Bài 3: Hoàn thiện cơ chế chính sách, mở rộng quy định sản phẩm dán nhãn năng lượng
Mở rộng quy định dán nhãn đối với các sản phẩm tiềm năng
Hiện Bộ Công Thương đang phối hợp với nhà sản xuất, viện nghiên cứu và Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng lộ trình áp dụng tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng cho một số sản phẩm tiêu thụ nhiều năng lượng trên thị trường và xây dựng, công bố tiêu chuẩn quốc gia về hiệu suất năng lượng cho 06 sản phẩm.
Theo đó, các sản phẩm tiềm năng là các sản phẩm được sử dụng rộng rãi, tiêu thụ nhiều năng lượng như máy tính để bàn, bộ chuyển đổi nguồn (Adapter), bếp từ, bếp điện... đang được các cơ quan chức năng nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng.
Tiêu chuẩn về tiêu thụ năng lượng cho các phương tiện vận tải xe máy đang được xây dựng nhằm phục vụ dán Nhãn năng lượng cho các phương tiện Vận tải đang được xây dựng |
Chương trình dán nhãn năng lượng được thực hiện trên cơ sở xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn quốc gia về hiệu suất năng lượng cho các sản phẩm tiêu thụ năng lượng lớn trên thị trường.
Hệ thống tiêu chuẩn hiệu suất này là căn cứ để các doanh nghiệp thực hiện công bố hiệu suất năng lượng trên các phương tiện thiết bị, sản phẩm khi lưu hành trên thị trường. Hệ thống tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng được định kỳ rà soát sửa đổi năm một lần theo quy định.
Tính đến nay trên thị trường có 4 nhóm đối tượng áp dụng dán nhãn bao gồm: (1) Nhóm thiết bị gia dụng, (2) Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại, (3) Nhóm thiết bị công nghiệp, (4) Nhóm phương tiện giao thông vận tải.
Chương trình bước đầu thúc đẩy các nhà sản suất đưa ra thị trường các sản phẩm sử dụng năng lượng có tính năng vượt trội, hiệu suất năng lượng cao (mức trên 5 sao). Những sản phẩm được dán Nhãn hiệu suất năng lượng cao nhất được ban hành kèm theo mã QR khi lưu thông sản phẩm hàng hóa trên thị trường là dấu hiệu sản phẩm tiết kiệm năng lượng vượt trội trên thị trường hiện nay.
Tiếp tục hoàn thiện chính sách
Cũng theo ông Đặng Hải Dũng, sau 10 năm thực hiện Chương trình dán nhãn năng lượng bắt buộc, đến nay đã tạo được sự chuyển đổi mạnh mẽ về hiệu suất năng lượng trên thị trường. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả thực hiện các hoạt động dán nhãn năng lượng cần định hướng triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp như:
Tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản điều hành quản lý: Trên cơ sở Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cần tiếp tục rà soát, bổ sung hoàn thiện hệ thống các văn bản điều hành quản lý để thực sự đưa được các quy định pháp lý vào thực tế. Đặc biệt cần đưa ra được những chính sách thích hợp về công nghệ (để loại bỏ dần các công nghệ sử dụng năng lượng có hiệu suất thấp trên thị trường và thúc đẩy các công nghệ hiệu suất cao, tiếp tục bổ sung một số nhóm sản phẩm, thiết bị thích hợp vào lộ trình dán nhãn cho giai đoạn 2021-2030). Bên cạnh hoạt động khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp trong thực hiện Chương trình dán nhãn năng lượng, thời gian tới, các hoạt động kiểm tra giám sát của Cơ quan quản lý nhà nước sẽ được tăng cường. Các cơ quan quản lý nhà nước sẽ thực hiện kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định về hiệu suất năng lượng của các đơn vị, doanh nghiệp cung ứng sản phẩm ra thị trường.
Bổ sung, hoàn thiện các tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ: Các tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng và công nghệ cần được sửa đổi, cập nhật, nâng cao dần theo trình độ phát triển công nghệ trong nước để tùng bước hội nhập với tiêu chuẩn khu vực và thế giới.
Đèn toby tiết kiệm năng lượng được lắp tại đường Láng Hạ, Hà Nội |
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng thông tin về sản phẩm dán nhãn năng lượng cho người tiêu dùng, doanh nghiệp: Một trong những yếu tố quyết định thành công của hoạt động dán nhãn năng lượng là nâng cao nhận thức và sự quan tâm của người tiêu dùng để họ chủ động chọn mua các sản phẩm tiết kiệm năng lượng chứ không chỉ quan tâm thuần túy về giá cả hay thương hiệu như trước đây.
Tăng cường hợp tác quốc tế: Trong hoàn cảnh Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm và nguồn lực để thực hiện tiết kiệm năng lượng và dán nhãn năng lượng như nhu cầu mong muốn thì sự giúp đỡ, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế có vai trò vô cùng quan trọng, là đòn bẩy có tác động thúc đẩy phát triển thị trường thiết bị hiệu suất cao và chương trình dán nhãn năng lượng ở nước ta.
Ở góc độ doanh nghiệp, bên cạnh việc hoàn thiện cơ chế, chính sách về nhãn năng lượng để Chương trình VNEEP 3 đạt kết quả cao, ông Trần Nhật Ninh – Phó giám đốc kỹ thuật Công ty NTP cho rằng, Nhà nước cần có chính sách ưu tiên hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiên phong, đồng hành cùng chương trình sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả cũng như chương trình điều chỉnh phụ tải hợp lý phù hợp với đặc thù sản xuất của doa
Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển năng động, với nhịp độ phát triển khá cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Cùng với đó, nhu cầu tiêu thụ điện ở Việt Nam cũng tăng nhanh mỗi năm, đây là một thách thức lớn đặt ra với ngành năng lượng trong việc đảm bảo thu xếp và huy động nguồn vốn đầu tư rất lớn để mở rộng, nâng cấp lưới điện truyền tải, phân phối, đầu tư, phát triển nguồn điện mới cũng như cung ứng đủ các nguồn năng lượng sơ cấp cho các nhà máy điện.
Sự gia tăng các sản phẩm dán nhãn năng lượng với hiệu suất năng lượng cao hơn trong những năm gần đây phù hợp xu hướng tiêu dùng thông minh tại các nước công nghiệp phát triển và định hướng sản xuất – tiêu dùng bền vững Việt Nam.
Ông Nguyễn Đình Hiệp- Chủ tịch Hội Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam khẳng định: Chương trình dán nhãn năng lượng đã tạo được những thói quen tiêu dùng, mua sắm các sản phẩm hiệu suất cao và tiết kiệm năng lượng. Xu hướng này không chỉ giúp tiết kiệm đáng kể lượng điện sử dụng mà còn góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và nâng cao ý thức của người dân. Dự báo, lượng điện tiết kiệm từ các sản phẩm dán nhãn sẽ có thể lên tới 30% vào năm 2030. Điều này khẳng định, Chương trình dán nhãn năng lượng và thúc đẩy sử dụng hiệu suất năng lượng cho thiết bị điện đã và đang được Bộ Công Thương triển khai có hiệu quả, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.