Thứ hai 25/11/2024 16:51

Bộ Công Thương lấy ý kiến điều chỉnh giá bán lẻ điện sinh hoạt

Bộ Công thương vừa gửi công văn đến các bộ ngành, địa phương, cơ quan liên quan để lấy ý kiến về biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt mới.

Đề xuất phương án 5 bậc từ Tư vấn

Theo đó, với vai trò là đơn vị tư vấn, Công ty TNHH MTV Tư vấn và Chuyển giao công nghệ Bách khoa ( Đại học Bách khoa Hà Nội) đã đê xuất chọn phương án 5 bậc.

Cụ thể, đối với biểu giá điện sinh hoạt, đề án phân tích các phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện gồm 1 bậc (giá sinh hoạt đồng giá), 3 bậc, 4 bậc và 5 bậc.

Hiện Bộ Công Thương đang lấy ý kiến về biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt mới

Tuy nhiên, đơn vị tư vấn cho rằng, phương án đồng giá (1 bậc) không áp dụng được trên thực tế nhìn vào các mục tiêu định giá: chính sách xã hội, phản ánh chi phí cung ứng, sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả.

Với phương án 3 bậc, dù đơn giản số bậc nhưng nhóm tư vấn đánh giá, tiền điện các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện từ dưới 240 kWh/tháng tăng thêm bình quân khoảng 3,15% (mức tăng tối đa là 4,5%) so với tiền điện hiện hành; Mức sử dụng từ 250-770 kWh có mức giảm tiền điện bình quân khoảng 4,54% (mức giảm tối đa là 10,06%); Mức từ 780 kWh trở lên có mức tăng tiền điện bình quân khoảng 6,79% (mức tăng tối đa là 7,79%).

Phương án 3 bậc sẽ làm tiền điện các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện từ dưới 240 kWh/tháng tăng thêm bình quân khoảng 3,15%

Với phương án 4 bậc, mức tăng ngân sách và tăng tiền điện các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện từ dưới 240 kWh/tháng và mức 770 kWh trở lên giống như phương án 3 bậc; Nhưng lợi ở chỗ, các hộ có mức sử dụng từ 250-770 kWh lại giảm tiền điện bình quân khoảng 4,54% (mức giảm tối đa là 10,06%)

Còn với phương án 5 bậc, tiền điện ở mức sử dụng điện từ dưới 270 kWh/tháng tăng thêm bình quân khoảng 2,32% (mức tăng tối đa là 4,47%) so với tiền điện hiện hành; Từ mức 280 kWh-1.100 kWh có mức giảm tiền điện bình quân khoảng 2,47% (mức giảm tối đa là 4,82%); Sử dụng từ 1.100 kWh trở lên có mức tăng tiền điện bình quân khoảng 3,87% (mức tăng tối đa là 4,63%).

Mức điều chỉnh giá điện sinh hoạt 5 bậc so với giá hiện hành

Với những ưu nhược điểm từng phương án, nhóm tư vấn đề xuất phương án 5 bậc, cụ thể: Bậc 1 cho 0-100 kWh đầu tiên, giá điện mới là 1.753 đồng/kWh (giá đang áp dụng là 1.678-1.734 đồng/kWh); Bậc 2 cho kWh từ 101-200, giá điện mới đề xuất là 2.051 đồng/kWh (giá đang áp dụng là 2.014 đồng/kWh ); Bậc 3 cho kWh từ 201-400, giá điện mới đề xuất là 2.424 đồng/kWh (giá đang áp dụng là 2.536-2.834 đồng/kWh); Bậc 4 cho kWh từ 401-700, giá điện mới đề xuất là 2.871 đồng/kWh (giá đang áp dụng là 2.927 đồng/kWh); Bậc 5 cho kWh từ 701 trở lên, giá điện mới đề xuất là 3.076 đồng/kWh (giá đang áp dụng là 2.927 đồng/kWh).

Bộ Công Thương đề xuất 2 phương án

Trên cơ sở ý kiến của đơn vị tư vấn, Bộ Công Thương đề xuất phương án biểu giá điện sinh hoạt 5 bậc và 4 bậc.

Phương án 1: Cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt theo hướng rút ngắn từ 6 bậc xuống 5 bậc như theo đề xuất của EVN và Tư vấn tại Công văn số 404, nhưng có thay đổi về cơ cấu tỷ trọng so với giá bán lẻ điện bình quân.

So sánh giá điện phương án 5 bậc có hiệu chỉnh với giá điện hiện hành

Cụ thể: Bậc 1 cho 100 kWh đầu tiên; Bậc 2 cho kWh từ 101-200; Bậc 3 cho kWh từ 201-400; Bậc 4: cho kWh từ 401-700; Bậc 5 cho kWh từ 701 trở lên.

Trên cơ sở thiết kế các bậc nêu trên, giá điện cho từng bậc được Bộ Công thương thiết kế lại.

Cụ thể, giữ nguyên giá điện hiện hành cho bậc đầu từ 0-100 kWh nhằm đảm bảo ổn định giá điện cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội có mức sử dụng điện thấp (chiếm 33,48% số hộ). Phần chênh lệch giảm doanh thu tiền điện được bù đắp từ hộ sử dụng điện từ 401-700 kWh và trên 700kWh.

Giữ nguyên giá điện hiện hành cho các bậc từ 101-200 kWh và 201-300 kWh.

Giá điện cho các bậc từ 401-700 kWh và từ 700 kWh trở lên được thiết kế nhằm bù trừ doanh thu cho các bậc thấp, với mức giá cao nhất là 3.356 đồng/kWh.

Ưu điểm của phương án này là đơn giản, người dân dễ hiểu. Nhược điểm là tiền điện các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện cao từ 711 kWh/tháng trở lên (chiếm khoảng 2% số hộ) phải trả tăng thêm.

Phương án 2, Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt theo hướng rút ngắn từ 6 bậc xuống 4 bậc như theo đề xuất của EVN và Tư vấn.

So sánh giá điện phương án 4 bậc có hiệu chỉnh với giá điện hiện hành

Cụ thể: Bậc 1 cho 100 kWh đầu tiên; Bậc 2 cho kWh từ 101-300; Bậc 4 cho kWh từ 301-700; Bậc 5 cho kWh từ 701 trở lên. Theo đó, giữ nguyên giá điện hiện hành cho bậc đầu từ 0-100 kWh nhằm đảm bảo ổn định giá điện cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội.

Giá điện cho các bậc từ 101-700 kWh và từ 700 kWh trở lên được thiết kế nhằm bù trừ doanh thu cho các bậc thấp.

Việc phân chia giảm bớt 1 bậc so với phương án 5 bậc nêu trên sẽ làm giảm bớt một phần tác động tăng tiền điện trong các tháng chuyển mùa với phần lớn các hộ sử dụng điện nằm trong dải sử dụng từ 100-300 kWh.

Tuy nhiên, so với phương án 5 bậc nêu trên, Bộ Công Thương đánh giá, phương án 4 bậc sẽ làm tăng tiền điện phải trả đối với các hộ có mức sử dụng từ 119-232 kWh/tháng và các hộ có mức sử dụng trên 806 kWh/tháng.

Song, tác động tăng tiền điện đối với các hộ có mức sử dụng từ 119-232 kWh/tháng là không lớn với mức tiền điện tăng thêm chỉ tối đa chỉ 12.100 đồng/tháng/hộ, tương ứng mức tăng tiền điện là 3,25%.

Bộ Công thương cũng nhấn mạnh, phương án 4 bậc sẽ có tác dụng thấp hơn trong việc khuyến khích khách hàng sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả so với Phương án 5 bậc.

Với những phương án đề xuất trên, Bộ Công Thương đề nghị các Bộ ngành có góp ý trước ngày 18/10/2022. Cụ thể các phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện [WIDGET_FILES:::438977:::1]

Thu Hường- Đình Dũng
Bài viết cùng chủ đề: biểu giá bán lẻ điện

Tin cùng chuyên mục

Nga và OPEC hợp tác nhằm ổn định thị trường dầu mỏ

5 trụ cột giúp Việt Nam chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế