Quy hoạch sử dụng đất quốc gia phải đi trước một bước

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, quy hoạch sử dụng đất quốc gia phải đi trước một bước, làm cơ sở để xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội nói chung, quy hoạch của các ngành, lĩnh vực khác, quy hoạch vùng và địa phương...

Đất đai phải được phân bổ hợp lý với tầm nhìn dài hạn

Ngày 23/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc làm việc với Thường trực Ủy ban Kinh tế, nghe báo cáo một số nội dung về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) cấp quốc gia.

Quy hoạch sử dụng đất quốc gia phải đi trước một bước
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì cuộc làm việc với Thường trực Ủy ban Kinh tế

Dự kiến tại phiên họp thứ 4 vào tháng sau, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ thảo luận về quy hoạch và kế hoạch trên, trước khi trình Quốc hội thảo luận, quyết định tại Kỳ họp thứ 2. Việc các lãnh đạo Quốc hội làm việc với Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội - cơ quan chủ trì thẩm tra quy hoạch và kế hoạch này có ý nghĩa quan trọng, góp phần bảo đảm và nâng cao chất lượng công tác phối hợp với Chính phủ và các bộ, ngành để dự thảo các Tờ trình, báo cáo trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.

Về phía Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) cấp quốc gia do Phó Thủ tướng Lê Văn Thành làm Chủ tịch Hội đồng. Hội đồng này cũng mới họp cách đây 1 tuần để cho ý kiến bước đầu về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, đầu tháng 9 vừa qua, Thường trực Ủy ban Kinh tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến chuyên gia về quy hoạch, sau đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nghiên cứu tiếp thu một số ý kiến chuyên gia để tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Phát biểu tại cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, là nguồn lực to lớn và quan trọng bậc nhất trong phát triển kinh tế- xã hội, liên quan đến việc phân bổ dân cư, lao động, phát triển đô thị, kết cấu hạ tầng, môi trường, quốc phòng và an ninh; liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp và nhà nước.

Vì vậy, việc quản lý, sử dụng đất không thể chỉ tính cho hiện tại mà còn phải tính cho cả tương lai; đồng thời, đất đai phải được phân bổ hợp lý với tầm nhìn dài hạn không chỉ 5 năm hay 10 năm mà còn phải xa hơn nữa trong tiến trình phát triển của đất nước.

"Quy hoạch sử dụng đất quốc gia phải đi trước một bước, làm cơ sở để xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội nói chung, quy hoạch của các ngành, lĩnh vực khác, quy hoạch vùng và địa phương, tạo tính liên kết vùng, liên kết tỉnh, bảo đảm được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững các nguồn lực" - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Bảo đảm tính tương thích, đồng bộ giữa các quy hoạch

Trên cơ sở báo cáo của Thường trực Ủy ban Kinh tế và gợi mở của Chủ tịch Quốc hội, các đại biểu đã tập trung thảo luận về điều kiện, thủ tục chuẩn bị xây dựng quy hoạch và kế hoạch; kết quả thực hiện auy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của giai đoạn trước; mục tiêu, quan điểm đối với quy hoạch, các chỉ tiêu, kế hoạch sử dụng các loại đất cụ thể,

Đồng thời, lưu ý về các tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đang đặt ra những yêu cầu mới đối với quy hoạch sử dụng đất, trong đó, phải dành quỹ đất cho việc xây dựng các nhà máy, phát triển nông nghiệp theo chuỗi, phát triển nền kinh tế tuần hoàn để tạo công ăn việc làm cho người dân ngay tại địa phương, thực hiện hiệu quả chính sách “ly nông bất ly hương”.

Đặc biệt, phải bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng đất; chấn chỉnh việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn tùy tiện, kém hiệu quả thời gian qua; công tác dự báo nhu cầu sử dụng đất cho ngành, lĩnh vực phải sát với thực tiễn hơn nữa; ưu tiên dành quỹ đất cho việc xây dựng các nhà máy xử lý rác thải hiện đại và hạn chế quy hoạch các bãi chôn lấp rác; quản lý chặt chẽ đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ xung yếu,…

Đồng tình với nhiều ý kiến phát biểu, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá, hồ sơ quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất được Chính phủ chuẩn bị bài bản, công phu, sử dụng nhiều phương pháp mới, cơ bản bảo đảm tính khoa học, tính thực tiễn. Thường trực Ủy ban Kinh tế đã chủ động vào cuộc từ sớm, từ xa chuẩn bị cho việc thẩm tra.

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu cơ quan trình và cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp chặt chẽ, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội. Trong đó, cần bổ sung đánh giá kỹ lưỡng hơn về việc thực hiện quy hoạch giai đoạn trước, nhất là những tồn tại, hạn chế để khắc phục.

Chẳng hạn như: Việc điều chỉnh quy hoạch nhiều lần, có lúc còn tùy tiện; vấn đề các tỉnh, thành phố chậm trễ trong việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) ảnh hưởng đến công tác thu hồi đất, thu hút đầu tư, triển khai các dự án tại địa phương; cần đánh giá kỹ lưỡng hơn về công tác quản lý nhà nước trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; ứng dụng khoa học công nghệ nhằm xây dựng hệ thống dữ liệu về đất đai bảo đảm tính đồng bộ, tích hợp, kết nối giữa các ngành, địa phương.

Về quan điểm xây dựng quy hoạch, Chủ tịch Quốc hội đề nghị bổ sung vai trò của đất đai đối với sự phát triển trường tồn của đất nước, phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia cũng như từng địa phương, hài hòa lợi ích của các bên. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải bảo đảm nguyên tắc gắn kết hữu cơ giữa đô thị và nông thôn, chuyển đổi nông thôn mới sang đô thị; gắn giao thông với bố trí dân cư (mô hình TOD); gắn kết giữa yêu cầu công nghiệp hóa với nhu cầu đô thị hóa trên bình diện quốc gia và ở từng địa phương, thậm chí là từng dự án…

Mặt khác, theo quy định của Luật Quy hoạch hiện hành thì việc lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia phải căn cứ vào Quy hoạch tổng thể quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay Quy hoạch tổng thể quốc gia chưa được phê duyệt. Do đó, trong thời gian tới cần tiếp tục rà soát, xử lý, bảo đảm tính tương thích, thống nhất và đồng bộ giữa các quy hoạch./.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhân sự 27/12: Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Hà Giang, Bắc Giang có tân Phó Bí thư Tỉnh ủy

Nhân sự 27/12: Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Hà Giang, Bắc Giang có tân Phó Bí thư Tỉnh ủy

Về thông tin nhân sự ngày 27/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bổ nhiệm lại Đại tướng Nguyễn Tân Cương giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng…
Thủ tướng: Ngành Nông nghiệp phải bứt phá trong năm 2025, xuất khẩu đạt 70 tỷ USD

Thủ tướng: Ngành Nông nghiệp phải bứt phá trong năm 2025, xuất khẩu đạt 70 tỷ USD

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị tăng trưởng của ngành Nông nghiệp năm 2025 cần phải đạt 3,5-4%, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 70 tỷ USD.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin về phương án hợp nhất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin về phương án hợp nhất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, đã có thông tin mới về phương án hợp nhất Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội với Bộ Nội vụ.
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024 của Cục Công nghiệp

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024 của Cục Công nghiệp

Chiều 27/12, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Không để gián đoạn việc thực hiện chính sách an sinh

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Không để gián đoạn việc thực hiện chính sách an sinh

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đề nghị ngành lao động, thương binh và xã hội cố gắng duy trì việc thực hiện các chính sách an sinh, đảm bảo không có sự gián đoạn.

Tin cùng chuyên mục

Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang Phan Huy Ngọc giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy

Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang Phan Huy Ngọc giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy

Ông Phan Huy Ngọc, Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang đã được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang tín nhiệm bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy khóa XVII.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ tâm tư khi sáp nhập với Bộ Nội vụ

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ tâm tư khi sáp nhập với Bộ Nội vụ

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ bản thân ông từng 3 lần trải qua hợp nhất cũng như chia tách, mỗi lần hợp nhất đều sẽ không tránh khỏi những tâm tư.
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng được thăng cấp bậc hàm Thượng tướng

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng được thăng cấp bậc hàm Thượng tướng

Chủ tịch nước Lương Cường đã trao quyết định thăng hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng đối với Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng.
Sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh, tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2024

Sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh, tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2024

Những nỗ lực của Cục Công nghiệp và Bộ Công Thương góp phần quan trọng để sản xuất công nghiệp năm 2024 không chỉ phục hồi tích cực mà còn tăng trưởng mạnh mẽ.
Thời điểm

Thời điểm 'hội tụ' để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Ngày 27/12, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm "Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Cơ hội và thách thức".
Nhân sự 26/12: Thủ tướng giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang; tỉnh Kiên Giang có tân Chủ tịch HĐND

Nhân sự 26/12: Thủ tướng giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang; tỉnh Kiên Giang có tân Chủ tịch HĐND

Về thông tin nhân sự ngày 26/12, ông Hoàng Gia Long được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho đến khi cấp có thẩm quyền quyết định kiện toàn.
Phó Thủ tướng: Không

Phó Thủ tướng: Không 'đẽo cày giữa đường' khi làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu triển khai đường sắt cao tốc Bắc - Nam phải rõ ràng về khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách, tránh "đẽo cày giữa đường".
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Khẩn trương tái cơ cấu, tạo

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Khẩn trương tái cơ cấu, tạo 'sức sống mới' cho ngân hàng VDB

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc lưu ý Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực, tạo động lực mới, "sức sống mới" cho ngân hàng.
Thủ tướng: Kiên quyết thu hồi đất đối với doanh nghiệp nhà nước sử dụng không đúng mục đích

Thủ tướng: Kiên quyết thu hồi đất đối với doanh nghiệp nhà nước sử dụng không đúng mục đích

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 47/CT-TTg chỉ đạo tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng, xử lý nhà, đất tại doanh nghiệp nhà nước.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ các nước trình quốc thư

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ các nước trình quốc thư

Chiều 26/12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Đại sứ các nước Cuba, Zimbabwe và Bolivia tới trình Quốc thư nhận nhiệm vụ tại Việt Nam.
Thương mại Nga-Việt Nam tăng mạnh: Cơ hội vàng cho hợp tác công nghiệp song phương

Thương mại Nga-Việt Nam tăng mạnh: Cơ hội vàng cho hợp tác công nghiệp song phương

11 tháng năm 2024, kim ngạch thương mại giữa Nga-Việt Nam đạt 4,15 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu sang Việt Nam 2,03 tỷ USD, nhập khẩu từ Việt Nam 2,12 tỷ USD.
Nga luôn sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân

Nga luôn sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân

Đại sứ Nga tại Việt Nam G.S Bezdetko cho biết, Nga luôn sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong phát triển công nghệ hạt nhân, cụ thể là năng lượng hạt nhân.
Chủ tịch nước: Quán triệt nghiêm Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Chủ tịch nước: Quán triệt nghiêm Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì Hội nghị Quân chính toàn quân, đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024.
Bảo đảm an ninh trật tự, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội

Bảo đảm an ninh trật tự, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội

Đại tướng Lương Tam Quang đã có bài viết "Bảo đảm an ninh trật tự, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội".
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80

Sáng 26/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80 và tổng kết 40 năm công tác Công an phục vụ sự nghiệp đổi mới của đất nước.
Nhân sự 25/12: Công an Thái Bình bổ nhiệm lãnh đạo; Bắc Giang điều động hai Phó Giám đốc sở

Nhân sự 25/12: Công an Thái Bình bổ nhiệm lãnh đạo; Bắc Giang điều động hai Phó Giám đốc sở

Về thông tin nhân sự 25/12, Thượng tá Nguyễn Trung Hưng, Phó Trưởng phòng Hậu cần giữ chức vụ Trưởng phòng Hậu cần Công an tỉnh Thái Bình.
Thủ tướng: Thể chế phải đi trước, mở đường cho những đột phá phát triển

Thủ tướng: Thể chế phải đi trước, mở đường cho những đột phá phát triển

Xây dựng và hoàn thiện thể chế, pháp luật là một trong 3 đột phá chiến lược, chủ trương lớn của Đảng. Đầu tư cho thể chế là đầu tư cho sự phát triển.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đồng chủ trì Phiên họp rà soát các hoạt động trong khuôn khổ AZEC

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đồng chủ trì Phiên họp rà soát các hoạt động trong khuôn khổ AZEC

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long và Đại sứ Nhật Bản ITO Naoki đã chủ trì Phiên họp rà soát các hoạt động của AZEC và kế hoạch triển khai Nhóm Công tác thúc đẩy AZEC
Bộ Nội vụ Campuchia mong Việt Nam tăng cường hỗ trợ ngành cơ yếu

Bộ Nội vụ Campuchia mong Việt Nam tăng cường hỗ trợ ngành cơ yếu

Bộ Nội vụ Campuchia bày tỏ mong muốn Bộ Quốc phòng Việt Nam tiếp tục tăng cường hỗ trợ ngành cơ yếu Campuchia, qua đó góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác 2 nước.
Đại biểu Quốc hội: Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu là giải pháp thiết thực

Đại biểu Quốc hội: Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu là giải pháp thiết thực

Theo đại biểu Quốc hội, việc giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu vừa là giải pháp tình thế vừa có ý nghĩa chiến lược cho phát triển bền vững.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động