Phát triển công nghiệp văn hóa nhìn từ sự kiện BlackPink biểu diễn tại Hà Nội:

Bài 3: Nhìn từ ví dụ của Thủ tướng nói về BlackPink và “chìa khóa” cho phát triển văn hóa Thủ đô

Nguồn lực, tiềm lực có sẵn, song Hà Nội cần chung sức, đồng lòng để biến khát vọng phát triển công nghiệp văn hóa thành mũi nhọn kinh tế trở thành hiện thực.
Phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 Ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp văn hóa có tiềm năng

Công nghiệp văn hóa – "Sức mạnh mềm" quảng bá thương hiệu quốc gia

Ngày 8/9/2016, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, mục tiêu đặt ra phấn đấu doanh thu của các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP và tiếp tục tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, trong đó, ngành điện ảnh đạt khoảng 250 triệu USD (phim Việt Nam đạt khoảng 125 triệu USD); ngành nghệ thuật biểu diễn đạt khoảng 31 triệu USD; ngành mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm đạt khoảng 125 triệu USD; ngành quảng cáo (trên truyền hình, đài phát thanh, báo, tạp chí, internet và quảng cáo ngoài trời) đạt khoảng 3.200 triệu USD; ngành du lịch văn hóa chiếm 15 - 20% trong tổng số khoảng 40.000 triệu USD doanh thu từ khách du lịch.

Phát triển đa dạng, đồng bộ và hiện đại tất cả các ngành công nghiệp văn hóa một cách bền vững, được ứng dụng công nghệ tiên tiến; các sản phẩm, dịch vụ văn hóa có thương hiệu uy tín trong khu vực và quốc tế, đạt tiêu chuẩn của các nước phát triển và tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị sản phẩm, dịch vụ văn hóa toàn cầu.

Bài 3: Nhìn từ ví dụ của Thủ tướng nói về Blackpink và “chìa khóa” cho phát triển văn hóa Thủ đô
Sự xuất hiện của nhiều nghệ sỹ nước ngoài biểu diễn tại Việt Nam gợi mở ra nhiều điều cho việc phát triển ngành công nghiệp giải trí

Làm sao để những con số kể trên không chỉ còn là mục tiêu mà trở thành hiện thực là điều mong mỏi của hệ thống các cấp. Sự kiện 4 cô gái “Hắc Hường” - nick của BlackPink đến từ Hàn Quốc một lần nữa lại tiếp tục “khơi gợi” tạo thêm một cú huých cần thiết để công nghiệp văn hóa ở Việt Nam đóng góp nhiều hơn, tích cực hơn cho nền kinh tế, chứ không chỉ quanh quẩn hay bằng lòng với con số 3% GDP như hiện tại.

Quả thật, những ngày qua, sự kiện 4 cô gái của nhóm BlackPink đến Việt Nam đã “gây bão” dư luận, đặc biệt là trên các trang mạng xã hội. Người hâm mộ, nhất là giới trẻ, háo hức, vui sướng tới tột cùng khi được trực tiếp "mắt thấy, tai nghe" thần tượng của mình biểu diễn.

Theo báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội sau sự kiện Born Pink tour, tổng lượng khách du lịch đến với Hà Nội trong hai ngày 29 và 30/7 đạt hơn 170.000 lượt. Lượng tìm kiếm đặt phòng tăng 10 lần trong những ngày diễn ra đêm nhạc.

Trong đó, khán giả đến với hai đêm diễn khoảng 70.000 người. Lượng khách quốc tế là 3.000 người, còn lại là du khách đến từ TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Hải Phòng...

Tối 29/7, đêm diễn đầu tiên của BlackPink - nhóm nhạc nữ thần tượng của Hàn Quốc tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội đã diễn ra trước sự cổ vũ của ước khoảng 30 nghìn khán giả. Chỉ qua hai đêm diễn của nhóm nhạc BlackPink tại Việt Nam đã thu hút gần 7 vạn khán giả. Không ít người nổi tiếng, ca sỹ, diễn viên showbiz Việt cũng có mặt. Tuy nhiên, đó là về mặt âm nhạc. Dưới góc độ tổ chức sự kiện giải trí, đêm diễn BlackPink cũng để lại nhiều điều suy ngẫm, như làm thế nào để ngành văn hóa, giải trí Việt có thể tạo ra những siêu sự kiện như hai đêm diễn của BlackPink.

Nhìn ra thế giới, tại quê hương của BlackPink, có một sự kiện âm nhạc đã liên tục “cháy vé” và được xem là “bữa tiệc của âm thanh, ánh sáng” được chờ đợi nhất năm và diễn ra liên tục suốt 30 năm qua đó là đại nhạc hội Dream Concert, sự kiện K-pop lớn nhất, lâu đời nhất Hàn Quốc. Sự kiện này thu hút tổng số 1,55 triệu người từ nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, đem lại doanh thu không nhỏ về kinh tế, du lịch.

Có thể nói, sức hút của BlackPink nói riêng và K-pop nói chung khiến cho thế giới phải "ngả mũ thán phục" nền công nghiệp văn hóa giải trí của Hàn Quốc. Theo thống kê chỉ riêng các nhóm nhạc K-pop (BlackPink là một trong những nhóm như vậy), hàng năm đã tạo ra trung bình khoảng 10 tỷ USD (236.000 tỷ đồng) cho đất nước, đó là chưa kể công nghiệp điện ảnh phát triển vượt bậc với doanh thu vô cùng lớn.

Ngoài ra công nghiệp giải trí còn góp phần quảng bá hình ảnh của đất nước Hàn Quốc, thúc đẩy phát triển du lịch, tiếp thị vô số các sản phẩm thời trang, mỹ phẩm và dịch vụ khác. Hiệu ứng lan tỏa của công nghiệp giải trí là rất rộng lớn.

Nhìn những con số này để thấy, phát triển công nghiệp giải trí sẽ là cơ hội không nhỏ để “kéo” Việt Nam gần hơn với thế giới. Từ công nghiệp giải trí sẽ quảng bá, giới thiệu về hình ảnh của đất nước, con người Việt Nam hòa ái và hiếu khách cùng với nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc. Công nghiệp giải trí có thể sẽ trở thành “trụ cột” mới trong phát triển kinh tế. Trong thời đại mới, phát triển văn hóa được xác định là một nội dung quan trọng, không chỉ đóng góp vào tăng trưởng quốc gia mà còn khẳng định thương hiệu quốc gia, góp phần vào việc bảo tồn và phát triển văn hóa đất nước. Văn hóa, giải trí là “sức mạnh mềm” hữu hiệu để quảng bá hình ảnh Việt Nam. Chính vì vậy, đã đến lúc Việt Nam cần lắm những “cái bắt tay” để khơi thông những mạch nguồn sáng tạo cho ngành văn hóa, giải trí.

Bài 3: Nhìn từ ví dụ của Thủ tướng nói về Blackpink và “chìa khóa” cho phát triển văn hóa Thủ đô
Ban nhạc BlackPink đến từ Hàn Quốc

Thực tế, sự tương đồng sâu xa giữa văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc cũng như mối quan hệ tốt đẹp nhất từ trước đến nay giữa hai nước được xem như cơ hội lớn để đưa công nghiệp giải trí ở Việt Nam phát triển.

Đặc biệt, mới đây, khi làm việc với Samsung Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sau khi dẫn ví dụ về sự hâm mộ của công chúng Việt Nam dành cho ban nhạc BlackPink đã đưa ra đề xuất phía Hàn Quốc tăng cường hợp tác, hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí của Việt Nam.

Việc hợp tác với Hàn Quốc hay các nước khác như lời đề nghị của Thủ tướng sẽ mở ra rất nhiều cơ hội phát triển cho Việt Nam. Theo đó, Hàn Quốc sẽ chia sẻ những kinh nghiệm, giúp đào tạo ra nhân lực, cùng liên doanh, cùng hợp tác - đầu tư và tiếp nhận việc chuyển giao công nghệ. Chừng ấy có thể là động lực để nền công nghiệp giải trí Việt Nam có thể… cất cánh.

Cần định hình được lối đi riêng, hướng tới xuất khẩu văn hóa

Nhìn vào sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa của các quốc gia có thể thấy, công nghiệp văn hóa là một trong những lĩnh vực đi đầu của công nghiệp sáng tạo. Công nghiệp sáng tạo từ hàng chục năm nay đang trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế thế giới. Văn hóa là tác nhân kích thích sự hình thành và tạo ra giá trị cho sáng tạo và ngược lại nhờ đó văn hóa được quan tâm nhiều hơn. Các ngành công nghiệp văn hóa trở thành một trong những lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản hay Hàn Quốc.

Theo số liệu thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố tại Hội nghị đánh giá 5 năm triển khai, thực hiện Quyết định số 1755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ diễn ra vào ngày 20/12/2022, tính đến năm 2018, 12 ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam đã đóng góp doanh thu khoảng 8,081 tỷ USD, tương đương 3,61% GDP.

Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nhận định, văn hóa và công nghiệp văn hóa phải song hành cùng nền kinh tế thị trường, tạo ra giá trị, lợi ích cho con người, quốc gia.

Theo các chuyên gia, việc khuyến khích sự phát triển, tôn trọng khả năng tự tổ chức của xã hội công nghiệp và thúc đẩy cơ chế tự điều chỉnh của thị trường là một biện pháp quan trọng để chuyển đổi chức năng của Chính phủ từ quản lý sang kiến tạo, đồng thời tạo nên động lực phát triển từ sức mạnh nội sinh của từng chủ thể công nghiệp văn hóa. Đây chính là kinh nghiệm của nhiều nền kinh tế phát triển của thế giới với đặc trưng là kinh tế phát triển không thể thiếu vai trò của công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí.

Thực tế, các ngành công nghiệp văn hóa của Việt Nam đang có nhiều động lực tăng trưởng và có thể hội nhập theo xu hướng quốc tế. Điều này không thể không thành hiện thực khi theo đánh giá của nhiều chuyên gia cho rằng, nền công nghiệp giải trí của Việt Nam được điều phối đúng hướng thì trong tương lai không xa, Việt Nam hoàn toàn có thể đưa làn sóng của riêng mình vươn xa hơn nữa trên trường quốc tế, đem lại nhiều lợi nhuận góp phần phát triển kinh tế quốc gia. Điều này là có cơ sở khi Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp văn hóa, giải trí hơn so với nhiều đất nước trong khu vực.

Bởi chúng ta có một di sản văn hóa phong phú, đa dạng và đậm nét bản sắc của 54 dân tộc anh em. Bên cạnh đó, Việt Nam có thị trường rộng lớn với hơn 100 triệu dân, trong đó có một lượng lớn là dân số trẻ năng động, nhạy bén tiếp cận với sự phát triển của công nghệ.

Tại Thủ đô Hà Nội, theo đánh giá của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho thấy, trong 3.500 di tích được công nhận cấp quốc gia, Hà Nội có hơn 1.200 di tích, chiếm hơn 1/3 di tích cấp quốc gia của cả nước. Điều này một lần nữa khẳng định được tiềm năng và lợi thế của Thủ đô trong việc phát triển công nghiệp văn hóa.

Tiềm năng thì có sẵn, song ngành công nghiệp văn hóa, giải trí của Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội theo đánh giá hiện vẫn chưa phát triển xứng tầm với tiềm năng. Theo đó, điểm nghẽn đầu tiên chính là ít coi các lĩnh vực như điện ảnh, mỹ thuật, sân khấu, âm nhạc... là một yếu tố quan trọng của nền kinh tế. Đã vậy việc coi đóng góp của các lĩnh vực này đơn thuần chỉ là những buổi diễn, doanh thu mà ít quan tâm đến việc nó có thể làm nền cho phát triển công nghiệp dịch vụ.

Bài 3: Nhìn từ ví dụ của Thủ tướng nói về Blackpink và “chìa khóa” cho phát triển văn hóa Thủ đô
Hà Nội có đủ tiềm năng và lợi thế trong việc phát triển công nghiệp văn hóa

Điểm nghẽn thứ hai là thiếu sự phối hợp trong phát triển công nghiệp văn hóa. Phát triển công nghiệp văn hóa không phải và không thể là việc riêng của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, của ngành văn hóa mà cần được coi như một lĩnh vực kinh tế đa ngành để khẳng định vấn đề trách nhiệm của các cơ quan quản lý.

Điểm nghẽn thứ ba và cũng là điểm nghẽn cần được tập trung đầu tư để tháo gỡ là việc giáo dục sáng tạo và kỹ năng kinh doanh ở Việt Nam lâu nay còn bị xem nhẹ. Thực tiễn của những tập đoàn nghìn tỷ “đô” của thế giới đều có một điểm chung cơ bản là ý thức sáng tạo luôn thường trực, luôn dồn nén.

Trong nhiều quan niệm về phát triển công nghiệp văn hóa, việc phát triển công nghiệp văn hóa gắn với sáng tạo, tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ cần được ưu tiên. Bởi nếu làm được điều này sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho quốc gia, góp phần xây dựng một hình ảnh tích cực và thu hút sự quan tâm từ cộng đồng quốc tế, hình thành nên sức mạnh Việt Nam.

Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí của nhiều nước cần chắc hai “chân” là bảo đảm vai trò của các cơ quan đại diện Chính phủ có đủ năng lực để định hướng, điều tiết xu hướng phát triển công nghiệp văn hóa và phát triển lực lượng hùng mạnh các doanh nghiệp công nghiệp văn hóa.

Câu chuyện của BlackPink chỉ là một ví dụ nhỏ về sự cần thiết xây dựng công nghiệp văn hóa, đã đến lúc Việt Nam không còn và không thể đứng ngoài cuộc.

Và ngành công nghiệp giải trí Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng chỉ thực sự trở thành “con gà đẻ trứng vàng” với đầy sức sáng tạo, mang bản sắc dân tộc, đủ sức cạnh tranh, có thể “xuất khẩu được văn hóa”, quảng bá được hình ảnh của nước nhà khi tất cả không nghĩ đơn thuần chỉ là chuyện… giải trí.

Số liệu từ Sở Du lịch Hà Nội: Trong tháng 6/2023, ngành du lịch Thủ đô đã đón 2,21 triệu lượt khách, tăng 5% so với cùng kỳ 2022 và tăng 10% so với tháng 5/2023. Trong đó, khách du lịch quốc tế đến Hà Nội đạt 316,3 nghìn lượt, tăng 2,8 lần so với cùng kỳ năm 2022.

Tính từ đầu năm 2023 đến nay, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 12,33 triệu lượt, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, khách du lịch quốc tế đến Hà Nội đạt 2,03 triệu lượt, tăng 7 lần so với cùng kỳ năm 2022. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 44,9 nghìn tỷ đồng, tăng 74,4% với cùng kỳ năm trước.

Nhóm phóng viên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Dự kiến huy động hơn 28.000 tỷ đồng cho giáo dục

Bắc Giang: Dự kiến huy động hơn 28.000 tỷ đồng cho giáo dục

Sở Công Thương Bình Dương thông tin về kế hoạch di dời các khu công nghiệp

Sở Công Thương Bình Dương thông tin về kế hoạch di dời các khu công nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát triển Cái Mép - Thị Vải trở thành cảng quốc tế tầm cỡ thế giới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát triển Cái Mép - Thị Vải trở thành cảng quốc tế tầm cỡ thế giới

Tuyên Quang: 5 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Tuyên Quang: 5 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Năm 2050, Bình Dương phấn đấu trở thành trung tâm dịch vụ logistics hiện đại

Năm 2050, Bình Dương phấn đấu trở thành trung tâm dịch vụ logistics hiện đại

Bắc Giang: Rà soát, xử lý nghiêm cơ sở dịch vụ cho thuê trọ vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Bắc Giang: Rà soát, xử lý nghiêm cơ sở dịch vụ cho thuê trọ vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Chủ tịch tỉnh Hà Giang kiểm tra một số dự án đầu tư ở Mèo Vạc

Chủ tịch tỉnh Hà Giang kiểm tra một số dự án đầu tư ở Mèo Vạc

Bắc Giang: Điều chỉnh quy hoạch, tạo động lực phát triển kinh tế

Bắc Giang: Điều chỉnh quy hoạch, tạo động lực phát triển kinh tế

Quảng Ninh: Cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô - Động Trung tạo động lực mới cho huyện biên giới

Quảng Ninh: Cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô - Động Trung tạo động lực mới cho huyện biên giới

Tuyên Quang: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn

Tuyên Quang: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn

Xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

Xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

Thái Nguyên trong "cuộc đua" hút vốn FDI

Thái Nguyên trong "cuộc đua" hút vốn FDI

Thấy gì từ vị trí Top 10 bảng xếp hạng PCI của Phú Thọ?

Thấy gì từ vị trí Top 10 bảng xếp hạng PCI của Phú Thọ?

Quy hoạch đến năm 2050: Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ hiện đại

Quy hoạch đến năm 2050: Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ hiện đại

Đột phá về Chỉ số PCI, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận gửi thư cảm ơn doanh nghiệp

Đột phá về Chỉ số PCI, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận gửi thư cảm ơn doanh nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự án trọng điểm đường 991B bao giờ hoàn thành?

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự án trọng điểm đường 991B bao giờ hoàn thành?

Bắc Giang: Chỉ số PCI xếp thứ 4 trong Top 30 tỉnh, thành phố

Bắc Giang: Chỉ số PCI xếp thứ 4 trong Top 30 tỉnh, thành phố

Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3

Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3

Mù Cang Chải: Đổi thay nhờ phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng nông thôn mới

Mù Cang Chải: Đổi thay nhờ phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng nông thôn mới

Lai Châu: Kết nối thu hút doanh nghiệp Canada đầu tư vào lĩnh vực có tiềm năng

Lai Châu: Kết nối thu hút doanh nghiệp Canada đầu tư vào lĩnh vực có tiềm năng

Xem thêm