Chủ nhật 22/12/2024 14:16

Bộ Công Thương: Khẩn trương xây dựng phương án cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục kinh doanh

Thực hiện Nghị quyết số 68, các bộ ngành đang khẩn trương hoàn thành việc thực thi phương án cắt giảm, đơn giản hóa QĐKD đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Cắt giảm đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng vừa chủ trì cuộc họp về công tác triển khai Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 – 2025 (Nghị quyết số 68/NQ-CP).

Tham dự cuộc họp có đại diện Lãnh đạo và các cán bộ đầu mối về công tác cắt giảm, đơn giản hóa hoạt động kinh doanh của 18 đơn vị thuộc Bộ. Ghi nhận các kết quả đạt được trong công tác cắt giảm, đơn giản hóa hoạt động đầu tư kinh doanh giai đoạn 2017 – 2019, tuy nhiên lãnh đạo Bộ Công Thương cũng nhìn nhận, trong quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP từ năm 2020 cho đến nay, Bộ Công Thương chưa xây dựng được phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt".

Các đơn vị thuộc Bộ khẩn trương rà soát quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi, chức năng quản lý của đơn vị

Để khắc phục tồn tại nêu trên, Thứ trưởng Phan Thị Thắng đề nghị các đơn vị khẩn trương, nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ: rà soát quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi, chức năng quản lý của đơn vị để xây dựng phương án cắt giảm, đơn giản hoá và tính toán chi phí tuân thủ của các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Trong phương án nêu cụ thể: tổng số quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh; Số lượng cắt giảm quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh; Số lượng quy định có thể thực thi ngay trong năm nay; dự kiến cắt giảm đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh nhưng chưa thể thực thi trong năm nay; đồng thời xây dựng kế hoạch, lộ trình thực thi các phương án trong năm 2024 – 2025.

Trường hợp có đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, các đơn vị đề xuất phương án, tính toán chi phí tuân thủ, văn bản dự kiến điều chỉnh và dự kiến tiến độ triển khai thực hiện. Trình Lãnh đạo Bộ phụ trách thống nhất phương án trước khi gửi Vụ Pháp chế tổng hợp; thời hạn: trước ngày 16 tháng 11 năm 2023.

Đánh giá sự cần thiết tiếp tục duy trì các quy định về hoạt động kinh doanh hiện hành trong trường hợp không đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh và gửi Vụ Pháp chế tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ quyết định.

Các đơn vị trong Bộ có trách nhiệm rà soát, thống kê, cập nhật đầy đủ các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh lên cổng lấy ý kiến tham vấn của các đối tượng tuân thủ trong quá trình dự thảo. Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về nội dung này.

Rà soát và trả lời đối với 31 đề xuất, phản ánh kiến nghị quy định kinh doanh theo mục IX Nghị quyết số 97/NQ-CP thuộc phạm vi, chức năng quản lý của đơn vị.

Vụ Pháp chế là đầu mối chung triển khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP tại Bộ Công Thương. Chủ trì, tổng hợp chung Phương án cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương trên cơ sở các đơn vị gửi và trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2023; xây dựng báo cáo trình Lãnh đạo Bộ ký, gửi Văn phòng Chính phủ trong trường hợp có khó khăn, vướng mắc.

Văn phòng Bộ rà soát phương án, đề xuất đơn giản hóa thủ tục hành chính của các đơn vị thuộc Bộ, phối hợp với Vụ Pháp chế xây dựng báo cáo phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh của Bộ Công Thương. Tổng hợp các nội dung liên quan đến cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính của các đơn vị thuộc Bộ; tham mưu tổ chức cuộc họp của Bộ trưởng với thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ về nội dung trên.

Vụ Khoa học và Công nghệ rà soát phương án, đề xuất đơn giản hóa hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu; quy định liên quan đến quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị xây dựng báo cáo phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến kiểm tra chuyên ngành, tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương; gửi Vụ Pháp chế tổng hợp để xây dựng Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phối hợp với Văn phòng Bộ cung cấp dữ liệu điện tử về số lượng và nội dung thủ tục hành chính theo từng lĩnh vực, đơn vị phụ trách cho các đơn vị thuộc Bộ để thuận lợi, thống nhất trong việc rà soát, đề xuất phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Xử lý dứt điểm các đề xuất, kiến nghị của các hiệp hội, doanh nghiệp

Vừa qua, tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành công văn 97/TCTCCTTHC về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2025.

Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2023 của Chính phủ về Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh (QĐKD) giai đoạn 2020-2025, các bộ, ngành đã tích cực cắt giảm, đơn giản hóa nhiều quy định không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp và gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân, qua đó góp phần thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Tuy nhiên, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, vẫn còn một số tồn tại: một số Bộ chưa cập nhật đầy đủ, kịp thời QĐKD lên cổng tham vấn và tra cứu QĐKD; việc tham vấn ý kiến của doanh nghiệp, người dân đối với QĐKD dự kiến ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (viết tắt là VBQPPL) chưa được thực hiện đầy đủ; còn 688 QĐKD đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa nhưng vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các VBQPPL để thực thi; việc tiếp nhận, xử lý khó khăn, vướng mắc trong thực hiện quy định, thủ tục hành chính (viết tắt là TTHC) cho người dân, doanh nghiệp còn chậm trễ.

Để khắc phục những tồn tại nêu trên và tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ được Chính phủ giao, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng Cơ quan ngang bộ, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc hoàn thành chỉ tiêu cắt giảm, đơn giản hóa QĐKD thuộc phạm vi chức năng quản lý được Chính phủ giao tại Nghị quyết 68/NQ-CP; tập trung chỉ đạo các đơn vị chức năng:

Thường xuyên thống kê, cập nhật, công khai đầy đủ, chính xác, kịp thời QĐKD được ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ cùng với chi phí tuân thủ đối với từng QĐKD lên cổng tham vấn và tra cứu QĐKD (gồm cả QĐKD trước khi được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ); tổng hợp danh sách QĐKD được cắt giảm, đơn giản hóa để tính tỷ lệ cắt giảm số QĐKD và tỷ lệ cắt giảm chi phí tuân thủ QĐKD; số lượng VBQPPL có QĐKD thuộc phạm vi quản lý của từng bộ, cơ quan trên Cổng tham vấn và tra cứu QĐKD.

Tham vấn trực tuyến, tương tác hai chiều giữa bộ, ngành với các hiệp hội, doanh nghiệp; giữa bộ, địa phương và các đối tượng liên quan trên cổng tham vấn và tra cứu QĐKD để rút ngắn thời gian lấy ý kiến đối với các dự án, dự thảo VBQPPL.

Xử lý dứt điểm các đề xuất, kiến nghị của các hiệp hội, doanh nghiệp đối với các QĐKD thuộc phạm vi quản lý được gửi tương tác trên cổng tham vấn và tra cứu QĐKD và những phản ánh, kiến nghị được giao tại mục IX Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 08/7/2023 của Chính phủ.

Tuyên truyền, khuyến khích các hiệp hội, doanh nghiệp, đối tượng quản lý tham gia đóng góp ý kiến hoặc gửi vướng mắc, đề xuất đối với QĐKD trên Cổng tham vấn và tra cứu QĐKD.

Khẩn trương hoàn thành việc thực thi phương án cắt giảm, đơn giản hóa QĐKD đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đỗ Nga
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Ngày mai (23/12) sẽ diễn ra Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển'

Luật Điện lực (sửa đổi) có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội

Sửa đổi Luật Hóa chất: Những kỳ vọng mới

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 73): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 8)

Để lĩnh vực hóa chất trở thành ngành công nghiệp nền tảng

Ông Đỗ Cao Bảo - thành viên HĐQT Tập đoàn FPT nói gì về sàn Temu?

Hoá chất là ngành công nghiệp nền tảng, đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên sâu về truyền thông, cung cấp thông tin báo chí

Luật sư Bùi Văn Thành: Bộ Công Thương rất nỗ lực trong xây dựng Nghị định kinh doanh xăng dầu

Luật sư Bùi Văn Thành: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, cần sự kiểm soát của nhà nước

Các Bộ, ngành góp ý hoàn thiện Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu

Giữ lửa nghề từ chiến khu Việt Bắc

Báo Công Thương cần đi sâu, phản ánh những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp

Báo Công Thương là tờ báo uy tín, tin cậy của cộng đồng doanh nghiệp

PGS.TS. Ngô Trí Long: Báo Công Thương đã tạo ra mạng lưới kết nối giữa chuyên gia và độc giả

TS. Võ Trí Thành: Báo Công Thương là một tờ báo đặc biệt!

TRỰC TIẾP: Tọa đàm 'Xây dựng hệ sinh thái cho ngành quế - những vấn đề cần lưu ý'

[LIVE] Toạ đàm 'Doanh nhân Việt Nam với vai trò dẫn dắt các ngành công nghiệp mũi nhọn'

Ngành Công Thương nối vòng tay lớn, ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng của bão, lũ

Cục Hoá chất - Bộ Công Thương: 16 năm với những dấu ấn quan trọng