Thứ sáu 08/11/2024 06:27

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu

Để thúc đẩy và hồi phục hoạt động xuất khẩu, ngành Công Thương Bình Dương tiếp tục tập trung các giải pháp trọng tâm, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường.

Theo đánh giá của Sở Công Thương tỉnh Bình Dương, sản xuất công nghiệp và xuất khẩu hàng hóa của tỉnh trong tháng 4 đầu năm 2024 tiếp tục có sự phục hồi và tăng trưởng trở lại.

Trong đó, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 4,29% so với cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý, xuất khẩu đạt 11 tỷ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ; thặng dư thương mại 4 tháng đạt 3,4 tỷ USD, đây cũng là điểm sáng trong bức tranh kinh tế của Bình Dương.

Bức tranh kinh tế trong những tháng đầu năm của Bình Dương có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt xuất khẩu đang trở lại đà tăng trưởng - (Ảnh: Thanh Minh).

Mặc dù các ngành, lĩnh vực kinh tế của Bình Dương tiếp tục đà hồi phục, tăng trưởng và chuyển dịch theo hướng tích cực, song quá trình khôi phục hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu tại các doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức.

Cụ thể, tình hình kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều bất ổn do xung đột địa chính trị kéo dài, lạm phát còn cao, giá dầu, giá lương thực, tỷ giá trên thị trường thế giới biến động mạnh, tiếp tục ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh và hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp…

Để thúc đẩy phát triển sản xuất và hoạt động xuất khẩu hàng hóa, ông Nguyễn Thanh Toàn - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Dương - cho biết: Trong những tháng tiếp theo của năm 2024, ngành Công Thương tỉnh sẽ tiếp tục tập trung triển khai một số giải pháp trọng tâm nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu củng cố các thị trường xuất khẩu chủ lực.

Theo đó, Sở tiếp tục phối hợp với Bộ Công Thương đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại nước; hỗ trợ doanh nghiệp kết nối giao thương, mở rộng thị trường, ký kết các đơn hàng xuất khẩu mới ngoài các thị trường truyền thống như: Trung Đông, Ấn Độ, Nam Mỹ… và thị trường của các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm, tham gia sâu, rộng hơn vào các chuỗi cung ứng khu vực, toàn cầu.

“Sở Công Thương tỉnh Bình Dương sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương và các Tham tán thương mại tại nước ngoài duy trì thực hiện “Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài” hàng tháng bằng hình thức trực tuyến. Từ đó, cung cấp thông tin hữu ích cho doanh nghiệp và Hiệp hội ngành hàng của tỉnh về tình hình cung cầu hàng hóa tại các thị trường xuất khẩu” - ông Nguyễn Thanh Toàn nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Sở Công Thương tỉnh Bình Dương tham mưu Ban Chỉ đạo Hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh thực hiện hiệu quả các kế hoạch về hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh Bình Dương năm 2024. Trong đó, tập trung tuyên truyền các sự kiện hội nhập quốc tế nổi bật và thông tin chuyên sâu về các Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam tham gia, ký kết và thực thi như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh(UKVFTA) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Đồng thời, phối hợp với các sở, ngành có liên quan hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác chứng nhận xuất xứ hàng hóa và phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu.

Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội mở cửa thị trường, ông Nguyễn Thanh Toàn cho rằng, doanh nghiệp cần chú trọng phát triển được nguồn hàng cho xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng và bảo đảm đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ để được hưởng ưu đãi về thuế quan theo các Hiệp định thương mại tự do. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần nhanh chóng nắm bắt được cơ hội, tận dụng ưu đãi từ các hiệp định này để được hưởng nhiều lợi ích từ thuế suất thấp, cơ chế hỗ trợ giữa các thành viên, thông qua việc gỡ bỏ rào cản phi thuế quan.

Năm 2023, hoạt động xuất nhập khẩu của Bình Dương đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do suy giảm nhu cầu ở các thị trường quốc tế, nhất là những đối tác lớn đối với ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh (gỗ, dệt may, da giày). Theo đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 31,8 tỷ USD, giảm 7,3% so với năm 2022.
Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại

Tin cùng chuyên mục

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Quảng Ninh: Khai tác tối đa tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế biển