Thứ hai 23/12/2024 04:12

Bệnh nhân ung thư gan cần bổ sung những thực phẩm gì?

Để mang lại hiệu quả điều trị, tăng tỷ lệ sống, bệnh nhân ung thư không chỉ tuân thủ phác đồ điều trị nghiêm khắc mà còn cần kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học.

Bệnh nhân ung thư cần chế độ ăn uống thế nào?

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm Việt Nam có khoảng 95.000 bệnh nhân chết vì ung thư, trong đó có đến 80% bệnh nhân bị sụt cân, 30% chết vì suy kiệt sức khỏe trước khi qua đời do khối u ác tính gây ra…

Bệnh nhân ung thư cũng cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất

Nguyên nhân, do phần lớn bệnh nhân ung thư chỉ tập trung vào điều trị mà chưa chú trọng đến chế độ dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe. Điều này làm gián đoạn quá trình điều trị, ảnh hưởng lớn tới kết quả điều trị và giảm thời gian sống của người bệnh. Đồng thời, tăng tỷ lệ biến chứng, nhiễm trùng, dẫn đến tử vong của bệnh nhân ung thư.

Vì vậy, chuyên gia y tế khuyến cáo, người bệnh ung thư cần bổ sung hợp lý các loại thực phẩm sau:

Thực phẩm hữu cơ: Khi sử dụng thực phẩm hữu cơ gan của người bệnh dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng và quá trình hoạt động ở gan không bị áp lực nhiều để lọc, bài tiết chất độc hại ra khỏi cơ thể.

Trái cây và rau củ quả tươi có chứa nhiều chất chống oxy hóa, khoáng chất và vitamin, giúp cơ thể có sức đề kháng, tăng cường bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây ung thư. Một số loại rau củ được khuyên dùng như chuối, nho, sung, kiwi, cà rốt, cam, quýt, dây tây, ớt chuông, bí, cà rốt, bắp cải, bông cải xanh…

Thịt trắng như thịt gia cầm, cá, ếch… thay thế các loại thịt đỏ để không làm kích thích sự phát triển của các tế bào ung thư. Tuy nhiên không nên cắt hẳn thịt đỏ, bởi hàm lượng dinh dưỡng thịt đỏ cao hơn thịt trắng, mà chỉ nên giảm bớt.

Sử dụng chất béo có nguồn gốc từ thực vật như trong quả bơ, quả hạch, hạt cải, dầu ô liu, dầu đậu nành, dầu vừng… giúp gan, thận không bị quá tải khi làm việc.

Ngũ cốc nguyên hạt: Cung cấp carbohydrate cho cơ thể, sản sinh ra glucose tạo năng lượng cho các tế bào, cơ quan hoạt động khỏe mạnh. Một số loại thực phẩm nên ăn là gạo lứt, yến mạch, bánh mì nguyên cám…

Trà xanh và trà đen: Chứa chất chống oxy hóa, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, hạn chế tình trạng di căn của bệnh.

Sữa và các chế phẩm từ sữa có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp nhiều đạm, chất béo, vitamin khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Sữa và sữa chua có thể làm giảm khả năng phát triển tình trạng ung thư và phục hồi gan khỏe mạnh. Ngoài ra còn giúp người bệnh phòng ngừa suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng 150- 200 ml sữa mỗi ngày đối với bệnh nhân ung thư gan.

Những thực phẩm người bệnh nên tránh

TS.BS. Phạm Thị Việt Hương - chuyên khoa ung thư, Bệnh viện quốc tế Vinmec - lưu ý các sản phẩm có liên quan gây ung thư như: Đồ nướng, đồ cháy. Khi thịt (lợn, bò, gia cầm, cá…) được nướng, rán ở nhiệt độ cao trên 200 độ C một cách trực tiếp trên ngọn lửa sẽ phát sinh những hợp chất amin dị vòng - những chất có khả năng gây ung thư.

Ngoài ra, khi nướng thực phẩm có chất béo khi chảy xuống than lửa, bốc khói lên cũng sinh ra một hợp chất có nguy cơ gây ung thư khác là các hydrocarbon thơm đa vòng.

Vì vậy, bệnh nhân ung thư không chỉ cần kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học mà còn nên tránh và hạn chế thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ. Vì các thực phẩm này ảnh hưởng đến chức năng gan, khiến gan làm việc mệt mỏi hơn, chịu nhiều áp lực hơn. Bệnh nhân nên ăn đồ luộc để hạn chế lượng chất béo gây khó tiêu hóa.

Bên cạnh đó là thực phẩm chứa nhiều muối: Ăn quá nhiều muối sẽ làm tích tụ dịch trong gan, triệu chứng ung thư sẽ gia tăng. Khi chế biến cho người bệnh nên nêm nếm nhạt thức ăn.

Thực phẩm giàu protein: Ăn quá nhiều thực phẩm giàu protein sẽ khiến gan làm việc quá tải và hoạt động sai cách. Điều này khiến cho độc tố ở gan tích tụ lại và trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh.

Thực phẩm chế biến sẵn: Các sản phẩm này rất tiện lợi cho cuộc sống tuy nhiên lạm dụng nhiều sẽ gây ra các tác hại không tốt cho sức khỏe

Đồ uống có cồn: Rượu bia, nước uống có ga là những thức uống mà bệnh nhân ung thư gan nên tránh xa bởi sẽ làm tình trạng bệnh nhanh chóng diễn biến nặng hơn.

Ngoài ra người bệnh cũng không nên bồi bổ quá mức các loại thực phẩm để tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật. Đây là quan điểm sai lầm, người bệnh ung thư nên tuân thủ theo nguyên tắc: Tùy người, tùy bệnh, tùy lúc để áp dụng cách ăn uống thì mới có lợi cho việc phục hồi sức khỏe và kéo dài thời gian sống của người bệnh.

Kết hợp với chế độ dinh dưỡng để hỗ trợ người bệnh trong quá trình điều trị mang lại hiệu quả như: Uống nhiều nước đủ 2 lít nước cho cơ thể để quá trình đào thải độc tố trong gan dễ dàng hơn; ăn thức ăn mềm và lỏng để giúp giảm cảm giác no sớm, biểu hiện hay gặp của bệnh nhân ung thư gan; chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để bệnh nhân ăn được nhiều hơn, ngon miệng hơn tránh tình trạng suy dinh dưỡng; thực hiện hoạt động thể chất, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể chẳng hạn như đi bộ, vận động bằng các bài tập nhẹ nhàng…

Người bệnh ung thư nên chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Ăn thức ăn giàu năng lượng và đạm (thịt, trứng, sữa, các loại đậu, hạt...). Ăn đa dạng thực phẩm, chế biến phong phú theo sở thích của người bệnh; lựa chọn thức ăn tươi, sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tâm An
Bài viết cùng chủ đề: Bệnh ung thư

Tin cùng chuyên mục

Bàn giải pháp giải quyết thách thức trong quản lý sức khỏe hô hấp

Phó Thủ tướng yêu cầu dành mọi ưu tiên cứu chữa người bị thương vụ cháy quán cà phê tại Hà Nội

400 người dân tại Hưng Yên được khám, tư vấn bệnh hô hấp và sàng lọc ung thư phổi miễn phí

80 người tử vong vì bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo khẩn

Bệnh nhân được trả góp viện phí tại Bệnh viện FV

Bộ Y tế thông tin mới nhất về bệnh lạ ở Congo khiến nhiều người tử vong

Châu Á chiếm đến 58% số ca tử vong do ung thư trên toàn cầu

Dược phẩm Thái Minh ra mắt nhận diện thương hiệu và bao bì sản phẩm mới

Bước tiến mới trong chăm sóc nhãn khoa tại Hải Phòng

Trí tuệ nhân tạo trở thành trợ thủ đắc lực trong khám chữa bệnh

Công bố khảo sát về tỷ lệ người hút thuốc lá ở các tỉnh, thành

Vụ hơn 300 người bị ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu: Chủ cơ sở bị phạt 125 triệu đồng

Việt Nam có khoảng 200.000 ca sốt xuất huyết mỗi năm

Bộ Công Thương triển khai tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024

Nhiều năm liên tiếp, doanh nghiệp sữa Cô Gái Hà Lan nhận giải thưởng Top 100 doanh nghiệp bền vững Việt Nam

Thanh lọc cơ thể để tươi mát tận hưởng không khí cuối năm bất chấp công việc bộn bề

Vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì ở TP. Vũng Tàu: Mẫu thức ăn có vi khuẩn Salmonella, E.coli

Nóng trong người khi làm ngày và tăng ca đêm cuối năm: Làm gì để thanh lọc làm mát cơ thể?

Vụ hơn 300 người ngộ độc nghi do bánh mì ở Vũng Tàu: Một nạn nhân tử vong

Thừa Thiên Huế: kỷ lục về thời gian ca ghép tim xuyên Việt