Thứ tư 14/05/2025 17:57

Bình Dương: Hơn 2.100 tỷ đồng dự trữ hàng hoá Tết Nguyên đán Quý Mão

Sở Công Thương Bình Dương đã có kế hoạch chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết, trong đó giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 khoảng 2.100 tỷ đồng.

Thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2022 và dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Ngành Công Thương tỉnh Bình Dương có kế hoạch triển khai dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đánvà ứng phó với dịch bệnh Covid-19 trong giai đoạn bình thường mới, góp phần thực hiện chủ trương bình ổn giá cả thị trường và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

Binh Dương lên kế hoạch chuẩn bị khoảng 2.100 tỷ đồng dự trữ hàng hoá Tết Nguyên đán Quý Mão

Khoảng 2.100 tỷ đồng dự trữ hàng hoá Tết

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, bà Nguyễn Thanh Hà - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Dương - cho biết: Dự báo, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng thực phẩm của người dân tăng cao so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt là dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán. Đáp ứng nhu cầu này, Sở đã có kế hoạch chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết với tổng giá trị hàng hóa dự trữ khoảng 6.072 tỷ đồng (không tính xăng dầu, thuốc trị bệnh và khẩu trang, thiết bị y tế phòng chống dịch, sinh phẩm test nhanh…). Trong đó giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 khoảng 2.100 tỷ đồng.

Để chuẩn bị triển khai kế hoạch này, Sở Công Thương đã ban hành Văn bản số 2460 đề nghị các doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường đăng ký thực hiện. Cụ thể, Sở đề nghị các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu như: Tổng mức dự trữ hàng hóa thiết yếu bình ổn thị trường trong cả năm 2023; mức dự trữ hàng hóa thiết yếu bình ổn thị trường giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão (từ ngày1/12/2022 đến hết ngày 1/3/2023).

Đồng thời, đề nghị các doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường, xây dựng kế hoạch Bình ổn thị trường mặt hàng thịt heo, tránh xảy ra tình trạng tăng giá, mất kiểm soát dịp cuối năm (số lượng, giá trị hàng hóa).

Ngoài ra, Sở Công Thương cũng đề nghị các doanh nghiệp tích cực phát triển hệ thống phân phối và tăng số điểm bán hàng lưu động bình ổn thị trường. Đặc biệt, chú trọng phát triển điểm bán tại các khu, cụm công nghiệp, khu lưu trú công nhân, khu vực nông thôn và các huyện phía Bắc trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó, hình thành các điểm bán hàng cố định, thường xuyên ở địa bàn nông thôn…

Hàng hóa bình ổn thấp hơn giá thị trường 5 - 10%

Nhằm bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và ứng phó với dịch bệnh Covid-19 trong giai đoạn mới trên địa bàn tỉnh, góp phần bình ổn giá cả thị trường và thực hiện công tác an sinh xã hội trong, trước và sau Tết Nguyên đán Quý Mão.

Hàng hóa bình ổn giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyến đán Quý Mão năm 2023 luôn thấp hơn giá thị trường 5 - 10%

Sở Công Thương tỉnh Bình Dương - cho biết: Ngay từ đầu tháng 10/2022, Sở đã phối hợp cùng các sở ngành có liên quan, UBND huyện, thị xã, thành phố và các doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường xây dựng, tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Bình ổn thị trường hàng hóa thiết yếu năm 2023, Tết Nguyên đán Quý Mão và ứng phó với dịch bệnh Covid-19 trong giai đoạn bình thường mới trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Dự kiến giữa tháng 11/2022, Sở Công Thương trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch. Trong đó, giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyến đán Quý Mão năm 2023 (từ ngày 1/12/2022 đến ngày 1/3/2023), với nhiều nội dung trọng tâm nhằm đảm cân đối cung - cầu hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

Theo đó, hàng hóa dự trữ để bình ổn thị trường phải đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm; tránh tình trạng khan hiếm hàng hóa, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, gắn với việc thực hiện Cuộc vận động “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam ” và đảm bảo giá cả luôn giảm từ 5 - 10% so với giá thị trường theo từng thời điểm.

Vận động các doanh nghiệp hoạt động thương mại, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa thiết yếu tham gia chương trình bình ổn thị trường bằng hình thức tổ chức bán hàng lưu động hoặc tham gia các phiên chợ vui, chương trình đưa hàng Việt nông thôn.

Nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng, lưu thông hàng hóa, hệ thống phân phối trên địa bàn tỉnh (siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ truyền thống), Sở Công thương yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, cửa hàng cung ứng và chế biến lương thực thực phẩm phải được vận hành liên tục, ổn định.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Hàng bình ổn

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: Phát triển khu công nghiệp gắn với tăng trưởng xanh

Tiền Giang: Đề xuất chủ trương đầu tư 4 cụm công nghiệp

Ngành chế biến chế tạo Đắk Nông: Động lực tăng trưởng kinh tế

Phát triển công nghiệp dược liệu không phải việc của một địa phương

TP. Hồ Chí Minh phát triển thêm 14 khu công nghiệp mới

TP. Hồ Chí Minh: Công nghiệp, xuất khẩu tăng mạnh trong tháng 4

Mai một nghề muối Sa Huỳnh giữa vùng di sản văn hóa

Sáp nhập Đà Nẵng – Quảng Nam: Hình thành vùng kinh tế trọng điểm

Thành phố Huế: Lập đội liên ngành xử lý vấn nạn môi trường du lịch

Nhiều giải pháp chuyển đổi, quản lý năng lượng xanh cho doanh nghiệp

Nhiều giải pháp để du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu ‘cất cánh’

Tiền Giang xuất khẩu gần 2 tỷ USD trong 4 tháng năm 2025

Thương mại Đắk Nông ổn định, sức mua phục hồi tích cực

Sản xuất công nghiệp Đắk Nông giữ đà tăng trưởng

Cơ hội 'săn' hàng hiệu ở Vũng Tàu trong dịp lễ 30/4

TP. Hồ Chí Minh thông xe dọc tuyến kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên

Khai mạc hội chợ triển lãm 'Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2025'

Hà Tĩnh: Khánh thành Bến số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt

Thái Nguyên: Giám đốc Sở Công Thương livestream quảng bá đặc sản địa phương

Gỡ khó cho các khu công nghiệp VSIP Nghệ An