Thứ sáu 25/04/2025 06:32

Biến chứng sau khi tự dùng thuốc Tamiflu chữa cúm tại nhà

Sau khi tự test cúm tại nhà và kết quả dương tính, bệnh nhân đã tự dùng thuốc Tamiflu, tuy nhiên, tình trạng không thuyên giảm khiến bệnh nhân phải nhập viện.

4 ngày trước nhập viện Bệnh viện E (Hà Nội), bà N.T.T. (73 tuổi) xuất hiện các triệu chứng cúm, tuy nhiên thay vì đi khám, bà N. tự ý mua thuốc uống. Khi tình trạng diễn biến nặng hơn, bà T. mới đến bệnh viện.

Tại Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E, các bác sĩ đã chẩn đoán bà N. mắc cúm A bội nhiễm. Bà được điều trị bằng kháng sinh, kháng virus cúm kết hợp các biện pháp hỗ trợ như giảm ho, hạ sốt và bù nước điện giải.

Bệnh nhân cúm nằm điều trị nội trú tại Bệnh viện E.

Trường hợp khác là nữ bệnh nhân N.N.P. (30 tuổi, Hà Nội), xuất hiện sốt cao kèm đau đầu, đau họng, ho có đờm, sổ mũi, đau mỏi người. Sau khi tự test cúm tại nhà và có kết quả dương tính, chị N. đã tự dùng thuốc Tamiflu trong 2 ngày, song tình trạng còn sốt cao và mệt mỏi khiến chị phải đến viện.

Chị được chẩn đoán mắc cúm B bội nhiễm và được chỉ định điều trị bằng kháng sinh, kháng virus cúm, kết hợp các biện pháp hỗ trợ như giảm ho, hạ sốt và bù nước điện giải.

ThS.BS Đinh Thị Bích Thục - Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E cho biết, hai trường hợp trên chỉ là một trong số nhiều ca mắc cúm đang được điều trị tại Khoa. Với trường hợp bệnh nhân P., nếu như không đến bệnh viện kịp thời thì rất dễ diễn biến tới viêm phổi.

Theo thống kê từ tháng 1/2025, khoa Bệnh Nhiệt đới tiếp nhận khám và điều trị cho khoảng 250 ca bệnh cúm các loại. Tuy nhiên, thời gian từ sau Tết Nguyên đán 2025, số ca mắc cúm đến khám và điều trị có xu hướng gia tăng, trung bình khoảng 10 bệnh nhân mắc cúm mỗi ngày.

Cao điểm, có ngày bác sĩ của khoa Bệnh Nhiệt đới khám cho gần 40 người bệnh, chiếm tới hơn một nửa là người bệnh mắc cúm.

"Đáng chú ý, không chỉ người cao tuổi, trẻ nhỏ hay người có bệnh nền (tim mạch, đái tháo đường, hô hấp…), ngay cả những người trẻ, khỏe mạnh cũng có nguy cơ mắc bệnh và gặp biến chứng, nếu chủ quan. Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc cúm, tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng sẽ khác nhau tùy theo từng đối tượng", BS. Đinh Thị Bích Thục nhấn mạnh.

Cũng theo BS Đinh Thị Bích Thục, thuốc Tamiflu chỉ có tác dụng nếu chẩn đoán phát hiện cúm sớm trong 48h đầu, có triệu chứng sốt cao kéo dài, liên tục, tổn thương phổi và theo chỉ định của bác sĩ. Sau 48h, bệnh nhân chủ yếu được điều trị hạ sốt và chăm sóc để phòng biến chứng.

Các bác sĩ cảnh báo, những người có nguy cơ cao gặp các biến chứng nguy hiểm khi mắc cúm mùa bao gồm: Phụ nữ mang thai ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ; Trẻ em dưới 5 tuổi; Người trên 65 tuổi; Người có các bệnh mãn tính như HIV/AIDS, hen suyễn, bệnh tim, phổi và đái tháo đường; Người có nguy cơ phơi nhiễm cúm cao, bao gồm cả nhân viên y tế.

Để phòng ngừa bệnh cúm mùa, người dân cần:

- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp;

- Nên đeo khẩu trang tại nơi tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng;

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (nhất là sau khi ho, hắt hơi);

- Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết;

- Tiêm vaccine cúm mùa phòng bệnh; thực hiện lối sống lành mạnh;

- Ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm virus cúm;

- Tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

Thảo Nguyên
Bài viết cùng chủ đề: Bệnh viên E

Tin cùng chuyên mục

Sau các vụ án chấn động, Bộ Y tế xây khung pháp lý mới cho bán thuốc online

Tên 21 loại thuốc giả vừa bị triệt phá ở Thanh Hóa

Đấu thầu chính thống - sao vẫn lọt sữa giả vào bệnh viện?

Được giao 'vai chính' quản lý theo Nghị định 15, Bộ Y tế 'thúc' hậu kiểm sau bê bối sữa giả

Sau gần 4 vạn công bố, xử lý hơn 300 vi phạm, Cục An toàn thực phẩm ra cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Cục Quản lý Dược 'mách nước' để không mua phải thuốc giả

Vietnam Beautycare Expo: Cơ hội vàng để ngành làm đẹp hội nhập

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây bệnh viện chuẩn quốc tế

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 2 - Tự công bố và hậu kiểm lỏng lẻo - kẽ hở chết người!

Giả mạo Bộ Y tế tổ chức chương trình niềng răng

Bộ Y tế thông tin về đường dây sản xuất thuốc giả

Cả nước có hơn 67.900 ca nghi sởi, 8 người tử vong

Phương án sắp xếp cơ sở y tế khi bỏ cấp huyện

Chuyên gia giải mã gen hàng đầu thế giới đến Việt Nam

Quảng Nam: Hoa Kỳ cử cán bộ dịch tễ phối hợp cùng Bộ Y tế điều tra về dịch sởi

Người nổi tiếng quảng cáo 'nổ': Bộ Y tế đề nghị xử lý

Quảng cáo sai sự thật, người nổi tiếng hết ‘né’ trách nhiệm

Bộ Y tế nói gì về trách nhiệm vụ 600 loại sữa giả?

Vụ sữa giả: Bộ Y tế truy hoạt động cấp phép, hậu kiểm

Đừng để tự công bố trở thành ‘con dao hai lưỡi'