Thứ tư 18/12/2024 15:17

Bộ Công Thương kết nối cho doanh nghiệp cung ứng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản

Bất chấp nỗ lực của hai bên, việc doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản vẫn rất hạn chế.

Tại buổi Giao thương trực tuyến sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản 2022, do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp tổ chức ngày 5/7, ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho hay: Những năm qua, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đã và đang cải thiện năng lực sản xuất và tham gia ngày càng sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp hỗ trợ chiếm gần 4,5% tổng số doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, tạo việc làm cho hơn 600.000 lao động, chiếm 8% lao động toàn ngành chế biến, chế tạo.

Một số doanh nghiệp sản xuất linh kiện Việt Nam có năng lực khá tốt tại những lĩnh vực như sản xuất khuôn mẫu các loại; linh kiện xe đạp, xe máy; linh kiện cơ khí tiêu chuẩn; dây cáp điện; linh kiện nhựa - cao su kỹ thuật; săm lốp các loại.

Dù vậy, số lượng doanh nghiệp Việt Nam trở thành nhà cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho doanh nghiệp Nhật Bản vẫn hạn chế. Nguyên nhân được ông Akutsu Michio - Chuyên gia Hiệp hội Cố vấn thương mại Nhật Bản, chỉ ra: Đầu tiên, năng suất lao động của lao động địa phương tại Việt Nam còn thấp, theo báo cáo của Jetro, tỷ lệ chất lượng lao động chỉ đạt 14,4%. Ông Akutsu Michio cho rằng đây là điều đáng quan ngại. Mặt khác, nhân tài có trình độ kỹ thuật cao của Việt Nam đã bị thu hút bởi doanh nghiệp FDI và ra nước ngoài làm việc dẫn đến tình trạng thiếu nhân lực tốt.

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp Việt tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản

Tiếp đó, năng lực tài chính của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, việc tiếp cận nguồn vốn cũng gặp nhiều khó khăn. Doanh nghiệp cũng gặp khó trong việc tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu giá thành cạnh tranh và thiếu thông tin từ các nhà cung cấp nước ngoài.

Bà Trương Thị Chí Bình - Tổng Thư ký Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cũng bày tỏ: Việt Nam hiện có 6 ngành được ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ, trong đó có ngành điện, điện tử và cơ khí.

Với ngành công nghiệp cơ khí, điển hình là công nghiệp sản xuất xe máy, sản lượng tuy có giảm trong năm vừa qua, đạt 2,5 triệu xe/năm. Dù vậy, đây là ngành có sản lượng tốt nhất, tỷ lệ nội địa hoá cũng như sự tham gia của doanh nghiệp Việt Nam đã ở tất cả các lớp cung ứng, các lớp sản phẩm như điện, điện tử, cao su, nhựa.

Ngành thứ 2, công nghiệp ô tô nổi bật với thương hiệu Toyota. Sản lượng của ngành này thấp hơn rất nhiều so với công nghiệp sản xuất xe máy. Đây cũng chính là lý do khiến ngành công nghiệp ô tô có tỷ lệ nội địa thấp và hiếm hoi có sự tham gia của doanh nghiệp Việt Nam. Doanh nghiệp Việt Nam cũng chỉ có thể cung cấp linh kiện nhựa cho các hãng ô tô, nguyên do đây là loại linh kiện cồng kềnh, chi phí logistics lớn buộc phải nội địa hoá.

Thiếu nhân lực kỹ thuật cao là điểm yếu của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

Ngành công nghiệp điện tử có sản lượng lớn nhất, riêng điện thoại di dộng chiếm gần 20% tỷ trọng xuất khẩu của các ngành, tuy vậy phần tham gia của doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu vẫn là nhựa và cao su. Linh kiện điện tử phần lớn được cung cấp bởi các doanh nghiệp FDI.

Một điểm yếu nữa, theo bà Bình, doanh nghiệp Việt Nam hiện mới chỉ sản xuất được linh kiện đơn chiếc, chứ chưa sản xuất được cụm linh kiện ngoài một số máy móc thuộc ngành công nghiệp xây dựng.

Lãnh đạo VASI cũng cho hay: 5 năm gần đây, luồng chuyển dịch nhà máy sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ về Việt Nam khá rõ. Để hỗ trợ doanh nghiệp, hiệp hội đã tập trung tìm kiếm giải pháp tiến lên trong chuỗi cung ứng bằng cách hình thành nhóm doanh nghiệp và nhóm lĩnh vực để tập trung gia tăng số lượng và chất lượng sản xuất. “Sự chuyển dịch chuỗi cung ứng không chỉ theo chiều sâu mà theo cả số lượng, đơn hàng từ Trung Quốc chuyển sang hiện lớn hơn rất nhiều số lượng sản phẩm doanh nghiệp trong nước đang sản xuất”, bà Bình nói.

Hiệp hội cũng bắt đầu hình thành nhóm doanh nghiệp để có thể sản xuất cụm linh kiện, tuy chưa đi vào thực hiện nhưng hy vọng sẽ tạo ra được điển hình đầu tiên và có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản và toàn cầu.

Giải pháp khắc phục điểm yếu của nhà cung cấp Việt Nam, ông Akutsu Michio đề xuất: Doanh nghiệp Việt Nam có thể sử dụng các công ty thương mại. Những doanh nghiệp này có thể cung cấp nguyên liệu với giá cạnh tranh, hỗ trợ thực hiện thủ tục hải quan, đề xuất phương thức sản xuất mới, cơ giới hoá và tự động hoá cho doanh nghiệp sản xuất lắp ráp.

“Nếu có sự cố xảy ra họ phối hợp nhà cung cấp và nhà máy lắp ráp để đề xuất giải pháp. Hơn nữa, họ có thể cung cấp thông tin không công khai trên Internet như đầu tư vốn, chương trình phát triển sản phẩm mới”, ông Akutsu Michio nhấn mạnh.

Việt Nga
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024: Kết nối giao thương, mở ra cơ hội

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Dự án hỗ trợ nhà cung cấp thuần Việt năm thứ 3 của Toyota ghi nhận thành quả bước đầu

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thay vì ‘than vãn’ hãy tìm phương pháp

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội

Nóng: Toyota 'nhá hàng' phiên bản bán tải cho mẫu xe SUV Land Cruiser

Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP

Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024