Kỹ thuật chia gan lần đầu tiên tại Việt Nam, cứu sống 2 sinh mạng

Ca chia gan để ghép đã cứu được người đàn ông và trẻ em. Đây là kỹ thuật lần đầu được thực hiện ở Việt Nam, tạo bước tiến quan trọng trong kỹ thuật ghép gan.
Bộ Y tế yêu cầu bệnh viện kiểm tra, giám sát hoạt động hiến, ghép tạng 24 giờ "chạy đua" ghép tạng hồi sinh 8 cuộc đời Phép màu ghép tim xuyên Việt tại Bệnh viện Đại học Y Dược

Như Báo Công Thương đã thông tin, chiều 26/8, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh tổ chức họp báo cung cấp thông tin ca ghép tạng của bệnh viện.

Tại buổi họp báo, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Công Duy Long, Trưởng đơn vị Ung thư gan mật và ghép gan Bệnh viện Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh, cho biết các bác sĩ bệnh viện vừa chia một lá gan để ghép cho hai người bệnh.

Kỹ thuật chia gan lần đầu tiên tại Việt Nam, cứu sống 2 sinh mạng
Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh vừa chia một lá gan để ghép cho hai người bệnh. (Ảnh: Bệnh viện cung cấp)

Trước đó, vào ngày 22/8, đơn vị nhận được thông báo từ Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia về một trường hợp người bệnh bị tai nạn giao thông, được chẩn đoán chết não theo quy trình của hội đồng thẩm định. Người bệnh này khi còn sống có nguyện vọng hiến tạng và gia đình đã tôn trọng điều này.

Ngay lập tức, bệnh viện đã tiến hành rà soát và phát hiện có hai người bệnh phù hợp đang chờ ghép gan. Trường hợp đầu tiên là một người đàn ông 53 tuổi bị ung thư gan và xơ gan nặng do viêm gan B, đã tìm kiếm cơ hội ghép gan từ lâu nhưng không ai trong gia đình phù hợp, do khác nhóm máu và mắc bệnh viêm gan B tiềm ẩn. Người bệnh thứ hai là bé gái 1 tuổi ở Sóc Trăng, bị xơ gan ứ mật nguyên phát, đã nhiều lần nôn ra máu do biến chứng và đang trong tình trạng nguy kịch.

Ý thức được sự quý giá của lá gan từ người hiến tạng, đội ngũ y bác sĩ đã nghĩ đến giải pháp chia gan để ghép, nhằm cứu sống cả hai người bệnh. Lá gan bao gồm hai phần (phải và trái), với cấu trúc mạch máu và ống mật riêng biệt nhưng kết nối với nhau.

Mặc dù khá phức tạp, nhưng với sự tính toán và phẫu thuật khéo léo, các bác sĩ có thể tách gan thành hai mảnh ghép riêng biệt.

Mảnh lớn hơn sẽ dành cho người bệnh nam lớn tuổi và mảnh nhỏ dành cho bé gái nặng 7,2 kg. Khoa học đã chứng minh rằng các mảnh ghép này sẽ phát triển và lớn lên cùng cơ thể người nhận, giúp họ có một cuộc sống mới.

Sau khi kế hoạch phẫu thuật được hội chẩn và thống nhất, các người bệnh ngay lập tức được báo tin và khẩn trương chuẩn bị. Sau lễ mặc niệm tri ân, ca mổ lấy tạng được tiến hành, với lá gan được tách đôi trên mâm phẫu thuật. Đây cũng là kỹ thuật lần đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam.

Mục tiêu của các bác sĩ là phải đảm bảo các mạch máu và ống mật của hai mảnh ghép thật tốt, phù hợp với người nhận tạng, để việc ghép sau đó diễn ra thuận lợi. Đồng thời, các ekip khác tiến hành phẫu thuật cắt bỏ gan bệnh ở hai người nhận.

Quá trình ghép tạng được thực hiện một cách đồng bộ và chính xác. Mảnh gan ghép khi được tái tưới máu đã nhanh chóng hồi phục chức năng và bắt đầu tiết ra những giọt mật đầu tiên, biểu hiện của sự sống trở lại trong cơ thể hai người bệnh.

Đến ngày hôm sau, cả hai đều tỉnh táo, dần hồi phục và bắt đầu cuộc sống mới với một phần gan của người hiến tạng.

Phó giáo sư Nguyễn Hoàng Bắc, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh chia sẻ, thành công của ca chia gan lần này không chỉ là một bước tiến quan trọng trong kỹ thuật ghép gan tại Việt Nam, mà còn là biểu hiện của sự tận tâm, trách nhiệm và chuyên nghiệp của toàn bộ đội ngũ y bác sĩ.

Ông gửi lời cảm ơn chân thành Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, Bệnh viện Chợ Rẫy đã giúp đỡ, tạo điều kiện để hai ca ghép này thành công, cũng như chúc mừng hai người bệnh đã nhận được cơ hội sống mới.

Tiến sĩ, bác sĩ Trần Công Duy Long cũng chia sẻ, chia gan để ghép cho hai người bệnh là một kỹ thuật khó, đòi hỏi đội ngũ nhân viên y tế phải có kiến thức, kinh nghiệm và kỹ thuật cao.

Thành công của ca chia gan lần này không chỉ giúp cứu mạng hai người bệnh mà còn góp phần giải quyết vấn đề khan hiếm tạng ghép hiện nay. Vị bác sĩ này mong trong tương lai ngày càng có nhiều người hiểu rõ giá trị của việc hiến tạng cứu người.

Tấn Hiệp
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: ung thư

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Trẻ em thiếu vi chất dinh dưỡng: Dutch Lady có lời giải?

Trẻ em thiếu vi chất dinh dưỡng: Dutch Lady có lời giải?

Tình trạng thiếu vi chất ở trẻ em Việt Nam đang là vấn đề cấp bách. Dutch Lady vừa ra mắt sản phẩm sữa cải tiến, liệu có giải quyết được thách thức này?
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm khiến 37 người ngộ độc

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm khiến 37 người ngộ độc

Bộ Y tế chỉ đạo điều tra vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại TP. Hồ Chí Minh, yêu cầu truy xuất nguồn gốc, xử lý vi phạm và tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm.
Hòa Bình: Gần 600 người nghèo được khám, cấp thuốc miễn phí

Hòa Bình: Gần 600 người nghèo được khám, cấp thuốc miễn phí

Ngày 30/3 tại Hòa Bình, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Thanh tra tỉnh Hòa Bình cùng các nhà tài trợ đã khám, cấp thuốc miễn phí cho gần 600 người nghèo.
Anti vaccine - cha mẹ đẩy con vào

Anti vaccine - cha mẹ đẩy con vào 'vòng tay tử thần'

Anti vaccine không chỉ gây nguy hiểm cho con bạn, mà còn đe dọa đến sức khỏe của cả cộng đồng.
Virus HPV sẽ khiến 200.000 phụ nữ tử vong, đừng thờ ơ với vaccine

Virus HPV sẽ khiến 200.000 phụ nữ tử vong, đừng thờ ơ với vaccine

Dự báo đến năm 2070, khoảng 200.000 phụ nữ Việt sẽ tử vong do ung thư cổ tử cung. Trong khi đó căn bệnh có thể dự phòng được nhờ tiêm vaccine phòng HPV.

Tin cùng chuyên mục

Từ 1/6/2025: Khám bệnh ‘siêu’ nhanh với ứng dụng VssID, VneID

Từ 1/6/2025: Khám bệnh ‘siêu’ nhanh với ứng dụng VssID, VneID

Từ ngày 1/6/2025, người dân sẽ chuyển sang sử dụng ứng dụng VssID, VneID, căn cước công dân gắn chíp thay cho thẻ bảo hiểm y tế giấy khi đi khám chữa bệnh.
Thúc đẩy triển khai phần mềm xây dựng thực đơn cho mẹ và bé tại Điện Biên

Thúc đẩy triển khai phần mềm xây dựng thực đơn cho mẹ và bé tại Điện Biên

Với Phần mềm thực đơn cân bằng dinh dưỡng, Ajinomoto Việt Nam mang đến công cụ hữu ích,hỗ trợ cho hơn 1,3 triệu bà mẹ trên hành trình làm mẹ và chăm sóc con nhỏ
Thái Bình làm gì để khống chế dịch viêm não mô cầu?

Thái Bình làm gì để khống chế dịch viêm não mô cầu?

Viêm não mô cầu xuất hiện tại Thái Bình, chuyên gia khuyến cáo tiêm vaccine và áp dụng biện pháp phòng tránh để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Nghệ An chấn chỉnh hoạt động quảng cáo khám, chữa bệnh

Nghệ An chấn chỉnh hoạt động quảng cáo khám, chữa bệnh

Sở Y tế tỉnh Nghệ An yêu cầu chấn chỉnh hoạt động quảng cáo gây hiểu nhầm tại các cơ sở khám bệnh và dịch vụ chăm sóc sắc đẹp trên địa bàn tỉnh.
Bộ Y tế cấp phép lưu hành thêm 699 loại thuốc

Bộ Y tế cấp phép lưu hành thêm 699 loại thuốc

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, công bố danh mục thuốc biệt dược gốc cho 699 thuốc, 51 biệt dược gốc.
Infographic | Kết quả triển khai tiêm chủng vaccine sởi

Infographic | Kết quả triển khai tiêm chủng vaccine sởi

Hiện các tỉnh, thành phố đã ban hành kế hoạch và triển khai tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi cho 2 nhóm trẻ: Từ 0-9 tháng tuổi, trẻ từ 1-10 tuổi.
Bùng phát bệnh sởi ở Hà Nội: Đã có ca tử vong, nhiều trẻ chưa tiêm vaccine

Bùng phát bệnh sởi ở Hà Nội: Đã có ca tử vong, nhiều trẻ chưa tiêm vaccine

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội thông tin đã ghi nhận một trường hợp tử vong do mắc sởi là trẻ 4 tuổi, ở quận Nam Từ Liêm.
Infographic | 10 thông điệp phòng, chống bệnh sởi

Infographic | 10 thông điệp phòng, chống bệnh sởi

Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh.
Thời tiết chuyển mùa, lưu ý gì để bảo vệ sức khỏe?

Thời tiết chuyển mùa, lưu ý gì để bảo vệ sức khỏe?

Thời tiết chuyển mùa dễ gây bệnh, cần giữ ấm, ăn uống đủ chất, tiêm phòng, vệ sinh cá nhân, tập thể dục và theo dõi dự báo thời tiết để bảo vệ sức khỏe.
Bộ Y tế nhận 500.000 liều vaccine phòng sởi để khống chế dịch

Bộ Y tế nhận 500.000 liều vaccine phòng sởi để khống chế dịch

Ngày 17/3, tại Bộ Y tế đã diễn ra Lễ trao tặng 500.000 liều vaccine phòng bệnh sởi từ Công ty Cổ phần vaccine Việt Nam (VNVC).
Bộ Y tế: 14 đơn vị thay tên, cơ cấu tổ chức

Bộ Y tế: 14 đơn vị thay tên, cơ cấu tổ chức

Bộ Y tế thông báo danh sách 14 đơn vị đã thay đổi tên và cơ cấu tổ chức, bao gồm 10 đơn vị chuyển từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về Bộ Y tế.
Linh Dược Ngự Y Việt và chiến lược đưa đông dược vươn tầm quốc tế

Linh Dược Ngự Y Việt và chiến lược đưa đông dược vươn tầm quốc tế

'Linh Dược Ngự Y Việt' đã lưu giữ và lan tỏa những bài thuốc quý từ cung đình ra đời sống hiện đại, đồng thời kỳ vọng đưa đông dược vươn tầm quốc tế.
Cục Quản lý Dược vào cuộc sau khi La Roche-Posay thu hồi ở Mỹ

Cục Quản lý Dược vào cuộc sau khi La Roche-Posay thu hồi ở Mỹ

Cục Quản lý Dược đã cấp 4 số tiếp nhận Phiếu công bố cho 4 sản phẩm thuộc dòng La Roche-Posay Effaclar Duo do L'Oreal Việt Nam đứng tên.
Thủ tướng chỉ đạo hoàn thành tiêm phòng vaccine sởi trong tháng 3/2025

Thủ tướng chỉ đạo hoàn thành tiêm phòng vaccine sởi trong tháng 3/2025

Dứt khoát đảm bảo đủ nhân lực, kinh phí, vật tư, thiết bị, vaccine để đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng phòng, chống bệnh sởi, hoàn thành trong tháng 3/2025.

'Anti vaccine' - trào lưu nguy hiểm khiến bệnh sởi bùng phát

Đây là thông tin được TS.BS Hoàng Minh Đức - Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống bệnh sởi.
Khi KOLs hóa

Khi KOLs hóa 'lang băm': Ảnh hưởng sức khỏe từ quảng cáo sai sự thật

Nhiều KOLs quảng cáo sai sự thật, thổi phồng công dụng sản phẩm trên livestream khiến người tiêu dùng bị lừa dối và có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe.
Cập nhật tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị ung thư

Cập nhật tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị ung thư

Ung thư hiện là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu, đặt ra nhiều thách thức cho y học hiện đại.
Bị cá biển đâm, một ngư dân phải vào đảo Trường Sa cấp cứu

Bị cá biển đâm, một ngư dân phải vào đảo Trường Sa cấp cứu

Trưa ngày 10/3, bệnh xá đảo Trường Sa đã tiếp nhận, cấp cứu ngư dân bị thương trong quá trình khai thác hải sản trên vùng biển Trường Sa.
Linh Dược Ngự Y Việt: Đột phá trong công nghệ sản xuất đông dược

Linh Dược Ngự Y Việt: Đột phá trong công nghệ sản xuất đông dược

Các bài thuốc linh dược đã được Công ty Linh Dược Ngự Y Việt sản xuất theo công nghệ hiện đại và ngày càng phổ biến trên thị trường.
Sử dụng máy hút ẩm như nào cho đúng cách?

Sử dụng máy hút ẩm như nào cho đúng cách?

Máy hút ẩm là công cụ không thể thiếu để cân bằng độ ẩm, tuy nhiên, nếu sử dụng sai cách, hóa đơn tiền điện có thể tăng mà hiệu quả không như mong muốn.
Mobile VerionPhiên bản di động