọn không gian trải nghiệm cho trẻ

Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh nhận tài trợ phần mềm từ AVEVA

“Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” – Khúc tráng ca thiêng liêng, xúc động tại Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khởi nghiệp học đường: Ươm mầm thế hệ doanh nhân mới

Đăng ký thi tốt nghiệp: Cuộc 'cân não' trước ngưỡng cửa đại học

Vì sao sinh viên học ngành STEM cần được vay tín dụng?

Quán quân Business Challenges mùa 7 gọi tên Llamas và Trailblazers

Chung kết Business Challenges Season 7: Bùng nổ ý tưởng khởi nghiệp

Quán quân Olympic Tin học Cao Thắng 2025 chính thức lộ diện

Bạo lực mầm non: Cảnh báo từ những vết hằn nhỏ

'Chốt' đăng ký nguyện vọng lớp 10 công lập: Cuộc đua chính thức bắt đầu

Khởi nghiệp giảng đường: 7 năm thắp lửa

Nvidia hợp tác với Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng thúc đẩy ứng dụng AI