Thứ bảy 28/12/2024 02:26
Hiệu quả “kép” từ trồng rừng gỗ lớn ở miền núi Nghệ An

Bài 2: Hiệu quả “kép” từ trồng rừng gỗ lớn

Trồng rừng gỗ lớn đang là hướng phát triển bền vững được nhiều người dân ở vùng miền núi Nghệ An thực hiện, ngoài hiệu quả kinh tế còn bảo vệ rừng tốt phòng hộ.

Trồng rừng gỗ lớn đang là xu hướng phát triển bền vững được nhiều người dân ở vùng miền núi Nghệ An thực hiện, ngoài hiệu quả kinh tế còn bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn.

Trồng rừng gỗ lớn để nâng cao giá trị

Tại huyện miền núi Quỳ Châu của tỉnh Nghệ An, việc triển khai trồng rừng gỗ lớn, có nhiều thuận lợi. Theo phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Quỳ Châu, hiện địa phương này có trên 21.600 ha rừng trồng và chủ yếu là keo nguyên liệu, tỷ lệ che phủ rừng là 77,06 %. Từ khi có chủ trương giao đất gắn với giao rừng, đã có 9.216 hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp với diện tích 40.665 ha. Trong đó có 2.886 ha rừng tại xã Châu Bình (huyện Quỳ Châu) được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC.

Mục tiêu của tỉnh Nghệ An đến năm 2025, diện tích trồng rừng gỗ lớn, rừng trồng thâm canh sẽ chiếm 30% diện tích rừng trồng cả tỉnh

Ông Lương Anh Tuấn – Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT cho biết, Quỳ Châu đề ra mục tiêu đến năm 2025, diện tích trồng rừng nguyên liệu đạt trên 23.000 ha, trong đó đẩy mạnh trồng rừng thâm canh gỗ lớn với diện tích 7.000 – 8.000 ha. Huyện chủ trương xây dựng và nhân rộng các mô hình trồng rừng gỗ lớn kết hợp trồng cây dược liệu dưới tán rừng và du lịch sinh thái để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Trong năm 2022, sẽ có 2.000 ha rừng tại các xã Châu Hạnh, Châu Hội và Châu Phong, được cấp chứng chỉ FSC; phấn đấu đến năm 2025, toàn huyện đạt 8.000 ha.

Huyện miền núi Con Cuông – là một trong những địa phương có rừng lớn nhất tỉnh Nghệ An. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp của Con Cuông lên tới gần 164.600ha, chiếm gần 90% tổng diện tích đất tự nhiên, độ che phủ rừng đạt cao nhất tỉnh với 84,35% và hiện mỗi năm, toàn huyện trồng từ 1.500-1.800 ha rừng tập trung. Những năm gần đây, rừng sản xuất và rừng trồng cây gỗ lớn bản địa đang được nhiều đơn vị, hộ gia đình đầu tư mở rộng.

Tại Công ty lâm nghiệp huyện Con Cuông, đơn vị này hiện quản lý trên 9.000 ha rừng trồng, trong đó rừng sản xuất gần 6.200 ha. Đến nay, diện tích rừng gỗ lớn từ 8- 10 năm là 500 ha, trong đó 200 ha là đất khoán cho các hộ cán bộ công nhân của công ty đã nghỉ hưu; ngoài ra phần lớn diện tích khác cũng đang trong quá trình phát triển thành rừng gỗ lớn.

Ông Nguyễn Ngọc Lam – Giám đốc Công ty lâm nghiệp Con Cuông cho hay, mỗi năm đơn vị khai thác 30 – 40 ha, quay vòng theo chu kỳ. “Mặc dù có những rủi ro do thiên tai, gãy đổ do gió lốc, nguồn giống đảm bảo khá khó khăn, nhưng bù lại lợi ích kinh tế rất lớn. Từ năm thứ 6 trở đi chỉ còn tốn công bảo vệ, năng suất, chất lượng rừng lại tăng nhanh, giá bán cao. Nếu rừng trồng 5- 6 năm cho năng suất bình quân 70- 80 tấn/ha, thì nếu lưu cây thêm 3- 5 năm nữa, có thể thu 130 – 150 tấn/ha; giá gỗ non trồng 5 năm là 800.000 đến 1 triệu đồng/tấn, trong khi gỗ rừng già được thu mua với giá 1,5- 1,7 triệu đồng/tấn, lại không phải bóc mà bán cả vỏ luôn”- ông Lam cho biết thêm.

Về định hướng phát triển rừng gỗ lớn, ông Nguyễn Đình Hùng – Bí thư Huyện ủy Con Cuông cho biết: "Chúng tôi đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch chuyển dần từ rừng nguyên liệu sang phát triển rừng gỗ lớn ở những vùng, những hộ gia đình có đủ điều kiện; tập trung phát triển các mô hình trồng rừng gỗ lớn và xây dựng một số mô hình phát triển lâm nghiệp bền vững theo tiêu chuẩn FSC-CoC gắn với phát triển du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm mang bản sắc văn hóa bản địa, nâng cao giá trị sản xuất rừng trồng. Con Cuông là địa phương cấp huyện có độ che phủ rừng lớn nhất cả nước, thì việc trồng rừng gỗ lớn sẽ phát huy giá trị to lớn này...".

Đã có những giải pháp căn cơ

Cùng với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, thì rừng sản xuất nếu được phát triển thành rừng gỗ lớnkhông chỉ nâng cao hiệu quả kinh tế mà còn có vai trò rất quan trọng trong bảo vệ môi trường, góp phần hạn chế các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.

Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Nghệ An, từ đầu năm 2022 đến nay, địa phương này có 10.288ha rừng được cấp Chứng chỉ quản lý rừng bên vững (FSC) trên tổng số 170.000 ha rừng nguyên liệu. Cụ thể tại xã Châu Bình (huyện Quỳ Châu) được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững 2.886 ha rừng keo, doanh nghiệp trồng rừng Lê Duy Nguyên (thị xã Hoàng Mai) 820 ha, huyện Yên Thành 1.980ha. Ngoài ra mới đây, huyện Quế Phong được cấp Chứng chỉ quản lý rừng bền vững cho 837,2 ha lùng.

Nghệ An đang hướng đến mục tiêu phát triển rừng và kinh tế rừng bền vững

Mục tiêu của tỉnh Nghệ An đến năm 2025, diện tích trồng rừng gỗ lớn, rừng trồng thâm canh sẽ chiếm 30% diện tích rừng trồng cả tỉnh.

Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh Nghệ An đã thực hiện giải pháp đồng bộ từ khâu quy hoạch vùng trồng phù hợp; thực hiện tốt tuyên truyền, vận động nhân dân, doanh nghiệp và huy động mọi nguồn lực xã hội cho phát triển kinh doanh gỗ lớn; các giải pháp kỹ thuật từ khâu chọn tạo giống, trồng chăm sóc, khai thác và chế biến; chính sách, chủ trương của nhà nước.

Cùng với đó tập trung phát triển rừng trồng nguyên liệu gỗ lớn, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC, áp dụng các biện pháp thâm canh, sử dụng giống chất lượng cao để nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng rừng trồng và đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cả nước và trên thế giới. Tham mưu hủy bỏ các quy hoạch vùng nguyên liệu đã được phê duyệt nếu nhà đầu tư không thực hiện và có chính sách liên kết cụ thể với các hộ trồng rừng.

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An cũng cho biết, sẽ đầu tư cụm công nghiệp chế biến gỗ tập trung các doanh nghiệp chế biến gỗ nội ngoại thất xuất khẩu; các ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ ngành chế biến gỗ (như: sản xuất bulong, ốc vít, tay nắm cửa, bản lề…).

Đặc biệt, sẽ thành lập Hội chế biến gỗ và lâm sản Nghệ An làm cầu nối liên kết các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh và cả nước. Phấn đấu Nghệ An trở thành trung tâm chế biến gỗ lâm sản ngoài gỗ lớn nhất Bắc Trung bộ.

Theo ông Bạch Quốc Dũng – Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Nghệ An, sau 3 năm trồng và chăm sóc, cây mới thành rừng; và nếu thời gian lưu cây dài sẽ đảm bảo được chức năng che phủ, bảo vệ môi trường lâu dài, chống xói mòn đất tốt hơn so với những diện tích rừng kinh doanh chu kỳ ngắn; nhất là ở các huyện vùng núi cao, tác dụng này càng rõ rệt.

Trồng rừng gỗ lớn giúp phát triển đa dạng sinh vật, đảm bảo môi trường xanh, lưu giữ và bổ sung chất dinh dưỡng, bảo vệ đất đai, nguồn nước, hạn chế ô nhiễm môi trường nông thôn, góp phần chống sạt lở, lũ ống lũ quét vào mùa mưa bão. Chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích người dân, các chủ rừng tiếp tục phát triển rừng cây gỗ lớn, hướng tới mục tiêu phát triển rừng bền vững, góp phần chống xói mòn và tạo “lá chắn xanh” trong phòng chống thiên tai”, ông Bạch Quốc Dũng cho hay.

Đến nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có khoảng trên 10.000 ha rừng gỗ lớn có vai trò quan trọng nhưng việc phát triển vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Đệ – Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT: “Cùng với chứng chỉ FSC, phát triển chế biến, thì thâm canh nâng cao chất lượng và số lượng gỗ đạt tiêu chuẩn bằng việc phát triển diện tích rừng gỗ lớn là nội dung quan trọng, bắt buộc phải làm để có thể phát triển kinh tế rừng của Nghệ An. Hiện tỉnh ta đề ra mục tiêu, đến năm 2025, diện tích trồng rừng gỗ lớn, rừng trồng thâm canh sẽ chiếm 30% diện tích rừng trồng cả tỉnh”.

Hoàng Trinh
Bài viết cùng chủ đề: Miền núi Nghệ An

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Phát triển ngành tôm theo hướng sản xuất sạch

Thanh Hóa: Nhiều kết quả nổi bật về thông tin, truyền thông

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cấm lợi dụng tinh giản bộ máy để bố trí người thân

Đồng Nai: Ông Võ Văn Phi làm Bí thư huyện Long Thành

Sở Công Thương Gia Lai tổ chức hội nghị tổng kết Đảng

Thái Bình: Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ

Ông Trần Anh Chung được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa

Khai mạc liên hoan ẩm thực Quảng Ninh năm 2024 - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực

Thông tin về việc sắp xếp bộ máy hành chính mới tại tỉnh Quảng Bình

Thành phố Hải Phòng công nhận Khu du lịch Đồ Sơn là Khu du lịch cấp tỉnh

Hà Nội quan tâm ứng phó sự cố trong lĩnh vực hoá chất

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa xin nghỉ hưu trước tuổi

Nam Định quy định mức chi cho công tác khuyến công

Quảng Nam: Tinh giản 107 biên chế trong đợt I năm 2025

Cần Thơ: Chủ động phòng, chống hạn hán xâm nhập mặn trong mùa khô 2024-2025

Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế di sản thành phố Hạ Long

Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất độc Thành phố Hà Nội năm 2024

Nỗ lực giải phóng mặt bằng cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang bàn giao trước Tết Nguyên đán

Lâm Bình (Tuyên Quang): Chủ động trong phòng ngừa, ngăn chặn các vụ cháy lớn

Huyện Yên Định (Thanh Hóa) đón nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024