Thứ hai 25/11/2024 16:04

Bạo lực học đường hệ lụy khôn lường

Vấn nạn này có thể gây chấn thương, nguy hại đến sức khỏe thể chất và sang chấn tâm lý nặng nề như tự ti, chán nản, cùng quẫn có thể dẫn đến tự sát.

Con số đáng báo động

Cách đây ít ngày, một clip đang lan truyền trên mạng xã hội ghi lại cảnh đánh đập thô bạo khiến nhiều người bức xúc. Trong clip, nam sinh bị đánh chỉ biết bất lực đưa tay đỡ đầu, né đòn. Cùng với đó, hình ảnh nạn nhân bị đổ máu ở đầu cũng được một số trang thông tin đăng tải trên mạng xã hội. Từ hình ảnh clip ghi lại cho thấy, sự việc diễn ra ở cầu thang trường học, với sự chứng kiến của rất nhiều sinh viên.

Nam sinh trường Đại học FPT Campus mặc áo trắng lao vào đánh tới tấp vào đầu nam sinh L.T.C. Ảnh cắt từ clip

Theo thông tin đăng tải trên mạng xã hội, sau khi tan học, nam sinh viên L.T.C. bị một nhóm chặn đường, trong đó có T.Q. lao vào đánh đấm túi bụi. Ngay sau đó, L.T.C. đã được bạn bè đưa đi cấp cứu trong tình trạng mất nhiều máu, hiện tại nam sinh này vẫn kêu đau đầu.

Được biết sự việc trên diễn ra trong giờ ra chơi ở cầu thang trường Đại học FPT Campus Hòa Lạc (Hà Nội), với sự chứng kiến của rất nhiều sinh viên nhưng không thấy bóng dáng của bảo vệ cũng như thầy cô giảng viên của nhà trường can thiệp để nam sinh bị đánh thương tích khá nặng.

Theo số liệu được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau, tức là khoảng 5 vụ/ngày. Cứ khoảng trên 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau. Còn theo thống kê của Bộ Công an, mỗi tháng có hơn 1.000 thanh thiếu niên phạm tội. Trước kia, tội phạm giết người trong độ tuổi 30 đến dưới 45 chiếm số lượng cao nhất. Nay thì tội phạm ngày càng trẻ hóa, đa phần ở độ tuổi 18 đến dưới 30, chiếm tới 41% tội phạm giết người.

Trung bình mỗi tháng, Viện Sức khoẻ tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) tiếp nhận khoảng 3-4 trường hợp rối loạn tâm thần do bị bắt nạt học đường đến khám.

Nhận thấy con mình thường xuyên buồn chán, có hành vi hay cáu gắt, lảng tránh mọi người trong gia đình, tâm lý buồn rầu và có ý định hủy hoại bản thân, anh M. có con đang học lớp 9 ở Vĩnh Phúc đã đưa con xuống thăm khám.

Anh M. chia sẻ cháu M.L. con gái của anh học khá giỏi, tính tình ít nói nhưng ngoan ngoãn lễ phép, cháu khá vui vẻ, hòa đồng. Nhưng khoảng 1 tháng trở lại đây cháu về có nhiều vết bầm tím ở người. Hỏi cháu chỉ nói là sơ ý bị ngã, bỏ ăn và hay đóng cửa phòng sống khép kín.

Khi hỏi một bạn thân trong lớp gia đình mới được biết, chỉ vì trong lớp có 1 số bạn nam để ý, có một nhóm nữ sinh 4 bạn trong lớp sinh lòng ghen ghét nên hàng ngày trên lớp các bạn ấy thường gây khó dễ, có những lời nói mỉa mai M.L. quá bức xúc cháu đã phản ứng lại. Ngay sau đó, trong giờ ra chơi các cháu đã xảy ra va chạm trong nhà vệ sinh.

Cách đây hơn 1 tháng, ba học sinh tham gia đánh hội đồng một nữ sinh lớp 8 tại Trường THCS Xuân Nộn, Hà Nội đã bị đình chỉ học. Gia đình nữ sinh bị đánh đã gửi đơn tố giác với Công an xã Xuân Nộn (huyện Đông Anh) và gửi đơn kiến nghị tới Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đông Anh. Gần một tháng sau khi bị nhóm bạn đánh hội đồng, người nhà của nữ sinh này vẫn phải đưa con đi khắp các bệnh viện ở Hà Nội để khám, điều trị.

Rất bức xúc, anh M. đã lên làm việc với nhà trường và cha mẹ học sinh, nhưng anh không hài lòng với cách giải quyết của nhà trường và cũng hiểu cái khó của những người làm cha làm mẹ. Nên để bảo vệ con mình, anh đã xin chuyển trường cho con đến một ngôi trường khác ở Hà Nội với mong muốn con sẽ tránh xa được vấn nạn này.

Cần xử lý có tính răn đe

Hiện nay, kết nối thông qua điện thoại thông minh và mạng xã hội đã trở thành một phần trong quá trình trưởng thành của nhiều trẻ em và thanh thiếu niên. Phần lớn các em đều có những trải nghiệm tích cực trên trực tuyến, nhưng rủi ro luôn tồn tại, bao gồm khả năng sử dụng mạng xã hội quá mức có thể dẫn đến các tác động tiêu cực đối với sức khỏe tâm thần của các em.

Khi sự việc xảy ra thì người cha làm mẹ nào cũng đau xót và bức xúc cả nhưng lỗi ở đây không hẳn nằm ở các cháu, trách nhiệm chính vẫn là của người lớn, của giai đình, nhà trường và toàn xã hội.

Theo bác sỹ Chuyên khoa II Nguyễn Hoàng Yến, Phòng Sức khoẻ tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên, Viện Sức khoẻ tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai), hành vi bắt nạt là một vấn đề nghiêm trọng ở trẻ em và thanh thiếu niên trong độ tuổi đi học. Nó có tác động ngắn hạn và dài hạn đối với cá nhân bị bắt nạt, cá nhân bắt nạt, cũng như người ngoài cuộc có mặt trong sự kiện bắt nạt.

Bác sỹ Yến cho biết, hành vi bắt nạt có thể ảnh hưởng ngay lập tức tới sức khoẻ thể chất của trẻ. Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2014 cho thấy, những đứa trẻ bị bắt nạt có sức khỏe thể chất kém so với những đứa trẻ không bị bắt nạt. Khi bị bắt nạt, các yếu tố gây căng thẳng về tâm lý và thể chất kích hoạt hệ thống stress tập trung vào trục vùng dưới đồi - tuyến yên - thượng thận… Sự lặp đi lặp lại của hành vi bắt nạt làm thay đổi sự đáp ứng với stress của cá nhân bị bắt nạt. Khi stress trở nên kéo dài, hệ thống hormone đáp ứng stress trở nên suy giảm chức năng, dẫn đến phản ứng căng thẳng yếu đi. Đồng thời, sự ảnh hưởng của corticoid và các hormone khác trong stress có thể liên quan đến các vấn đề rối loạn giấc ngủ, cảm xúc, chú ý, học tập…

Theo GS.TS. Nguyễn Ngọc Phú - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam, phải xử lý thật nặng, không có vùng cấm. Em nào cứ mắc đi mắc lại tội kéo bè kéo cánh đánh bạn, cần thiết phải đuổi học. Nếu vi phạm nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì phải đưa vào trại giáo dưỡng. Chúng ta không sợ xử phạt nặng thì hỏng mất một con người. Có khi việc xử phạt nặng lại là liều thuốc mạnh làm cho các học sinh này tỉnh ngộ, quyết tâm làm lại cuộc đời. Với những em là nạn nhân của bạo lực học đường thì việc nên làm là không được giấu giếm mà phải tìm đến những người tin cậy như cha mẹ, thầy cô, phòng tư vấn tâm lý trường học để chia sẻ và cùng tìm giải pháp.

Đức Lâm
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tin cùng chuyên mục

Dự án Làng Đại học Đà Nẵng chính thức khởi công

Bài 1: Vị thế người phụ nữ trong xã hội ngày càng được khẳng định

Nhân sự Trung ương: Bộ Chính trị, Bộ Công Thương bổ nhiệm cán bộ chủ chốt; Quốc hội phê chuẩn nhân sự

Dự báo thời tiết biển hôm nay 25/11/2024: Có mưa dông và gió mạnh trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 25/11/2024: Mưa lớn cục bộ, lốc, sét gió giật mạnh từ Quảng Trị đến Phú Yên

Tối 24/11, xuất hiện khách hàng trúng độc đắc Vietlott có giá trị 'khủng'

Bắc Giang: Triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025

Công đoàn tham gia giám sát trả lương, thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho người lao động

Hà Nội: Phấn đấu 100% siêu thị không sử dụng túi nilon khó phân hủy vào năm 2025

Cận cảnh cây cầu trị giá hơn 1.800 tỷ đồng sau một năm thi công

Hải Phòng: Cháy lớn thiêu rụi nhà xưởng tại khu công nghiệp Tràng Duệ

Trung tướng Khuất Duy Tiến, Anh hùng Lực lượng vũ trang đã từ trần

Nhân sự địa phương: Nghệ An có tân Chủ tịch HĐND; Ban Bí thư chuẩn y lãnh đạo nhiều tỉnh, thành

Dự báo thời tiết biển hôm nay 24/11/2024: Có mưa rào và dông rải rác trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 24/11/2024: Các tỉnh miền Bắc trời trở lạnh

Trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho hai phi công vụ máy bay Yak-130 rơi

Sôi động thị trường lao động tại các khu công nghiệp dịp cuối năm

Khẩn trương xóa nhà tạm, nhà dột nát: Thực hiện giấc mơ an cư cho người nghèo

Khói lửa bốc cháy dữ dội bao trùm 1.000 m2 công ty gỗ ở Bình Dương

Ngành Thanh tra: Phát huy truyền thống, không ngừng phát triển