Thứ bảy 23/11/2024 04:27
Quảng Bình lấy du lịch “lật ngược được thế cờ” để phát triển

Bài 1: Du lịch Quảng Bình vươn lên rất mạnh mẽ

Với mục tiêu “Du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn”, du lịch Quảng Bình hứa hẹn sẽ bứt phá mạnh mẽ trong thời gian tới…

Tỉnh Quảng Bình - một trong những địa phương khó nghèo trước đây, hiện đang lấy du lịch “lật ngược thế cờ” để phát triển dựa trên những tiềm năng đặc trưng mà thiên nhiên “ban tặng”. Từ việc” biến bất lợi thành có lợi” cũng như sự nỗ lực không ngừng của chính quyền địa phương và người dân nơi đây đã tạo nên bức tranh du lịch Quảng Bình ngày càng sáng đẹp hơn...

Vượt qua khó nghèo

Quảng Bình, mảnh đất gió Lào cát trắng ngày xưa nghèo lắm. Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng thốt lên rằng: “Ôi gió Lào ơi! Ngươi đừng thổi nữa/Những ruộng đói mùa, những đồng đói cỏ/Những đồi sim không đủ quả nuôi người…”.

“Thung lũng Còi Đá”- một điểm đến thú vị ở Quảng Bình. Ảnh: Trần Cương

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỉnh Quảng Bình có sự vươn lên rất mạnh mẽ, tuy chưa bằng một số địa phương khác, quy mô nền kinh tế còn nhỏ, địa phương cũng còn nhỏ nhưng mà xinh, rất là đáng sống.

Trước đây, Quảng Bình là tỉnh nghèo, làm sao để thoát nghèo, nhưng từ nay tỉnh Quảng Bình không xem mình là tỉnh nghèo nữa, chỉ xem là tỉnh còn nhiều khó khăn, để khắc phục khó khăn đi lên, tỉ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo cũng đã xuống dưới 5%.

Phải nói rằng, Quảng Bình có sự bứt phá rất mạnh trong một số năm trở lại, đặc biệt là những năm gần đây. Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình mới đây xác định có 3 điểm đột phá. Thứ nhất là đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; thứ hai là phát triển công nghiệp là nền kinh tế quan trọng của tỉnh, trong đó có công nghiệp năng lượng và năng lượng tái tạo; thứ ba là nông nghiệp công nghệ cao để phát triển nông nghiệp trở thành trụ đỡ của nền kinh tế.

Cửa biển Nhật Lệ - nhìn từ trên cao. Ảnh: CTV

Từ khi thu hút du lịch và phát triển đường lối đúng đắn, Quảng Bình “lật ngược thế cờ” để phát triển. Quảng Bình có đầy đủ các phương tiện giao thông, một thành phố có đường Hồ Chí Minh ngang qua, có đường Sắt Bắc - Nam, có đường quốc lộ 1A Bắc – Nam, có đường bộ ven biển, có đường Quốc tế Cha Lo, đi qua cửa khẩu Cha Lo; có cảng biển, có sân bay, cảng hàng không ngay trong lòng thành phố, rất thuận lợi.

Vươn lên mạnh mẽ

Ông Nguyễn Ngọc Quý - Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình ví von rằng, Quảng Bình như một nàng tiên đang ngủ, mới thức dậy được 10 năm trở lại đây. Động Phong Nha được UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới năm 2003, và lần thứ hai là vào năm 2015, đã tạo cú hích cho du lịch Quảng Bình phát triển.

Ông Nguyễn Ngọc Quý - Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình

Theo ông Quý, từ năm 2011, Tổng cục Du lịch vào quy hoạch du lịch Quảng Bình, địa phương xác định phấn đấu đến năm 2020, sẽ đón 2 triệu lượt khách, tuy nhiên đến năm 2015, Quảng Bình đã có hơn 2,9 triệu lượt, có một sự tăng trưởng rất kỳ diệu.

Ông Quý nhớ lại, khi đang trên đà đi lên, vững bước như vậy thì gặp một sự cố rất lớn đó là sự cố “mang tên Fomosa”, làm nhấn chìm toàn bộ du lịch Quảng Bình, bao nhiêu công sức của anh em đổ xuống sông, xuống biển. Vào thời điểm đó, các chuyên gia cho rằng phải mất 3 năm sau, du lịch Quảng Bình mới phục hồi được sau sự cố môi trường biển. Nhưng chỉ mất 3 tháng, sau chương trình “Quảng Bình trong lòng Hà Nội” thì du lịch Quảng Bình ồ ạt trở lại, phục hồi, tăng trưởng rất nhanh, lượng khách quốc tế tăng từ 46.000 khách quốc tế năm 2016 lên đến 300.000 lượt khách năm 2019. Và tốc độ tăng trưởng khách quốc tế bình quân đạt 73%/năm, tốc độ tăng trưởng du lịch nội địa và quốc tế là 35%/năm. Đây là sự bứt phá rất ngoạn mục. Cứ tưởng mọi việc sẽ rất tốt đẹp thì đến năm 2020 thì nó xảy ra vấn đề về dịch bệnh Covid-19, gây ngưng trệ, gây mất mát rất lớn cho một tỉnh dựa vào lợi thế du lịch…

Sun Spa - một trong những resort đầu tiên ở Quảng Bình được nhiều du khách biết đến

Nhiều người cho rằng, có những uẩn khúc mà du lịch Quảng Bình đã đi lên mạnh mẽ như thế nào. Đương nhiên trong đó, về mặt truyền thông, du lịch Quảng Bình đã làm được những việc không chỉ giúp cho phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình mà còn đóng góp nhất định vào sự phát triển của du lịch Việt Nam, và đặc biệt là Quảng Bình nhanh chóng từ tỉnh nghèo khó nhưng nhanh chóng trở thành điểm sáng trong bản đồ du lịch Việt Nam và bản đồ du lịch châu Á.

Xuân Hoài
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Quảng Bình

Tin cùng chuyên mục

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình

Tàu biển tuyến Bắc Hải (Trung Quốc) - Hạ Long tiếp tục đưa 400 du khách đến với Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Du lịch âm nhạc 'hút' khách

Làng rau Trà Quế - Làng Du lịch tốt nhất thế giới năm 2024

Tiếp cận thị trường, thu hút khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam

Thêm đường bay thẳng từ Singapore: Phú Quốc ngày càng hấp dẫn với khách quốc tế và chuyên gia nước ngoài

Lai Châu: Sắp diễn ra Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường “Về miền đỗ quyên”

Quảng Ninh và hành trình khôi phục du lịch 'thần tốc' dịp cuối năm

Thành phố Đà Lạt ‘chạy nước rút’ chỉnh trang đô thị, chào mừng Festival Hoa lần thứ X – năm 2024

Nhiều vấn đề cần cải thiện để ngành Du lịch tỉnh Khánh Hoà phát triển

Lào Cai: Sắp diễn ra Festival Bắc Hà 'Nghiêng say mùa Đông'

Ninh Bình lên kế hoạch đón khách du lịch dịp Tết Nguyên đán 2025

Hoàng Kim Group ra mắt mảng dịch vụ du lịch gia đình

Bay dù lượn: Cần được kiểm soát chặt, phòng tránh các rủi ro

Du khách nô nức ‘check-in’ thiên đường hoa dã quỳ ở núi lửa Chư Đang Ya, Gia Lai

Khai mạc Tuần lễ hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 ở Gia Lai

Du lịch Bình Thuận và lộ trình xanh hóa đến phát triển bền vững

Làm sao để tour du lịch kiến trúc Đà Lạt không còn dừng lại ở tiềm năng?

Hơn 14,1 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 10 tháng 2024

Ngắm hoa dã quỳ khoe sắc trên triền núi lửa Chư Đang Ya mùa lễ hội