Bệnh huyết áp thấp nguy hiểm không kém huyết áp cao

Hiện vẫn có nhiều người lầm tưởng, chỉ huyết áp cao mới nguy hiểm còn huyết áp thấp không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Chế độ dinh dưỡng ngăn ngừa tăng huyết áp

Đây là quan điểm sai lầm, vì huyết áp thấp cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng liên quan đến tim mạch, nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực...

Những lưu ý cho người huyết áp thấp

Theo các chuyên gia y tế, huyết áp thấp là tình trạng huyết áp giảm đột ngột xuống dưới 90/60mmHg. Mặc dù huyết áp thấp không gây ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày nhưng có thể khiến cho tim gặp phải một số vấn đề nguy hiểm.

Bệnh huyết áp thấp nguy hiểm không kém huyết áp cao
Người bệnh huyết áp cũng cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên

Do huyết áp thấp nên áp lực máu đưa đến các cơ quan trong cơ thể chậm và yếu; dẫn đến các biểu hiện như: Uể oải, mệt mỏi, buồn ngủ, chóng mặt, đau đầu, tức ngực, ngủ không sâu, mắt mờ, hơi thở nhanh, da lạnh, khát nước. Nếu huyết áp quá thấp, bệnh nhân có thể bị trụy tim mạch, ngất xỉu…

Ở người khỏe mạnh bị huyết áp thấp mà chỉ có triệu chứng chóng mặt thoảng qua khi đứng lên ngồi xuống thì không cần phải điều trị. Nhưng với trường hợp nặng, cần điều trị nguyên nhân gây huyết áp thấp. Đối với người huyết áp xuống quá thấp gây ra sốc thì cần được điều trị cấp cứu tại bệnh viện.

Các phương pháp để giảm thiểu triệu chứng huyết áp thấp được chuyên gia khuyến cáo: Uống nhiều nước để ngăn ngừa cơ thể khô nước và nâng cao huyết áp. Dùng thêm muối để cơ thể nâng cao huyết áp. Hạn chế uống rượu, vì rượu làm mất nước và làm giãn mạch. Không nên đứng quá lâu. Khi đứng lên từ tư thế nằm hay ngồi, chỉ nên đứng lên từ từ.

Người bị huyết áp thấp không nên uống thuốc chống huyết áp trước khi ăn, nên nằm nghỉ sau khi ăn, ăn làm nhiều bữa nhỏ. Uống cà phê có tác dụng làm co mạch nhưng nên uống vào buổi sáng để tránh mất ngủ.

Những thực phẩm có thể khiến huyết áp càng giảm hơn như: Cà rốt (chứa muối succinic) khiến nguyên tố kali trong nước tiểu tăng lên dẫn đến huyết áp giảm. Cà chua không tốt cho người huyết áp thấp. Huyết áp sẽ càng giảm nếu ăn nhiều cà chua. Rau bina, cần tây, dưa hấu, đậu (đỏ, xanh), tỏi, hạt hướng dương đều có thể làm giảm huyết áp.

Khi có dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, người bị huyết áp thấp cần nằm nghỉ ngơi ở tư thế đầu thấp để tăng lượng máu lên não. Nên tránh trèo cao, ra nắng gắt hoặc để bị lạnh đột ngột, nhất là lúc đêm khuya. Trong sinh hoạt hàng ngày cũng cần tránh thay đổi tư thế đột ngột, nên thở sâu vài phút trước khi đứng lên để tăng cường lưu thông máu đến các bộ phận của cơ thể.

Cải thiện huyết áp thấp bằng chế độ ăn uống

Theo lương y Vũ Quốc Trung - Hội Đông y Việt Nam: Để phòng ngừa huyết áp thấp, người bệnh nên ăn nhiều bữa trong ngày, với các loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa giúp tăng huyết áp. Nên ăn mặn hơn người bình thường. Uống các loại nước có tác dụng nâng huyết áp như trà sâm, trà gừng, trà đặc, cà phê.

Không nên ăn uống những thức ăn có tính lợi tiểu như: Rau cải, râu ngô, dưa hấu, bí ngô... Hạn chế rượu, bia, đồ uống có cồn, mướp đắng, lòng trắng trứng gà, nước cam, khoai lang tím, tảo biển, ớt, quả kiwi… là những thực phẩm gây hạ huyết áp.

Không nên thức khuya. Nằm ngủ nên để đầu thấp, chân cao. Giữ ấm khi ngủ. Ngủ dậy không thay đổi tư thế đột ngột. Nên tắm nước nóng để tăng cường lưu thông máu nhưng không nên tắm quá lâu. Tập thể dục đều đặn, có thể đi bộ, tập dưỡng sinh, thái cực quyền, bơi…

Để ngăn ngừa huyết áp giảm đột ngột sau bữa ăn, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, nên chia nhỏ thành nhiều lần trong ngày và hạn chế những thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, gạo, cháo, nui và bánh mì...

Đồng thời uống nhiều nước nhằm giúp tăng thể tích máu, giảm một trong những nguyên nhân tiềm tàng gây huyết áp thấp. Ngoài ra uống nước cũng giúp tránh mất nước.

Người bệnh huyết áp thấp nên bổ sung các chất điện giải; có thể uống nước muối loãng hoặc nước chanh để bổ sung điện giải cho cơ thể. Ngoài ra, có thể dùng đồ uống chứa các nhóm chất điện giải như natri, kali... dành cho những người chơi thể thao.

Tăng thêm lượng muối: Người bình thường nên ăn nhạt, tuy nhiên đối với người huyết áp thấp ăn nhạt không phải là lựa chọn tốt. Lượng muối ăn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Tuy nhiên, chỉ nên dùng muối với lượng vừa đủ, khi dùng quá mặn sẽ gây tăng huyết áp khi nằm.

Thực phẩm tốt cho người huyết áp thấp: Cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Trong chế độ ăn uống thường ngày cần bổ sung các loại thực phẩm có chứa các thành phần như protein, vitamin C và tất cả các loại vitamin thuộc nhóm B rất có lợi.

Một số thức ăn đồ uống có tác dụng làm tăng huyết áp như: cà phê, nước chè đặc, nước sâm, bột tam thất, rau cần tây, nước nho, hạt sen, long nhãn, táo tàu...

Chế độ ăn cải thiện huyết áp thấp gồm những thực phẩm có vị ngọt và vị mặn phù hợp. Nho khô giúp tăng huyết áp cho người huyết áp thấp. Loại quả này duy trì huyết áp ở mức thông thường bằng cách hỗ trợ tuyến thượng thận thực hiện chức năng. Nên ngâm từ 30 - 40 quả nho khô trong nước (để qua đêm) và ăn vào mỗi sáng khi đói.

Hạt hạnh nhân kiểm soát huyết áp thấp. Cũng giống với nho khô nên ngâm từ 4-5 quả hạnh nhân trong nước, giữ qua đêm. Sau đó bóc lớp vỏ bên ngoài, xay nhuyễn và pha cùng sữa nóng. Rễ cam thảo giúp bình thường hóa chỉ số huyết áp. Uống trà cam thảo trong 2-3 tuần có hiệu quả nâng huyết áp.

Bệnh nhân huyết áp thấp cũng nên ăn vài lát gừng tươi, hoặc chế thành nước trà gừng. Gừng có chứa dầu dễ bay hơi, có thể kích thích sự tiết dịch dạ dày, gây hưng phấn cho mạch máu, thúc đẩy tiêu hóa, thường xuyên ăn gừng có tác dụng nhất định trong việc điều trị huyết áp thấp.
Tâm An
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Huyết áp

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị chấm dứt phê duyệt sử dụng vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 tại Việt Nam

Đề nghị chấm dứt phê duyệt sử dụng vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 tại Việt Nam

AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam hiện không sử dụng vaccine này

AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam hiện không sử dụng vaccine này

Công bố nguyên nhân vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Công bố nguyên nhân vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

TP. Hồ Chí Minh: Bác thông tin vụ 82 học sinh nghỉ học nghi do ngộ độc thực phẩm

TP. Hồ Chí Minh: Bác thông tin vụ 82 học sinh nghỉ học nghi do ngộ độc thực phẩm

Chưa có hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố

Chưa có hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố

Thông tin mới nhất vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Thông tin mới nhất vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Ngộ độc thực phẩm gia tăng: Buông lỏng quản lý hay chế tài chưa đủ mạnh?

Ngộ độc thực phẩm gia tăng: Buông lỏng quản lý hay chế tài chưa đủ mạnh?

Bộ Y tế vừa đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy nhiều mỹ phẩm

Bộ Y tế vừa đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy nhiều mỹ phẩm

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Có bệnh nhi tiên lượng xấu

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Có bệnh nhi tiên lượng xấu

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Đã có gần 530 người nhập viện

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Đã có gần 530 người nhập viện

Thủ tướng yêu cầu tập trung cứu chữa các bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai

Thủ tướng yêu cầu tập trung cứu chữa các bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai

TP. Hồ Chí Minh: Sở Y tế thông tin mới nhất về 15 học sinh ngộ độc nghi do ăn sushi

TP. Hồ Chí Minh: Sở Y tế thông tin mới nhất về 15 học sinh ngộ độc nghi do ăn sushi

Bộ Y tế phản hồi về thông tin vaccine AstraZeneca Covid-19 có nguy cơ đông máu

Bộ Y tế phản hồi về thông tin vaccine AstraZeneca Covid-19 có nguy cơ đông máu

Đồng Nai: Thông tin mới nhất vụ gần 450 người nhập viện nghi ngộ độc bánh mì ở Long Khánh

Đồng Nai: Thông tin mới nhất vụ gần 450 người nhập viện nghi ngộ độc bánh mì ở Long Khánh

Bộ Y tế yêu cầu đình chỉ cơ sở bánh mì khiến gần 300 người ngộ độc tại Đồng Nai

Bộ Y tế yêu cầu đình chỉ cơ sở bánh mì khiến gần 300 người ngộ độc tại Đồng Nai

Khám tim miễn phí cho hơn 50.000 trẻ em nghèo tại 25 tỉnh, thành

Khám tim miễn phí cho hơn 50.000 trẻ em nghèo tại 25 tỉnh, thành

Chống thực phẩm bẩn: Cần hành động quyết liệt của toàn xã hội

Chống thực phẩm bẩn: Cần hành động quyết liệt của toàn xã hội

Đối tượng nào sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế?

Đối tượng nào sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế?

Không để xảy ra khan hiếm, thiếu thuốc dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Không để xảy ra khan hiếm, thiếu thuốc dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bộ Y tế ra văn bản yêu cầu bảo đảm an toàn cho người bệnh

Bộ Y tế ra văn bản yêu cầu bảo đảm an toàn cho người bệnh

Xem thêm