Thứ năm 19/12/2024 18:43

Bình Dương ưu tiên phát triển khu công nghiệp thông minh - sinh thái bền vững

Bình Dương định hướng chuyển đổi các khu công nghiệp truyền thống sang mô hình khu công nghiệp thông minh-sinh thái theo hướng xanh hóa để phát triển bền vững.

Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đạt trên 90%

Hiện Bình Dương là một trong những địa phương luôn nằm trong nhóm dẫn đầu của vùng và cả nước về thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp. Trong đó, có nhiều khu công nghiệp đã trở thành thương hiệu, giúp tỉnh Bình Dương thu hút được các doanh nghiệp lớn, tập đoàn đa quốc gia đến đầu tư.

Điển hình, mô hình công nghiệp Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) đã và đang giúp Bình Dương phát triển ổn định, tiếp tục đóng góp vào sự phát triển chung của vùng và đất nước. Mô hình này cũng đã được chia sẽ, phát triển ra nhiều địa phương trong cả nước.

Bình Dương định hướng chuyển đổi các khu công nghiệp truyền thống sang mô hình khu công nghiệp thông minh-sinh thái theo hướng xanh hóa để phát triển bền vững

Theo ghi nhận, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 33 khu công nghiệp được quy hoạch với tổng diện tích gần 15.000 ha. Hiện này, có 29 khu công nghiệp đã thành lập, với tổng diện tích quy hoạch gần 12.700 ha. Trong đó, có 27 khu công nghiệp đi vào hoạt động với tổng diện tích gần 11.000 ha và 2 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư với tổng diện tích 1.700 ha.

Tuy nhiên, hiện tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp của Bình Dương đạt trên 90%. Để tiếp tục hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chất lượng cao, ông Võ Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương - cho biết: Bình Dương đang đẩy nhanh việc điều chỉnh, quy hoạch lại các khu công nghiệp thông minh - sinh thái. Trong đó, tỉnh sẽ nâng cấp các khu công nghiệp hiện hữu trở nên thông minh hơn. Cùng với đó quy hoạch các khu công nghiệp mới hướng đến hiện đại, sinh thái theo hướng xanh hóa. nhằm mang lại hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững hơn.

Khu công nghiệp thông minh - xanh phát triển bền vững

Việc xây dựng và phát triển các khu công nghiệp thông minh - xanh hiện được xem là giải pháp không chỉ khắc phục được những hạn chế, bất cập về vấn đề môi trường, giảm lãng phí tài nguyên mà còn thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

“Bình Dương luôn ưu tiên các dự án công nghệ cao, tiên tiến, thân thiện với môi trường, ít thâm dụng lao động, tạo ra giá trị gia tăng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển theo hướng văn minh, hiện đại, bền vững. Song song đó, tỉnh tập trung thu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, thân thiện môi trường, nâng cao chất lượng lao động, tạo ra giá trị gia tăng cao” - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương khẳng định.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu thực hiện nghi lễ động thổ Khu công nghiệp VSIP III- tỉnh Bình Dương

Việc khởi công xây dựng Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore III (VSIP III) có diện tích 1.000 ha với tổng vốn đầu tư hơn 6.400 tỷ đồng, tại huyện Bắc Tân Uyên (Bình Dương) vừa qua chính là quyết tâm xây dựng một hệ sinh thái công nghiệp mới - hệ sinh thái công nghiệp - công nghệ cao của tỉnh Bình Dương.

Tại lễ khởi công động thổ dự án, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá: Dự án Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore III đánh dấu một bước phát triển mới của Bình Dương. Đặc biệt, dự án được triển khai theo hướng xanh hơn, thông minh hơn, bền vững hơn, bao trùm hơn, phù hợp với xu thế của thế giới và của Việt Nam.

Định hướng phát triển các khu công nghiệp xanh, bền vững cũng đã thu hút các doanh nghiệp lớn, tập đoàn đa quốc gia quan tâm. Mới đây, tại buổi làm việc với Lãnh đạo tỉnh Bình Dương, Tập đoàn SEP (Hàn Quốc) cho biết, sẽ đầu tư hơn 200 triệu USD thành lập Khu liên hợp công nghiệp trung hòa carbon chuyên về ngành giày và cơ sở hạ tầng giảm thiểu carbon đầu tiên tại Việt Nam, với diện tích 180 ha tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.

Khu liên hợp công nghiệp trung hòa carbon được thành lập, sẽ có khoảng 20 doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn SEP sẽ tham gia và đầu tư các giải pháp trung hòa carbon. Thông qua dự án này, sẽ góp phần giảm phát thải nhà kính, bảo vệ môi trường, đồng thời đóng góp tích cực cho định hướng phát triển "xanh" và bền vững của tỉnh Bình Dương.

Để thể hút các khu công nghiệp theo hướng xanh hóa, ông Nguyễn Trung Tín - Trưởng ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bình Dương - cũng cho biết: Trong giai đoạn tới, công tác thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh sẽ có sự chuyển biến theo hướng chuyên biệt, sinh thái, thông minh và sẽ tạo sức hút mới. Do đó, các khu công nghiệp hiện hữu và các khu công nghiệp mới cần có các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh, sức thu hút để tận dụng nhu cầu ngày càng tăng.

Từ góc độ của nhà phát triển khu công nghiệp, ông Phạm Ngọc Thuận - Tổng giám đốc Tổng công ty Becamex IDC - cho hay: Trong định hướng tiếp tục đổi mới mô hình phát triển của Becamex, khu công nghiệp thông minh - sinh thái được xem là một trong những hệ sinh thái kiểu mới quan trọng và tất yếu nhằm bổ sung cho mô hình Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ hiện hữu và cũng để hỗ trợ tốt nhất cho các nhà đầu tư.

“Việc nâng cấp các khu công nghiệp hiện hữu trở nên thông minh hơn, với khả năng cung cấp nền tảng công nghệ 4.0 như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn... giúp doanh nghiệp dễ dàng chuyển đổi sang mô hình nhà máy thông minh, sản xuất thông minhnhằm gia tăng năng suất lao động” - ông Phạm Ngọc Thuận khẳng định.

Bà Nah Yoon Shin - Chuyên gia trong lĩnh vực tư nhân của Ngân hàng Thế giới - cho rằng: Việc phát triển các khu công nghiệp sinh thái ở Bình Dương sẽ giúp giảm chi phí sản xuất, cải thiện xếp hạng khử carbon và nâng cao khả năng cạnh tranh của cả nhà đầu tư và khu công nghiệp. Đồng thời sẽ mang lại nhiều lợi ích đáng kể, bao gồm làm giàu tri thức, tiết kiệm chi phí, trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: sản xuất thông minh

Tin cùng chuyên mục

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử

Vĩnh Long: Sản xuất công nghiệp, bán lẻ hàng hoá tăng trưởng khá

Vĩnh Phúc chủ động đón dòng vốn đầu tư chất lượng cao

Ngành công thương Hà Nội: hỗ trợ xây dựng chuỗi sản xuất, cung ứng trái cây an toàn

Hải Dương tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đón 'sóng' đầu tư, thúc đẩy xuất khẩu

Quảng Ninh nỗ lực vượt khó, tạo đà bứt phá kinh tế

Hải Dương: Chuyển biến tích cực trong công tác chuyển đổi số, phát triển kinh tế số