Bất cứ giá nào trong quy hoạch sử dụng đất cũng phải tính đến an ninh lương thực

Chiều 10/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quy hoạch sử dụng đất quốc gia phải đi trước một bước Quy định mới về đất khu đô thị trong Quy hoạch sử dụng đất quốc gia Thống nhất thông qua việc trình Quốc hội quyết định chủ trương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia

Cần thiết phải điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đối với một số loại đất

Tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết, tại thời điểm Quốc hội thông qua Quy hoạch sử dụng đất quốc gia tại Nghị quyết số 39/2021/QH15 ngày 13/11/2021 thì Quy hoạch tổng thể quốc gia, các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh mới đang tổ chức lập, chưa được phê duyệt.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân

Do đó, các bộ, ngành và địa phương chưa xác định đầy đủ nhu cầu sử dụng đất để đăng ký trong Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia. Sau khi các quy hoạch này được phê duyệt, đã làm phát sinh tăng hoặc giảm nhu cầu sử dụng đất.

Hiện nay, Trung ương Đảng cũng đã cho chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam với quy mô sử dụng đất khoảng 10.827 ha dẫn đến làm tăng nhu cầu sử dụng đất cho các công trình, dự án hạ tầng quan trọng quốc gia.

Quy hoạch tỉnh của 61 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã được phê duyệt, trên thực tế đã tuân thủ nghiêm ngặt chỉ tiêu sử dụng đất theo Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia đã được Quốc hội phê duyệt tại Nghị quyết số 39/2021/QH15 và được Thủ tướng Chính phủ phân bổ chi tiết tại Quyết định số 326/QĐ-TTg và Quyết định số 227/QĐ-TTg.

Tuy nhiên, nhiều địa phương đề xuất nhu cầu sử dụng đất đến năm 2030 có sự tăng, giảm khá lớn so với chỉ tiêu đã được phân bổ, cho thấy sự cần thiết phải điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đối với một số loại đất và phân bổ cho các địa phương. Như vậy, một số chỉ tiêu sử dụng đất trong Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, Kế hoạch sử dụng sử dụng đất quốc gia đến năm 2025 được Quốc hội phê duyệt đã không còn phù hợp với nhu cầu thực tế.

Nếu không được điều chỉnh, bổ sung sẽ làm giới hạn nhu cầu sử dụng một số loại đất cụ thể tại các địa phương (do bị khống chế chỉ tiêu bởi Nghị quyết số 39/2021/QH15 của Quốc hội và các Quyết định số 326/QĐ-TTg, Quyết định số 227/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), gây khó khăn trong việc triển khai các dự án trọng điểm quốc gia, các dự án có khả năng thu hút đầu tư, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội
Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội

Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị, Chính phủ phân tích, đánh giá một cách toàn diện, làm rõ hơn nữa nguyên nhân, đề xuất giải pháp để cải thiện hiệu quả thực hiện quy hoạch này.

Ngoài ra, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị làm rõ, trường hợp Quốc hội quyết định điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thì có bao nhiêu quy hoạch tỉnh, quy hoạch ngành quốc gia hoặc các quy hoạch khác liên quan phải thực hiện điều chỉnh để bảo đảm tính đồng bộ theo quy định của Luật Quy hoạch và tác động của việc điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia đối với các quy hoạch khác.

Bên cạnh đó, đề nghị Chính phủ lưu ý quá trình lập, điều chỉnh quy hoạch cần bảo đảm các định hướng chiến lược của Đảng, Nhà nước trong việc giữ diện tích đất trồng lúa, độ che phủ rừng, quan tâm đến việc bố trí đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số, đất để phục vụ việc ứng phó với biến đổi khí hậu như hiện tượng sạt lở, ngập úng, bồi lấp đất.

Làm sao sử dụng đất có hiệu quả, đảm bảo cho sự phát triển?

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, hiện đã có Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024 thì quy hoạch này phải theo quy định của Luật Đất đai. Việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

Theo Chủ tịch Quốc hội, ở địa phương bao giờ cũng có 3 quy hoạch phải đồng bộ là: Quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng; quy hoạch kinh tế - xã hội. Quy hoạch xây dựng và quy hoạch kinh tế - xã hội theo nền của quy hoạch sử dụng đất.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Do đó, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo làm sao cho các địa phương làm đồng bộ theo sự chỉ đạo chung của Trung ương, thực hiện các chính sách pháp luật về quy hoạch trong quy hoạch đất quốc gia thời kỳ từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 là hết sức quan trọng để tiến hành xây dựng phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội chung cho cả nước và từng địa phương, cho nên phải làm đồng bộ.

Cũng theo Chủ tịch Quốc hội, nguyên tắc điều chỉnh sử dụng đất quốc gia phải tuân thủ theo quy định pháp luật về rà soát, điều chỉnh quy hoạch. Đảm bảo nhu cầu sử dụng đất để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, phân bổ hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực đất cho các ngành, các lĩnh vực ở địa phương.

"Bây giờ đất không nở nhưng quy hoạch như thế nào để sử dụng hiệu quả, tiết kiệm đất. Ông bà ta nói “tấc đất là tấc vàng”. Làm sao sử dụng đất có hiệu quả, đảm bảo cho sự phát triển của địa phương, địa phương phát triển thì cả đất nước sẽ phát triển" - Chủ tịch Quốc hội nói.

Phải tuân thủ đảm bảo yêu cầu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, an ninh lương thực, nguồn nước, tỷ lệ che phủ rừng, các hệ sinh thái, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, trong đó nhu cầu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, đất nước chúng ta từ mấy chục năm nay vấn đề an ninh lương thực là rất quan trọng. Vì sao chúng ta giữ diện tích đất trồng lúa dù trồng lúa có thể lời không nhiều, có thể đủ ăn hoặc thiếu ăn nhưng vì an ninh lương thực quốc gia, mà an ninh lương thực quốc gia góp phần an ninh lương thực quốc tế. Nước ta nằm trong top đầu về xuất khẩu gạo.

Qua tình hình thế giới có nhiều biến động, ngay cả dịch Covid-19 thì vấn đề an ninh lương thực là vấn đề đặt lên hàng đầu. "Do đó, bất cứ giá nào trong quy hoạch sử dụng đất chúng ta cũng phải tính đến vấn đề an ninh lương thực, nguồn nước, tỷ lệ che phủ rừng, trồng thêm rừng và hạn chế chặt phá rừng là yêu cầu đặt ra” - Chủ tịch Quốc hội khẳng định.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Thủ tướng: Đà Nẵng

Thủ tướng: Đà Nẵng 'đi trước mở đường' trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Báo Công Thương là

Báo Công Thương là 'cầu nối' lan tỏa thông tin các hoạt động của Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài

Xem thêm