Chủ nhật 22/12/2024 12:00

Bài thuốc từ cây Mơ Lông

Cây mơ lông không chỉ đơn thuần là loại rau gia vị, nó còn là bài thuốc chữa bệnh: đau dạ dày, ruột kích thích, viêm tai, đau nhức xương khớp…

Lá mơ lông là loại thực vật rất dễ tìm thấy ở trong vườn nhà, người dân thường dùng như một loại rau ăn sống và làm dược liệu chữa bệnh hiệu quả. Một số công dụng chữa bệnh tốt từ lá mơ lông như bệnh dạ dày, trĩ, viêm tai, đau nhức xương khớp…

Cây mơ lông thuộc dạng thân leo có chiều dài 3-5m. Lá cây mơ lông hình trứng, mọc đối, có 1 đầu nhọn, màu tím nhạt ở mặt dưới còn mặt trên có màu xanh. Mặt trên không có lông, mặt dưới lông khá dày. Lá tươi khi vò có mùi hôi hơi khó chịu.

Lá cây là phần được sử dụng nhiều nhất trong các bài thuốc chữa bệnh. Ảnh minh họa

Hoa cây mơ lông mọc thành từng chùm ở nách lá hoặc ngọn, hình loa kèn. Hoa có 6 cánh màu trắng, ở giữa có màu tím, đỏ. Cây ra hoa vào cuối mùa hè. Quả hình hơi tròn, dẹt, được bao phủ bằng một lớp vỏ có màu vàng cam.

Ở nước ta, cây mơ lông có mặt ở khắp nơi. Người ta còn trồng cây để làm hàng rào và sử dụng lá làm thực phẩm và chữa bệnh. Lá sau khi được thu hái về sẽ được dùng ngay khi còn tươi hoặc phơi khô sử dụng dần. Người ta có thể thu hái lá vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Còn phần thân, rễ cây mơ lông sẽ được đem cắt ngắn và phơi khô.

Theo y học cổ truyền, lá cây mơ lông có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, kháng viêm, giảm đau, tiêu sưng, giảm ho, hoạt huyết… nên chủ trị các bệnh như: tiêu chảy, đau nhức xương khớp, phong thấp, kiết lị, ăn không tiêu, ho gà, chữa đau dạ dày, viêm tai giữa, chất thương, nhiễm trùng ngoài da…

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây mơ lông

Trị lị do đại tràng tích nhiệt: Sử dụng lá mơ 20g, lá phèn đen 20g, mang đi rửa sạch, trụng qua nước sôi để ráo, sau đó giã nát, vắt lấy nước cốt uống 2 - 3 lần.

Trị hội chứng ruột kích thích: 100g lá mơ lông, nhánh gừng, 1 lòng đỏ trứng gà. Lá mơ lông đem đi băm nhỏ. Giã nát 1 nhánh gừng tươi lọc lấy nước cốt rồi trộn vào. Sau đó cho 1 lòng đỏ trứng gà vào đánh đều. Đem hỗn hợp này hấp cách thủy và ăn khi còn nóng. Người bệnh nên áp dụng mỗi ngày 1 lần cho tới khi khỏi hoàn toàn.

Chữa tiêu chảy: Dùng 10 lá mơ lông, 1 nắm nụ sim. Mơ lông mang đi rửa sạch rồi đun cùng với nụ sim, để lửa nhỏ. Đến khi cạn còn một nửa thì tắt bếp và uống làm 2 lần/ngày cho tới khi hỏi bệnh.

Trị chứng sôi bụng, ăn khó tiêu: Lấy 1 nắm lá mơ lông rửa sạch, ăn kèm với cơm hoặc giã nát lấy nước. Áp dụng liên tục trong 2-3 ngày.

Cây mơ lông trị đau dạ dày: Sử dụng 20 - 30g lá mơ rửa sạch, giã nát lấy nước uống mỗi ngày một lần. Chỉ cần kiên trì áp dụng bài thuốc này người bệnh sẽ thấy hết hẳn triệu chứng đau dạ dày.

Lá mơ lông kết hợp với trứng gà

Trị đại tiện thất thường, tiêu chảy phân lổn nhổn: 30g lá mơ thái nhỏ, trộn cùng 1 quả trứng gà, thêm chút muối vào rồi dàn mỏng trên lá chuối, gói lại rồi đặt lên chảo để rang hoặc nướng. Lật 2 mặt cho tới khi chín hẳn thì mang ra ăn. Ngày ăn 2 lần, áp dụng liên tục trong 3 ngày là khỏi.

Trị bệnh gout: Dùng lá và dây cây mơ, dây cắt thành khúc ngắn, đem phơi với lá. Sau đó đi sao vàng, hạ thổ. Mỗi ngày sẽ sử dụng 30-50g sắc cùng 3 bát nước cho tới khi còn 1 bát thì mang ra uống trong ngày.

Trị giun kim và giun đũa: Dùng lá mơ lông giã nhỏ, cho chút muối vào để ăn sống hoặc vắt lấy nước uống. Áp dụng liên tục 3 buổi sáng, uống lúc đói là giun sẽ ra.

Hoặc dùng 30g lá mô lông, thêm 50ml nước sạch. Giã nát lá mơ, vắt lấy nước cốt, thêm chút nước vào rồi thụt hậu môn, giữ lại khoảng 20 phút vào lúc 19 – 20 giờ, trước khi đi ngủ, giun sẽ bò ra.

Giảm đau nhức xương khớp: Giã nát lá mơ lông cho vào ấm nước, đổ nước sôi vào hãm như trà. Khi uống cho thêm chút rượu vào.

Hoặc áp dụng bài thuốc: cắt nhỏ lá, thân cây mơ, phơi khô. Lấy 1 kg dược liệu ngâm với 2 lít rượu trong 10 ngày. Say đó mỗi ngày sẽ uống 1-2 ly để trị đau khớp. Ngoài ra có thể dùng rượu này xoa bóp vùng khớp để giảm đau.

Giúp làm lành vết thương ngoài da: Giã nát vài lá mơ, đắp trực tiếp lên cùng da bị thương. Áp dụng ngày 2 lần cho tới khi giảm hẳn đau và vết thương lành.

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng lá mơ lông để chữa bệnh

- Lá mơ lông là dược liệu thiên nhiên nên được đánh giá cao về sự an toàn, không gây ra tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, để tránh những sự cố ngoài ý muốn cần lưu ý một số điều sau đây:

- Lá mơ lông là dược liệu tự nhiên nên khá an toàn nhưng không được lạm dụng quá mức để tránh gây tác dụng phụ.

- Tùy theo từng loại bệnh mà người bệnh có thể sử dụng theo đường uống hoặc bôi ngoài da để đạt được hiệu quả như ý muốn.

- Chỉ sử dụng lá mơ tam thể khi đã rửa sạch, sát trùng bằng nước muối để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe.

- Sử dụng đúng liều lượng theo khuyến cáo hoặc chỉ định của thầy thuốc, không lạm dụng quá liều để tránh gây tác dụng phụ về đường ruột hoặc trên da.

- Tuyệt đối không sử dụng lá mơ tam thể nếu có cơ địa nhạy cảm, dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong dược liệu.

Lê Nguyệt
Bài viết cùng chủ đề: an toàn sức khỏe

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng yêu cầu dành mọi ưu tiên cứu chữa người bị thương vụ cháy quán cà phê tại Hà Nội

400 người dân tại Hưng Yên được khám, tư vấn bệnh hô hấp và sàng lọc ung thư phổi miễn phí

80 người tử vong vì bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo khẩn

Bệnh nhân được trả góp viện phí tại Bệnh viện FV

Bộ Y tế thông tin mới nhất về bệnh lạ ở Congo khiến nhiều người tử vong

Châu Á chiếm đến 58% số ca tử vong do ung thư trên toàn cầu

Dược phẩm Thái Minh ra mắt nhận diện thương hiệu và bao bì sản phẩm mới

Bước tiến mới trong chăm sóc nhãn khoa tại Hải Phòng

Trí tuệ nhân tạo trở thành trợ thủ đắc lực trong khám chữa bệnh

Công bố khảo sát về tỷ lệ người hút thuốc lá ở các tỉnh, thành

Vụ hơn 300 người bị ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu: Chủ cơ sở bị phạt 125 triệu đồng

Việt Nam có khoảng 200.000 ca sốt xuất huyết mỗi năm

Bộ Công Thương triển khai tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024

Nhiều năm liên tiếp, doanh nghiệp sữa Cô Gái Hà Lan nhận giải thưởng Top 100 doanh nghiệp bền vững Việt Nam

Thanh lọc cơ thể để tươi mát tận hưởng không khí cuối năm bất chấp công việc bộn bề

Vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì ở TP. Vũng Tàu: Mẫu thức ăn có vi khuẩn Salmonella, E.coli

Nóng trong người khi làm ngày và tăng ca đêm cuối năm: Làm gì để thanh lọc làm mát cơ thể?

Vụ hơn 300 người ngộ độc nghi do bánh mì ở Vũng Tàu: Một nạn nhân tử vong

Thừa Thiên Huế: kỷ lục về thời gian ca ghép tim xuyên Việt

Công bằng, bình đẳng tiếp cận dịch vụ phòng chống HIV/AIDS