Bộ Công Thương điều hành linh hoạt nối lại chuỗi sản xuất và đảm bảo cung- cầu hàng hóa

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương bên lề kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) nhấn mạnh, có thể thấy, việc đảm bảo cung ứng đầy đủ hàng hóa cho người dân, tăng tốc nối lại sản xuất công nghiệp là những vấn đề được Bộ Công Thương đặc biệt quan tâm trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân: Ngành Công Thương đã khẩn trương vào cuộc, gỡ khó cho sản xuất kinh doanh tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Bộ Công Thương rất sáng tạo, trách nhiệm trong việc thúc đẩy sản xuất, lưu thông và tiêu thụ hàng hoá

Ông đánh giá thế nào về hoạt động của ngành Công Thương trong công tác bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu tại các tỉnh phía Nam thời gian qua, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh?

Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, việc cung ứng hàng hóa cho người dân gặp một số khó khăn do vướng mắc trong khâu lưu thông phân phối hàng hóa, theo đó đã xảy ra hiện tượng thiếu hàng cục bộ tại một số điểm bán hàng, tại một vài địa phương nhất là tại 19 tỉnh thành phía Nam. Tuy nhiên, nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Công Thương, chúng ta đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho lưu thông vận chuyển hàng hóa, đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân.

Bộ Công Thương điều hành linh hoạt nối lại chuỗi sản xuất và đảm bảo cung- cầu hàng hóa
Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) trao đổi với phóng viên Báo Công Thương

Cụ thể, ngành Công Thương đã phối hợp cùng doanh nghiệp phân phối của đơn vị có liên quan, nhà sản xuất đảm bảo cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho bà con.

Đáng chú ý, hàng loạt mô hình tổ chức các hệ thống phân phối theo hình thức "dã chiến" được Sở Công Thương, các doanh nghiệp, hiệp hội khẩn trương triển khai như: Điểm bán hàng/xe bán hàng lưu động, “mang chợ ra phố”, bán hàng online, bán theo combo, đi chợ hộ…

Theo tôi đây là một nỗ lực rất lớn rất đối với đội ngũ cán bộ công chức viên chức của ngành Công Thương.

Tuy nhiên, cũng có thời điểm chuỗi cung ứng hàng hóa bị đứt gãy, các chợ "tự sản tự tiêu", chợ truyền thống ngừng hoạt động... Mặc dù có sự nỗ lực của ngành Công Thương, nhưng các sản phẩm hàng hoá thiết yếu đến tận tay người dùng vẫn còn một số khó khăn. Nhiều bà con phản ánh phải đến 2- 3 ngày hàng hóa không đến nơi. Tôi nghĩ, đây là nguyên nhân khách quan, nhưng về tổng thể, phương án bảo đảm nguồn cung hàng hóa tại các địa phương của Bộ Công Thương luôn sẵn sàng kịp thời khi cần thiết.

Đặc biệt, có một điểm đang ghi nhận của Bộ Công Thương, khi 19 tỉnh thành phía Nam thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ, ngay lúc đó Bộ Công Thương đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ, trong đó có đề cập tới nội dung khuyến khích đặt hàng thiết yếu trên các trang thương mại điện tử uy tín. Đồng thời đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành phố phối hợp với các Sở ngành địa phương như Sở Giao thông Vận tải, Sở Y tế… xây dựng phương án cụ thể duy trì hệ thống giao nhận thương mại điện tử ở các tỉnh, thành phố.

Tôi đánh giá cao việc thực hiện triển khai thương mại điện tử trong mùa dịch, khuyến khích đặt hàng thiết yếu trên các trang thương mại điện tử. Đây là bước đi kịp thời của Bộ Công Thương hỗ trợ bà con trong mùa dịch và cần tiếp tục triển khai tốt hơn nữa trong thời gian tới.

Ngoài ra, Chương trình “Gian hàng Việt trực tuyến quốc gia” do Bộ Công Thương triển khai đã hỗ trợ việc tiêu thụ hàng nông sản, nhất là các địa phương bị tồn đọng nông sản trong mùa dịch. Thực tế, chuyện giải cứu nông sản trên sàn thương mại điện tử không mới, nhưng là giải pháp tiêu thụ hiệu quả trong bối cảnh dịch bệnh là điều hết sức ý nghĩa.

Thưa ông, sau khi các tỉnh thành công bố nới lỏng giãn cách, nhiều doanh nghiệp quay lại sản xuất sau những tháng bị đình trệ bởi dịch Covid-19. Ông nhìn nhận như thế nào về vai trò của ngành Công Thương khi đưa ra các quyết định và giải pháp kịp thời để giúp doanh nghiệp duy trì sản xuất trong bối cảnh dịch bệnh?

Thời gian qua, do tác động bởi Covid-19, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đang vô cùng khốn đốn, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng thua lỗ nghiêm trọng. Vấn đề lớn hiện nay đó là doanh nghiệp đang thiếu hụt nặng nề về lao động, điều này sẽ là thách thức không hề nhỏ đối với doanh nghiệp quay trở lại hoạt động phục hồi sản xuất. Tôi đã chứng kiến, nhiều tỉnh phía Nam bùng phát làn sóng công nhân từ TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương hồi hương rất lớn. Ngay như Đồng Tháp, Đồng Nai… đã đón hàng nghìn lao động lao động trở về và hoàn cảnh của họ đều hết sức khó khăn, không thể bám trụ tại thành phố để tiếp tục làm việc.

Do đó, khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, các hoạt động kinh tế mở cửa, cần phải có các giải pháp, tạo điều kiện để cho lao động trở lại nhà máy, khu công nghiệp và như vậy các doanh nghiệp mới sớm phục hồi, chuỗi cung ứng cũng tránh sự đứt gãy. Hiện, nhiều doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng công nhân nhưng tâm lý của công nhân còn nhiều e ngại đối với dịch bệnh. Đây cũng chính là một trong những trở ngại rất lớn đối với các nhà máy, khu công nghiệp, doanh nghiệp phía Nam hiện nay.

Bộ Công Thương điều hành linh hoạt nối lại chuỗi sản xuất và đảm bảo cung- cầu hàng hóa
Vai trò của Bộ Công Thương trong việc gỡ khó cho các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp là hết sức quan trọng, nhằm thúc đẩy và duy trì đảm bảo chuỗi cung ứng không bị đứt gãy

Trước thực trạng trên, ngay khi trở về trạng thái bình thường mới, Bộ Công Thương đã kịp thời chỉ đạo kịp thời Sở Công Thương các địa phương đề nghị các doanh nghiệp có nhu cầu sản xuất trở lại xây dựng phương án trong tình hình mới, gửi các cấp, ngành, địa phương và triển khai ngay việc mở cửa khi bảo đảm các điều kiện theo quy định.

Cụ thể như Sở Công Thương tỉnh Bình Dương đã có văn bản hướng dẫn chấp thuận về việc trao quyền chủ động cho doanh nghiệp tái hoạt động, cơ quan quản lý nhà nước sẽ hậu kiểm nhằm đẩy nhanh hoạt động tái sản xuất. Hiện tại, tỉnh Bình Dương đã cho phép các doanh nghiệp tự xét nghiệm và tự cấp giấy xác nhận để người lao động đi lại.

Theo tôi, vai trò của Bộ Công Thương trong việc gỡ khó cho các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp là hết sức quan trọng, nhằm thúc đẩy và duy trì đảm bảo chuỗi cung ứng không bị đứt gãy. Đồng thời có thể thấy, sự chủ động của Bộ Công Thương khi đưa ra các quyết định và giải pháp kịp thời giúp doanh nghiệp ổn định, duy trì sản xuất trong bối cảnh dịch bệnh

Bộ Công Thương là cơ quan quản lý nhà nước, còn trực tiếp sản xuất là doanh nghiệp, tôi cũng có ý kiến Bộ Công Thương cần hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất; đồng thời tham gia tích cực kiến nghị với Chính phủ, ngành thuế, ngân hàng trước các đề xuất khó khăn, vướng mắc từ phía doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương nên kiến nghị chính quyền, địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân được tiêm vắc xin đầy đủ để trở lại hoạt động tại các nhà máy, khu công nghiệp, doanh nghiệp. Bởi muốn đảm bảo chuỗi cung ứng không đứt gãy thì điều tiên quyết là phải có cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho lao động, công nhân trở lại làm việc tại các khu công nghiệp, thành phố lớn để khôi phục năng lực sản xuất.

Liên quan đến công tác quản lý thị trường, sau 3 năm chuyển đổi mô hình hoạt động theo ngành dọc, theo ông đã có chuyển biến gì, nhất là công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu và gian lận thương mại?

Tôi nhận thấy, sau 3 năm chuyển đổi mô hình sang ngành dọc, lực lượng Quản lý thị trường đã có sự chuyển mình tích cực trong công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý. Đánh giá một cách khách quan, ngành quản lý thị trường đã có sự đột phá, đáng ghi nhận. Đồng thời, từng bước đáp ứng được niềm tin và kỳ vọng của của người dân và Chính phủ đối với lực lượng quản lý thị trường.

Về mô hình hoạt động, theo tôi, ngành quản lý thị trường đã đạt thành tựu cao trong mô hình quản lý từ Trung ương đến cấp cở sở. Thực tế, dù còn nhiều khó khăn, có những phát sinh, tiêu cực, con sâu làm rầu nồi canh làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của ngành, song phải nhận thấy rằng công tác quản lý của quản lý thị trường vẫn đạt được những kết quả khả quan. Đặc biệt, chúng tôi đánh giá cao sự phối hợp liên ngành của quản lý thị trường, công an, quân đội trong kiểm soát buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng nhất là tại các khu vực biên giới.

Đơn cử như Đồng Tháp địa phương của tôi, trước đây thực trạng buôn lậu thuốc lá qua biên giới từ Campuchia về đất liền nội địa rất tinh vi, táo tợn. Tuy nhiên, thời gian qua, lực lượng quản lý thị trường đã tổ chức các cuộc đấu tranh chống buôn lậu có trọng tâm trọng điểm trên địa bàn Đồng Tháp, giúp giảm phần nào thực trạng buôn lậu. Điều này minh chứng cho tính hiệu quả của công tác quản lý thị trường tại địa phương thực hiện rất tốt từ khâu quản lý, kiểm soát chặt chẽ lưu thông hàng hóa qua biên giới cũng như hàng hóa sản xuất trong nước.

Xin cảm ơn ông!

Quỳnh Nga - Lan Anh (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei.
Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, hai nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hợp tác kinh tế - đầu tư; thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.

Tin cùng chuyên mục

Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Thủ tướng hoan nghênh và cảm ơn Tổng Thư ký đã nhận lời mời tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) lần đầu tiên được tổ chức theo sáng kiến của Việt Nam.
Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Tại dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế GTGT để phù hợp thông lệ quốc tế.
Biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương

Biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương

Ngày 23/4, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương cho các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương.
Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia thống nhất phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028.
Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

UBTVQH thống nhất trình Quốc hội 2 chuyên đề về bảo vệ môi trường và phát triển - sử dụng nguồn nhân lực để Quốc hội lựa chọn giám sát.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định mới về cụm công  nghiệp

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định mới về cụm công nghiệp

Sáng 23/4, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị triển khai, phổ biến Nghị định 32 và Nghị định 43 của Chính phủ.
Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Bộ Công Thương phổ biến Nghị định số 43 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

Báo cáo cập nhật kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4 dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025.
Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các bộ, ngành, địa phương chung quan điểm Nghị định số 32 đã đồng bộ tốt với các quy định, tạo cơ chế thoáng hơn cho phát triển cụm công nghiệp.
Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự, phát biểu tại Diễn đàn Tương lai ASEAN, chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Văn phòng Chính phủ cho biết, ngày mai (24/4), Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN

Thủ tướng dự và phát biểu tại phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN với chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người làm trung tâm.
Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng cải thiện

Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng cải thiện

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, ùn tắc giao thông tại Hà Nội, T.P Hồ Chí Minh và trên các quốc lộ trọng điểm đang có xu hướng cải thiện.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Sáng 23/4/2024, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định số 32/2024/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp (CCN).
Thương mại song phương Việt - Lào quý I/2024 đạt 476,8 triệu USD

Thương mại song phương Việt - Lào quý I/2024 đạt 476,8 triệu USD

Thời gian qua, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt - Lào có nhiều chuyển biến tích cực. Thương mại song phương trong quý I năm 2024 đạt 476,8 triệu USD.
Quyết tâm gỡ cảnh báo

Quyết tâm gỡ cảnh báo ''thẻ vàng'' IUU trong năm 2024

Chiều 22/4, diễn ra Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác IUU.
Nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái

Nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái

Trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ máy nghiền số 3 của Nhà máy xi măng Yên Bái đã xảy ra sự cố tai nạn lao động làm 7 người tử vong, 3 người bị thương.
Đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài

Đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài

Chương trình hành động của Chính phủ chống khai thác thủy sản bất hợp pháp yêu cầu đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài.
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 20/5, tiến hành theo 2 đợt

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 20/5, tiến hành theo 2 đợt

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa gửi thông báo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc triệu tập Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.
Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên các nước ASEAN

Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên các nước ASEAN

“Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn với thanh niên các nước ASEAN” là hoạt động mở màn nằm trong khuôn khổ "Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024".
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động