Thứ tư 25/12/2024 22:24

Bộ Công Thương ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 và giai đoạn 2021-2025

Thực hiện chỉ đạo của Trung ương, Bộ Công Thương đã ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 và giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, các nhiệm vụ trọng tâm trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngành Công Thương đặt ra, gồm: Triển khai thực hiện Chương trình hành động của ngành Công Thương thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 đã được Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 60/QĐ-BCT.

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để sử dụng hiệu quả các nguồn lực

Triển khai thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 280/QĐ-TTg, trong đó Bộ Công Thương là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo chương trình.

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020-2025; tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn, quản lý, giám sát chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công.

Thực hiện quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 để góp phầnchống lãng phí, thất thoát, tham nhũng, phát huy nguồn lực nhằm tái tạo tài sản và phát triển kinh tế- xã hội, giảm thiểu rủi ro tài khóa. Chống lãng phí trong mua sắm tài sản công thông qua việc triển khai đồng bộ, có hiệu quả phương thức mua sắm tập trung, qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Tái cơ cấu, cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp, trong đó có các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu… theo hướng đơn vị tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính.

Tích cực mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, quan tâm tới phát triển cả thị trường trong nước và xuất khẩu, nhất là đối với các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như nông, lâm, thủy sản, dệt may, đồ gỗ.

Tiếp tục các biện pháp đưa Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thực sự đi vào cuộc sống, gắn với thúc đẩy sản xuất và phát triển thị trường nội địa…

Thường xuyên, liên tục phổ biến các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tới cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành Công Thương.

Căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể, ngành Công Thương cũng đã đặt ra một số chỉ tiêu tiết kiệm:

Trong quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước: Năm 2022, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh quản lý chặt chẽ, tiết kiệm chi tiêu ngân sách nhà nước để giảm chi thường xuyên, góp phần cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 128/2020/QH 14.

Quyết liệt đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập theo tinh thần Nghị quyết số 19/NQ-TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Triển khai việc giao quyền tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công: Thực hiện tiết kiệm từ chủ trương đầu tư, chỉ quyết định chủ trương đầu tư các dự án có hiệu quả và phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công; đảm bảo 100% các dự án đầu tư công có đầy đủ thủ tục theo quy định của Luật Đầu tư công.

Bố trí vốn tập trung, đảm bảo tuân thủ thời gian bố trí vốn thực hiện dự án theo đúng quy định của Luật Đầu tư công; hạn chế tối đa việc kéo dài thời gian thực hiện và bố trí vốn. Thực hiện bố trí vốn đầu tư công có trọng tâm, trọng điểm. Ưu tiên thanh toán đủ số nợ đọng xây dựng cơ bản, thu hồi tối thiếu 50% số vốn ứng trước còn lại phải thu hồi trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; bố trí đủ vốn cho các dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trước năm 2022, vốn đối ứng các dự án ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài, vốn ngân sách nhà nước tham gia vào các dự án PPP, nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch; các dự án chuyển tiếp phải hoàn thành năm 2022.

Bố trí vốn theo tiến độ cho các dự án quan trọng quốc gia, dự án kết nối, có tác động liên vùng có ý nghĩa thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; sau khi bố trí đủ vốn cho các nhiệm vụ nêu trên, số vốn còn lại bố trí cho các dự án khởi công mới đủ thủ tục đầu tư.

Kiên quyết khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả; thực hiện cắt bỏ những dự án chưa thực sự cần thiết, kém hiệu quả; cắt giảm số lượng các dự án khởi công mới, bảo đảm từng dự án khởi công mới phải có giải trình cụ thể về sự cần thiết, hiệu quả đầu tư và sự tuân thủ các quy định pháp luật…

Trong quản lý chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình mục tiêu: Việc bố trí kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo khả năng cân đối của ngân sách nhà nước và tuân thủ quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, đầu tư công. Quản lý, sử dụng kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia theo đúng mục tiêu, nội dung của chương trình, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả.

Trong quản lý, sử dụng tài sản công: Thu hồi 100% nhà công vụ sử dụng không đúng mục đích, không đúng đối tượng, đối tượng hết thời gian sử dụng nhà công vụ theo quy định; thực hiện mua sắm tài sản theo đúng tiêu chuẩn, định mức và chế độ quy định đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch. Hạn chế mua xe ô tô công và trang thiết bị đắt tiền; thực hiện nghiêm quy định của Chính phủ về khoản xe công, tổ chức sắp xếp, xử lý xe ô tô đảm bảo tiêu chuẩn, định mức theo đúng Nghị định số 04/2019/NÐ-CP của Chính phủ quy định về định múc sử dụng xe ô tô; thực hiện xử lý kịp thời tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước sau khi dự án kết thúc theo đúng quy định của pháp luật, tránh làm thất thoát, lãng phí tài sản…

Trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên: Thực hiện nghiêm chủ trương, định hướng trong điều tra, thăm dò, khai thác, chế biến, xuất khẩu khoáng sản theo Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Kiểm soát chặt chẽ việc khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dụng; cân đối giữa khai thác và dự trữ khoáng sản, phát triển bền vững công nghiệp khai khoáng gắn với bảo vệ môi trường và đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Khuyến khích phát triền năng lượng tái tạo và sử dụng tiết kiệm năng lượng; đẩy mạnh nghiên cứu và xây dựng các dự án sử dụng công nghệ tái chế nước thải và chất thải; các dự án sử dụng năng lượng gió, năng lượng mặt trời...

Một số giải pháp Bộ Công Thương đưa ra để thực hiện tốt mục tiêu, chỉ tiêu về tiết kiệm:

Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường công tác tổ chức hành tiết kiệm, chống lãng phí trên các lĩnh vực, trong tổ chức điều hành dự toán ngân sách nhà nước chủ động, chặt chẽ, bảo đảm kỷ cương, kỷ luật tài chính, ngân sách.

Công khai, minh bạch thông tin và tăng cường giám sát, đánh giá, kiểm tra, thanh tra trong quá trình đầu tư công; chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí trong đầu tư công; áp dụng quy tắc hậu kiểm đối với kế hoạch đầu tư công năm 2022.

Việc phân bổ vốn đầu tư công phải đảm bảo thời gian theo quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn. Tiếp tục rà soát các quy định về ngân sách, đâu tu, xây dụng, kiên nghị cơ quan có thâm quyền tháo gỡ kịp thời các rào cản khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân và nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư công…

Trong giai đoạn 2021 - 2025, Bộ Công Thương xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ký, ban hành nghị định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương, trong đó trọng tâm là cải tổ xây dụng lại bộ máy tổ chức với mục tiêu gọn nhẹ, hiệu quả, kiện toàn, bộ máy và tập trung thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, chống quan liêu phiền hà trong thực thi công vụ.

Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án "Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tống công ty nhà nước giai đoạn 2021-2025" theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

Triển khai quyết liệt các quy định về chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần, thực hiện có hiệu quả cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp, giảm mạnh chi ngân sách nhà nước cho khu vực này. Đẩy mạnh việc chuyển phương thức hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công lập sang cơ chế đặt hàng

Nâng cao hiệu quả quản lý thị trường, tích cực ngăn ngừa nạn hàng nhái hàng giả, gian lận thương mại, bảo vệ sản xuất trong nước, bảo vệ quyến lợi chính đáng của người tiêu dùng…

Thanh Tâm

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng giao Bộ Công Thương nghiên cứu, thúc đẩy đàm phán FTA/CEPA với Qatar và Saudi Arabia

Phát triển khoa học - công nghệ: Đột phá quan trọng để Việt Nam giàu mạnh

Kéo dài thời điểm thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Đại sứ Australia khẳng định tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Australia

Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế dứt điểm việc chậm cấp đăng ký lưu hành thuốc

Các ban đảng đã hoàn thiện đề án tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội