Thứ sáu 13/12/2024 02:48

Bạch hầu và Covid-19, bệnh nào nguy hiểm hơn?

Vừa qua, trên cả nước đã ghi nhận ca tử vong do bệnh bạch hầu, vậy loại bệnh này có nguy hiểm, dễ gây chết người như Covid-19?

Vừa qua, một cô gái 18 tuổi tại Nghệ An vừa được xác định tử vong do /chu-de/benh-bach-hau.topic, đây là ca bệnh đầu tiên tại địa phương này trong nhiều năm trở lại đây. Còn tại Bắc Giang, theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Bắc Giang, ngày 7/7/2024, đã trường hợp khác cũng có kết quả xét nghiệm dương tính với Bạch hầu.

Đây là 1 trong 2 trường hợp có tiếp xúc gần với ca tử vong do bệnh bạch hầu ở Nghệ An. Nguyên nhân bùng phát được xác định là do tỷ lệ tiêm chủng thấp, đặc biệt ở trẻ em, cộng thêm ý thức phòng chống dịch bệnh của người dân còn hạn chế.

Vậy loại bệnh này có thực sự nguy hiểm không, triệu chứng, lây lan bệnh như thế nào, cách phòng tránh ra sao? Phóng viên của Báo Công Thương đã trao đổi với TS. Bác sĩ Đặng Lê Như Nguyệt - Trưởng khoa Sức khỏe trẻ em, Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh.

Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra (Ảnh minh họa).

Bà có có thể cho biết rõ hơn về tình hình bệnh bạch cầu hiện nay?

TS. Bác sĩ Đặng Lê Như Nguyệt: Tình hình về bệnh bạch hầu ở Việt Nam hiện nay là bệnh truyền nhiễm cấp tính qua đường hô hấp và đã có vaccine phòng ngừa trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Số ca mắc hàng năm không nhiều, chủ yếu là những chùm ca bệnh lẻ tẻ, thường ở những địa phương có tỷ lệ tiêm chủng thấp hoặc ở người lớn và trẻ nhỏ chưa tiêm vaccine, hay những người có hệ miễn dịch suy giảm. Từ đầu năm đến nay, chỉ có vài ca bệnh được ghi nhận và nguy cơ bùng phát dịch không cao nếu chúng ta ý thức và có biện pháp phòng ngừa kịp thời và hiệu quả.

Triệu chứng và sự lây lan của bệnh bạch hầu như thế nào? Liệu loại dịch bệnh này có nguy hiểm, dễ lây lan như Covid-19, thưa bà?

TS. Bác sĩ Đặng Lê Như Nguyệt: Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra, do đây là bệnh truyền nhiễm, lây lan qua tiếp xúc gần hoặc dịch tiết từ người bệnh. Triệu chứng xuất hiện sau 2-5 ngày hoặc lên đến một tuần, bao gồm đau họng nhẹ, vết loét, và có giả mạc ở vùng hầu họng. Bệnh có thể gây khó thở, khàn tiếng, khó nuốt, và nguy hiểm do độc tố của vi khuẩn có thể gây biến chứng viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim, hoặc tổn thương thận, dẫn đến tử vong với tỷ lệ 10-20%.

Dịch bệnh bạch hầu không nguy hiểm và gây ra chết nhiều người như dịch Covid-19. Tỷ lệ lây lan của bệnh bạch hầu cũng thấp và có thể được kiểm soát tốt với biện pháp phòng ngừa cẩn thận.

Bà có lời khuyên để phòng chống và điều trị bệnh bạch hầu?

TS. Bác sĩ Đặng Lê Như Nguyệt: Bệnh bạch hầu là một bệnh mà lây lan từ tác nhân là vi khuẩn và nguồn lây là từ người bệnh trực tiếp cũng như là từ những dịch tiết của người bệnh. Vì vậy, chúng ta sẽ có những biện pháp phòng ngừa một cách gián tiếp và phòng ngừa thụ động thì chúng ta sẽ sử dụng biện pháp hỗ trợ. Ví dụ như là vệ sinh sạch sẽ, tránh tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh hoặc chúng ta sinh hoạt trong môi trường thông thoáng, đảm bảo được về không khí vận hành thì đó là những biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

TS. Bác sĩ Đặng Lê Như Nguyệt - Trưởng khoa Sức khỏe trẻ em, Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh.

Bà có thể cho biết, công tác phòng, chống bệnh bạch hầu tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay thế nào, nhất là tại Bệnh viện Nhi đồng?

TS. Bác sĩ Đặng Lê Như Nguyệt: Ở TP. Hồ Chí Minh, từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi đồng không ghi nhận ca bệnh bạch hầu nào. Tuy vậy, những biện pháp phòng bệnh đặc biệt vẫn được các Trung tâm kiểm soát bệnh tật thực hiện tốt, đồng thời thường xuyên giáo dục sức khỏe đến với cộng đồng. Không chỉ riêng trong việc dự phòng bệnh bạch hầu mà đối với các bệnh lây truyền, các bệnh truyền nhiễm chúng ta vẫn đảm bảo công tác dự phòng.

Các cơ sở y tế, đặc biệt là bệnh viện nhi đồng, đã tăng cường giám sát và phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu. Việc này giúp cho việc chẩn đoán và điều trị kịp thời, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng.

Các bệnh viện đã chuẩn bị sẵn sàng các khu vực cách ly và điều trị đặc biệt cho những bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu. Điều này giúp ngăn chặn sự lây lan của bệnh trong bệnh viện và đảm bảo rằng các bệnh nhân nhận được sự chăm sóc y tế tốt nhất.

Tình hình tiêm chủng ở TP. Hồ Chí Minh cũng vẫn được cung ứng đầy đủ sau các đợt thiếu vaccine thì hiện giờ đã được cung ứng đầy đủ. Cho nên người dân tuân thủ các hướng dẫn về dự phòng, cũng như là tiêm chủng vaccine đầy đủ theo hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thì chúng ta sẽ không phải quá lo lắng trước tình hình của bệnh bạch hầu hiện nay.

Thành phố cũng đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành y tế, giáo dục và chính quyền địa phương để đảm bảo công tác phòng, chống bệnh bạch hầu được thực hiện hiệu quả và đồng bộ, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh.

Xin cảm ơn bà!

Trước tình hình dịch bạch hầu diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi các sở y tế về việc tăng cường công tác chẩn đoán, điều trị bạch hầu. Theo đó, cơ quan này đề nghị các đơn vị khẩn trương tập huấn, nhắc lại hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu trong quyết định số 2957/QĐ-BYT cho toàn bộ nhân viên y tế tham gia công tác khám, chữa bệnh.

Văn bản của bộ nêu rõ khi tiếp nhận các trường hợp nghi ngờ, nghĩ tới bạch hầu, các cơ sở điều trị cần hội chẩn với tuyến trên để ưu tiên sử dụng sớm huyết thanh kháng độc tố bạch hầu và lựa chọn kháng sinh theo hướng dẫn chẩn đoán. Cùng với đó, nhân viên y tế lấy mẫu làm xét nghiệm nhuộm soi tìm vi khuẩn để định hướng điều trị.

Ngoài ra, các sở y tế cần chỉ đạo các đơn vị liên quan chuẩn bị sẵn sàng khu vực cách ly, buồng bệnh cách ly, thuốc, thiết bị y tế, vật tư, phương tiện phòng hộ cá nhân, hóa chất khử khuẩn để cấp cứu, điều trị bệnh.

Cục Quản lý Khám chữa bệnh cũng lưu ý Sở Y tế Nghệ An và Sở Y tế Bắc Giang chỉ đạo các đơn vị chức năng triển khai cho người tiếp xúc uống thuốc kháng sinh dự phòng theo hướng dẫn, tăng cường truyền thông trong bệnh viện nhằm nhận biết các dấu hiệu của bệnh để đi khám sớm và nắm được các biện pháp phòng bệnh.

Yến Thư

Tin cùng chuyên mục

Bước tiến mới trong chăm sóc nhãn khoa tại Hải Phòng

Trí tuệ nhân tạo trở thành trợ thủ đắc lực trong khám chữa bệnh

Công bố khảo sát về tỷ lệ người hút thuốc lá ở các tỉnh, thành

Vụ hơn 300 người bị ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu: Chủ cơ sở bị phạt 125 triệu đồng

Việt Nam có khoảng 200.000 ca sốt xuất huyết mỗi năm

Bộ Công Thương triển khai tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024

Nhiều năm liên tiếp, doanh nghiệp sữa Cô Gái Hà Lan nhận giải thưởng Top 100 doanh nghiệp bền vững Việt Nam

Thanh lọc cơ thể để tươi mát tận hưởng không khí cuối năm bất chấp công việc bộn bề

Vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì ở TP. Vũng Tàu: Mẫu thức ăn có vi khuẩn Salmonella, E.coli

Nóng trong người khi làm ngày và tăng ca đêm cuối năm: Làm gì để thanh lọc làm mát cơ thể?

Vụ hơn 300 người ngộ độc nghi do bánh mì ở Vũng Tàu: Một nạn nhân tử vong

Thừa Thiên Huế: kỷ lục về thời gian ca ghép tim xuyên Việt

Công bằng, bình đẳng tiếp cận dịch vụ phòng chống HIV/AIDS

Cách giảm stress trước áp lực công việc, chi tiêu cuối năm

Bộ Y tế yêu cầu điều tra, xử lý vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu

Quảng Ninh: Đầu tư nhân lực, nâng cao chất lượng y tế cơ sở

Việt Nam đang đối mặt với tốc độ già hóa dân số nhanh chóng

Chính sách 'vàng' thu hút nhân lực y tế về Quảng Ninh

Thận trọng trước loạt sản phẩm hỗ trợ sức khỏe bán trái phép trên thương mại điện tử

Vũng Tàu: Gần 50 người nhập viện nghi do ngộ độc bánh mì