Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch phòng, chống tham nhũng năm 2024

Bộ Công Thương vừa đăng tải công khai kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 và Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023.
Bộ Công Thương bốc thăm xác minh tài sản, thu nhập 153 cán bộ Bộ Công Thương tổ chức 5 đợt kiểm tra kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp

Ngày 5/2/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký Quyết định số 279/QĐ-BCT về việc ban hành Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024 của Bộ Công Thương.

Phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực là cấp bách, quan trọng

Mục đích của Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024 nhằm thực hiện có hiệu quả sự lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại Bộ Công Thương; qua đó khắc phục những hạn chế, tồn tại, ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực; loại bỏ các cơ hội, điều kiện phát sinh tham nhũng, tiêu cực trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ; tạo bước chuyển biến rõ rệt về nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, đảng viên trong phòng, chống tham nhũng, tạo sự thống nhất, tự giác và quyết tâm cao trong hành động, xây dưngj đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức kỷ cương, liêm chính.

Kế hoạch này là căn cứ để các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ xây dựng Kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng tiêu cực năm 2024 của cơ quan, đơn vị và tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ.

Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch phòng, chống tham nhũng năm 2024
Bộ Công Thương tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên, xác định cán bộ sẽ được xác minh tài sản, thu nhập năm 2024.

Để đạt được mục đích, lãnh đạo Bộ Công Thương yêu cầu kế hoạch và quá trình tổ chức thực hiện phải bảo đảm quán triệt quan điểm, mục tiêu, giải pháp của Đảng, Nhà nước trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác phòng, chống tham nhũng tiêu cực, trên quan điểm phòng ngừa là chính, cơ bản, lâu dài; phát hiện, xử lý tham những, tiêu cực là quan trọng, cấp bách.

Kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa, chủ động phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời những người có hành vi tham nhũng, tiêu cực; bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực; can thiệp, cản trở việc chống tham những, tiêu cực. Góp phần phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn ngành Công Thương trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Cùng với đó, các giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải khả thi, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với đặc thù của từng cơ quan, đơn vị. Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn ngành.

Thực hiện tốt 9 nhiệm vụ trọng tâm

Trong năm 2024, để thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãnh đạo Bộ Công Thương cũng giao nội dung nhiệm vụ cho từng cá nhân, đơn vị thực hiện cụ thể như sau:

Một là, tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện triển khai công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đơn vị chủ trì thực hiện là Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ và Đảng ủy Bộ Công Thương. Trong đó, tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng tiêu cực;

Chú trọng quán triệt, tuyên truyền sâu, rộng các quy định của Bộ Chính trị số 55- QĐ/TW ngày 19/12/2016 về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên; số 114-QĐ/TW ngày 11/7/2023 về kiểm soát quyền lực và PCTNTC trong công tác cán bộ; Quy định số 131-QĐ/TW ngày 27/10/2023 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán; Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Thường xuyên quán triệt, thực hiện quy định về kỷ luật, kỷ cương: Chỉ thị số 10/CT- TTg ngày 22/4/2019 về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng những nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp; Công điện số 280/CĐ-TTg năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm trong xử lý công việc của các bộ, cơ quan, địa phương. Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền các Luật và Nghị định: PCTNTC, Tiết kiệm, chống lãng phí; Hướng dẫn số 25- HD/BCĐTW ngày 01/8/2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC; Lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố các vụ việc có dấu hiệu tội phạm về tham những, kinh tế, tiêu cực; Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu, thực hiện quy định về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra tham những, tiêu cực, lãng phí; Ban hành trong quý I/2024 và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Kế hoạch PCTNTC năm 2024 của cơ quan, đơn vị; Ban hành Chương trình/Kế hoạch thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024.

Thực hiện có hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo hành vi tham những theo Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại và tố cáo; Chỉ thị 27-CT/TW năm 2019 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Hai là, đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, góp phần thực hiện hiệu quả công tác PCTNTC tại Bộ; Xây dựng, sửa đổi, bổ sung các Quy chế tại cơ quan, đơn vị về định mức, tiêu chuẩn, chế độ, quản lý tài sản công, tài chính công, dân chủ ở cơ sở để tổ chức thực hiện; Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về công nghiệp và thương mại theo Kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2024 của Bộ, nhất là các lĩnh vực dễ xảy ra tham những, theo hướng tăng cường tính công khai, minh bạch, quy định chế độ, định mức tiêu chuẩn, đơn giản hóa thủ tục hành chính; kiểm tra việc tổ chức triển khai thực hiện; Rà soát, hoàn thiện các quy chế, quy định, đảm bảo thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định về quản lý sử dụng vốn ngân sách, quản lý mua sắm sử dụng đất đai, tài sản công, công tác đầu tư xây dựng cơ bản, chế độ hội họp, chỉ tiêu nội bộ, chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức... Xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy chế tại cơ quan, đơn vị về định mức, tiêu chuẩn, chế độ, quản lý sử dụng tài sản công, tài chính công, dân chủ ở cơ sở để tổ chức thực hiện; Thực hiện kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực Công Thương để thực hiện công tác PCTNTC.

Ba là, tăng cường quản lý, giám sát cán bộ, công chức, viên chức, hoàn thiện, thực hiện nghiêm các quy định về công tác tổ chức, cán bộ. Thực hiện quy định về Quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn; Quy chế làm việc và Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan; Thực hiện quy định danh mục vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức ngành Công Thương nhằm phòng ngừa tham nhũng; Xây dựng và đẩy mạnh thực hiện văn hóa công sở; Thực hiện quy định về kiểm điểm, đánh giá và xếp loại cán bộ, công chức, viên chức năm 2024; Rà soát kiểm soát xung đột lợi ích trong giai đoạn từ tháng 6 năm 2023 đến tháng 6 năm 2024.

Bốn là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát góp phần tích cực phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng. Trong đó, thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra theo Kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2024 của Bộ Công Thương; Kiểm tra, giám sát việc chấp hành luật, chính sách, chế độ tài chính, kế toán; Kiểm tra, giám sát công tác quản lý đầu tư xây dựng, đánh giá đầu tư tại một số dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước do Bộ quản lý; Thực hiện công tác tác kiểm tra nội bộ, thanh tra nội bộ, tăng cường kiểm tra công vụ, nhiệm vụ được giao; Thực hiện giám sát tài chính tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước theo Quy chế giám sát tài chính đối với các Tổng công ty, Công ty TNHH MTV, Công ty cổ phần có vốn nhà nước do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu; Xây dựng và thực hiện chương trình công tác của kiểm soát viên; Thực hiện đầy đủ, tích cực trách nhiệm trong hoạt động của Ban chỉ đạo 138/CP và Ban chỉ đạo 389 quốc gia, Ban chỉ đạo 389 địa phương; Thực hiện công tác kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Công Thương và Tổng cục Quản lý thị trường; Kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện xử lý sau thanh tra tại các đơn vị được thanh, kiểm tra; Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả giám sát, kiếm tra, thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện xử lý hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham những, lãng phí trong doanhnghiệp Nhà nước ” năm 2024.

Năm là, cải cách hành chính, trong đó thực hiện hiệu quả cải cách hành chính.

Sáu là, thực hiện công khai, minh bạch; Tiếp tục thực hiện đầy đủ công khai minh bạch theo quy đinh tại Điều 10, Điều 11 của Luật Phòng chống tham nhũng 2028.

Bảy là, tăng cường công tác phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tham nhũng; Phối hợp với Đảng ủy Bộ, Đảng ủy Khối tại địa phương, Tỉnh ủy, Thành ủy tại địa phương chỉ đạo đẩy mạnh phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tham những, tiêu cực tại các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ; Tăng cường sự phối hợp với Ban Nội chính Trung ương, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Bộ Công an, Thanh tra các bộ, ngành và các cơ quan bảo vệ pháp luật để làm tốt công tác PCTNTC, lãng phí trong Bộ Công Thương.

Tám là, nâng cao nhận thức và phát huy vai trò, trách nhiệm của các tô chức đoàn thể trong cơ quan, đơn vị; tăng cường pháp luật về PCTNTC với các hình thức hiệu quả; Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, đoàn thể trong việc thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về PCTNTC; Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTNTC và đạo đức liêm chính thông qua hoạt động báo chí, xuất bản trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở, website của Bộ và các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ; Tăng cường xây dựng, phát triển nội dung, hình thức các chương trình, chuyên trang, chuyên mục, tin, bài trên báo, tạp chí có chủ đề PCTNTC và xây dựng đạo đức liêm chính; hoạt động trong công tác thanh tra, kiểm tra, phòng,chống tham nhũng của Bộ Công Thương; Tiếp tục triển khai nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chốn tham nhũng năm 2024; Kết luận 01-KUTW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CI/TW, ngày 13/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tự tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về đưa nội dung PCTN vào chương trình giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo.

Chín là, công tác kê khai và xác minh tài sản, thu nhập. Ban hành trong tháng 1 năm 2024 về Kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập năm 2024 của Bộ Công Thương; Triển khai công tác kê khai tài sản, thu nhập năm 2024; Thực hiện xác minh tài sản, thu nhập năm 2024 của người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập là công chức, viên chức thuộc đối tượng quản lý của Bộ Công Thương.

Để thực hiện 9 nhiệm vụ nêu trên, lãnh đạo Bộ Công Thương yêu cầu: Các cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ phải chủ động, tích cực nêu cao vai trò, trách nhiệm của mình trong PCTNTC. Luôn xác định PCTNTC là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; phải cam kết về sự liêm khiết, gương mẫu; mạnh dạn phê bình, tự phê bình và kiên quyết đấu tranh chống tham những, tiêu cực.

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tình hình thực tế của đơn vị và nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác PCTNTC để triển khai thực hiện. Đồng thời, xác định rõ các lĩnh lực, các khâu dễ xảy ra tham nhũng trong cơ quan, đơn vị mình để có các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trọng điểm, có hiệu quả phòng ngừa tham nhũng cao; thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Bộ Công Thương về công tác PCTNTC, thực hiện có hiệu quả công tác PCTNTC tại Bộ Công Thương và báo cáo, kịp thời phản ánh những khó khăn vướng mắc, đề xuất, kiến nghị với Bộ Công Thương.

Các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về Bộ (qua Thanh tra Bộ) trước ngày 31 tháng 12 năm 2024 (trong đó, đề nghị các cơ quan, đơn vị báo cáo rõ tiển độ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể Bộ” giao tại Kế hoạch PCTNTC năm 2024 của Bộ).

Trong quá trình thực hiện kế hoạch, trường hợp cần sửa đổi, bổ sung các nhiệm vụ cụ thể, các cơ quan, đơn vị chủ động đề xuất để Bộ xem xét, điều chỉnh cho phù hợp.

Giao Thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch này; xây dựng trình lãnh đạo Bộ phê duyệt và tổ chức triển khai kế hoạch kiểm tra, giám sát, tổng hợp báo cáo Bộ về kết quả thực hiện.

Chi tiết Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 xem tại đây

Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023, xem tại đây.

Thái Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phòng chống tham nhũng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng: Mong muốn các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam trở thành đối tác của Samsung

Thủ tướng: Mong muốn các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam trở thành đối tác của Samsung

Chiều 9/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Park Hark Kyu, Tổng giám đốc phụ trách tài chính của Tập đoàn Samsung nhân dịp tới Việt Nam.
Kiên quyết không để thiếu điện trong thời gian cao điểm nắng nóng

Kiên quyết không để thiếu điện trong thời gian cao điểm nắng nóng

Tại Nghị quyết số 65/NQ-CP, Thủ tướng yêu cầu bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước, kiên quyết không để thiếu điện trong cao điểm nắng nóng.
Việt Nam chưa nhận đủ thông tin để đánh giá toàn diện tác động của kênh đào Funan Techo

Việt Nam chưa nhận đủ thông tin để đánh giá toàn diện tác động của kênh đào Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, Việt Nam chưa có đủ thông tin để đánh giá tác động của dự án kênh đào Funan Techo và mong muốn Campuchia chia sẻ đầy đủ.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội: Cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về hoạt động của Quốc hội

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội: Cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về hoạt động của Quốc hội

Ngày 9/5, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì họp giao ban giữa Lãnh đạo Quốc hội và Thường trực các cơ quan của Quốc hội.
Triển vọng lạm phát trong nửa sau năm 2024

Triển vọng lạm phát trong nửa sau năm 2024

Theo các chuyên gia, những yếu tố như tỷ giá và giá dầu sẽ tác động đến triển vọng lạm phát trong những tháng còn lại của năm 2024.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Không hy sinh môi trường để đổi lấy tăng trưởng đơn thuần

Thủ tướng: Không hy sinh môi trường để đổi lấy tăng trưởng đơn thuần

Thủ tướng chỉ ra giải pháp trong triển khai quy hoạch vùng và phát triển, liên kết Vùng đồng bằng sông Hồng với 12 "từ khóa" quan trọng bao trùm và toàn diện.
Rà soát, đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm vùng Đồng bằng sông Hồng

Rà soát, đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm vùng Đồng bằng sông Hồng

Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 diễn ra sáng 9/5.
Quảng Ninh 7 năm liên tiếp dẫn đầu Chỉ số PCI

Quảng Ninh 7 năm liên tiếp dẫn đầu Chỉ số PCI

Tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2023, với kết quả này, đây là năm thứ 7 tỉnh Quảng Ninh giữ vai trò “quán quân” PCI.
Truyền cảm hứng yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới từ Chiến thắng Điện Biên Phủ

Truyền cảm hứng yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới từ Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tinh thần bất khuất của nhân dân Việt Nam trong Chiến thắng Điện Biên Phủ đã truyền cảm hứng cho nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.
Việt Nam - Trung Quốc: Thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện

Việt Nam - Trung Quốc: Thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện

Hai nước đã xác lập ''định vị mới'' cho quan hệ song phương, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.
Thủ tướng: Các nhà thầu

Thủ tướng: Các nhà thầu ''đã nói phải làm, cam kết phải thực hiện'', đảm bảo dự án đúng tiến độ

Chiều 8/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông.
Phó Thủ tướng yêu cầu Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Phó Thủ tướng yêu cầu Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Phó Thủ tướng đề nghị Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, hiện tỉ lệ giải ngân của 3 địa phương đạt dưới mức bình quân chung.
Lấy ý kiến về quy định bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giá đất

Lấy ý kiến về quy định bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giá đất

Các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; giá đất sẽ được lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng để hoàn thiện.
Chính phủ yêu cầu nghiên cứu giá, phí truyền tải trong xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp

Chính phủ yêu cầu nghiên cứu giá, phí truyền tải trong xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp

Chính phủ yêu cầu xây dựng cơ chế mua bán điện giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng cần nghiên cứu các cơ chế giá, phí truyền tải.
Tập trung rà soát, cấu trúc lại quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính

Tập trung rà soát, cấu trúc lại quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính

Cuộc họp về cải cách thủ tục hành chính sáng 8/5 nhằm rà soát tiến độ đơn giản hoá, cắt giảm điều kiện kinh doanh; phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính.
Bắc Giang: Tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc

Bắc Giang: Tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc

Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Ô Quốc Quyền và Đoàn công tác của Đại sứ quán đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kỳ vọng ngân hàng là ngành đi đầu, tiên phong trong chuyển đổi số

Thủ tướng Phạm Minh Chính kỳ vọng ngân hàng là ngành đi đầu, tiên phong trong chuyển đổi số

Thủ tướng Phạm Minh Chính kỳ vọng ngân hàng sẽ là ngành đi đầu, tiên phong trong thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 3 giải pháp cấp thiết gỡ vướng cho Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 3 giải pháp cấp thiết gỡ vướng cho Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2

Để gỡ vướng cho dự án Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các đơn vị liên quan triển khai ngay 3 giải pháp cấp thiết.
Xe điện 4 bánh hoạt động tự phát, khó quản lý

Xe điện 4 bánh hoạt động tự phát, khó quản lý

Việc xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với xe điện 4 bánh nên áp dụng nguyên tắc hài hòa, công nhận theo nguồn gốc xuất xứ, chất lượng của loại phương tiện.
Tiếp nối hào khí Điện Biên Phủ bất diệt, xây dựng một Việt Nam hùng cường

Tiếp nối hào khí Điện Biên Phủ bất diệt, xây dựng một Việt Nam hùng cường

Những trang sử hào hùng, vẻ vang của dân tộc ta với tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt là nguồn động lực để Việt Nam quyết tâm xây dựng một đất nước hùng cường.
Bộ Công Thương gỡ vướng cho dự án Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2

Bộ Công Thương gỡ vướng cho dự án Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2

Chiều 7/5, Bộ Công Thương đã làm việc với UBND tỉnh Bình Thuận và chủ đầu tư dự án Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2 nhằm tháo gỡ khó khăn cho dự án này.
Mãn nhãn màn diễu binh, diễu hành tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Mãn nhãn màn diễu binh, diễu hành tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chương trình diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ với sự tham gia của hơn 12 ngàn người tham dự diễn ra sáng 7/5 tại tỉnh Điện Biên.
Viết tiếp bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh lập nên những kỳ tích

Viết tiếp bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh lập nên những kỳ tích ''Điện Biên Phủ mới''

Phát huy tinh thần quyết chiến, quyết thắng từ Chiến thắng Điện Biên Phủ, toàn dân chung sức, đồng lòng, tận dụng thời cơ, vận hội để lập nên những kỳ tích mới.
Đường dây 500kV mạch 3: Đảm bảo tiến độ nhưng an toàn lao động là quan trọng nhất

Đường dây 500kV mạch 3: Đảm bảo tiến độ nhưng an toàn lao động là quan trọng nhất

Đây là ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương đối với chủ đầu tư và đơn vị liên quan trong việc triển khai thi công đường dây 500kV mạch 3.
Việt Nam - Brazil: Hướng tới mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 10 tỷ USD

Việt Nam - Brazil: Hướng tới mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 10 tỷ USD

Đại sứ Brazil tại Việt Nam Marco Farani nhấn mạnh, Việt Nam - Brazil đã nhất trí nỗ lực hướng mục tiêu tăng thương mại song phương lên 10 tỷ USD vào năm 2030.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động