Thứ bảy 28/12/2024 02:14

Bắc Ninh dồn sức tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm

Đến thời điểm này có thể khẳng định, tỉnh Bắc Ninh đã kiểm soát, khống chế được dịch Covid-19, không để đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu. Nếu không có gì đột biến, dự kiến từ ngày 10/7 tới, địa phương sẽ quay lại trạng thái bình thường mới đến quy mô cấp xã, phường.

Nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội tăng

Sau 2 tháng “chiến đấu” với đại dịch, đến nay, tỉnh Bắc Ninh cơ bản khống chế được dịch; nhiều địa bàn đã, đang dỡ bỏ cách ly, giảm dần mức độ giãn cách xã hội từ Chỉ thị 16 sang Chỉ thị 15,19. Trong trạng thái bình thường mới, tỉnh đang tìm mọi biện pháp khả thi đưa công nhân ngoại tỉnh trở lại làm việc trên tinh thần tuân thủ tuyệt đối biện pháp chống dịch như xét nghiệm đủ 2 lần âm tính, ở lại tỉnh, không được tự do đi, về, nhằm bảo đảm đủ nhân lực vận hành sản xuất. Dự kiến, số doanh nghiêp (DN) tiếp tục hoạt động trong thời gian tới tăng thêm khoảng 200 DN.

Các doanh nghiệp đang nỗ lực đảm bảo sản xuât kinh doanh

Để đảm bảo vừa an toàn chống dịch, vừa phát triển kinh tế, thời gian qua, Bắc Ninh đã khẩn trương triển khai đồng bộ các biện pháp, với nhiều sáng tạo chưa từng có tiền lệ, đảm bảo đúng, trúng, kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, quyết tâm cao thực hiện “mục tiêu kép” không để đại dịch làm gián đoạn chuỗi liên kết toàn cầu, đứt gãy nền kinh tế.

Kết quả, 6 tháng đầu năm, nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đạt và vượt mục tiêu đề ra. Cụ thể: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng khoảng 7,45%; thu ngân sách nhà nước tăng 7,5%; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 11,8%; xuất khẩu hàng hóa tăng 29,7%... Các DN trong khu công nghiệp (KCN) tạo giá trị sản xuất 549.455 tỷ đồng tăng 11% so cùng kỳ; giá trị xuất khẩu đạt 16,211 tỷ USD, tăng 16%; nhập khẩu đạt 11,675 tỷ USD, tăng 28%; nộp ngân sách nhà nước 5.179 tỷ đồng, tăng 24%... Tổng vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh vào các KCN trong 6 tháng là 601,68 triệu USD. Được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư 5 KCN tập trung; UBND tỉnh quyết định thành lập mới 4 KCN tập trung và 2 cụm công nghiệp.

Công tác cải cách hành chính được đẩy mạnh, chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI) đứng thứ 4/63 (tăng 46 bậc), đưa Bắc Ninh trở lại là 1 trong 5 tỉnh có điểm số cao nhất trên cả nước. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm; công tác an sinh xã hội được đảm bảo.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh – ông Vương Quốc Tuấn: Bắc Ninh đã chiến thắng một bước trong việc truy vết thần tốc, khoanh vùng, dập dịch nhanh, hiệu quả, hạn chế tối đa sự lây lan dịch trong các KCN, giúp ổn định sản xuất, không để xảy ra tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng.

Chặn đứng nguồn lây, tạo điều kiện phát triển kinh tế

Mặc dù dịch cơ bản được kiểm soát nhưng lo ngại nhất hiện nay ở Bắc Ninh là làm thế nào để quản lý hiệu quả việc đi lại, ăn ở của công nhân, để tránh dịch bệnh lây lan, khi mà các khu trọ đã chuyển sang thực hiện theo Chỉ thị 15, 19. Một số DN lớn như Samsung, Foxcon, Canon có ký túc xá cho người lao động nhưng công suất đáp ứng chỉ được khoảng 10% nhu cầu chỗ ở. Còn phần lớn DN không có ký túc xá, người lao động phải tự thuê nhà trọ ở địa phương lân cận, mật độ cao, khó giám sát. Nhiều lao động nhập cư là người dân tộc thiểu số, có tâm lý sợ mất việc làm, không có lương nếu phải cách ly nên khai báo y tế không trung thực, rất khó quản lý. Việc xét nghiệm sàng lọc bắt buộc hàng tuần cho người lao động cũng gặp khó khăn, do cùng một lúc các DN đều thực hiện dẫn đến quá tải, tốn kém…

Vì vậy, tỉnh Bắc Ninh xác định, tiếp tục huy động tổng lực nhằm chặn đứng nguồn lây vào KCN với phương châm “làm sạch” các khu nhà trọ, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin về giám sát tuân thủ quy định phòng, chống dịch của công nhân. Duy trì hoạt động của các tổ công tác liên ngành, kiểm tra, hướng dẫn điều kiện an toàn phòng, chống dịch, giúp DN bảo toàn nguồn lực, duy trì đà tăng trưởng.

Ông Bùi Hoàng Mai - Trưởng Ban Quản lý các KCN Bắc Ninh - cho biết: Với vai trò quản lý DN trong các KCN, Ban quản lý các KCN tỉnh tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để DN, người lao động từng bước nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong việc chủ động thực hiện đầy đủ biện pháp phòng, chống dịch ở mức cao nhất. Yêu cầu DN tuyệt đối không lơ là, chủ quan trong công tác phòng chống dịch. Đồng thời đề nghị tỉnh tiếp tục thực hiện biện pháp mạnh để khống chế dịch bệnh trong các KCN, nhất là “làm sạch” các khu nhà trọ trên địa bàn, nhằm đưa công nhân ở nhà máy về đi làm bình thường. Dự phòng phương án đưa công nhân vào ở lại nhà máy nếu có dịch. Xem xét cho phép các doanh nghiệp sớm trở lại hoạt động bình thường, khôi phục phát triển sản xuất…

Cùng với chống dịch, để tháo gỡ khó khăn cho DN, Bắc Ninh sẽ tổ chức hội nghị đối thoại với DN FDI và DN trong nước; triển khai nâng cao các chỉ số năng lực điều hành của chính quyền địa phương.

Dự kiến cuối tháng 7, đầu tháng 8/2021, tỉnh khởi công KCN VSIP 2 cùng với trao giấy chứng nhận đầu tư trên 300 triệu USD, đồng thời khởi công KCN Thuận Thành 1 và trao giấy chứng nhận đầu tư cho các DN. Trong tháng 8, tháng 9/2021, sẽ tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư, giải phóng mặt bằng 4 KCN đã được thành lập thời gian qua, thành lập 2 KCN mới…

Bên cạnh đó, tỉnh cũng sẽ tích cực giải phóng mặt bằng các KCN; công bố danh mục những dự án thu hút đầu tư trên các lĩnh vực. Các sở, ban, ngành tiếp tục cắt giảm thủ tục, thời gian tiếp nhận giải quyết hồ sơ cho DN và người dân; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh địa phương, nhằm tạo môi trường đầu tư thu hút cho DN; quan tâm giải quyết những đề xuất, kiến nghị, tháo gỡ khó khăn cho DN để bảo đảm kế hoạch sản xuất, hợp đồng đã ký kết…

Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: tăng trưởng kinh tế (GDP)

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Phát triển ngành tôm theo hướng sản xuất sạch

Thanh Hóa: Nhiều kết quả nổi bật về thông tin, truyền thông

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cấm lợi dụng tinh giản bộ máy để bố trí người thân

Đồng Nai: Ông Võ Văn Phi làm Bí thư huyện Long Thành

Sở Công Thương Gia Lai tổ chức hội nghị tổng kết Đảng

Thái Bình: Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ

Ông Trần Anh Chung được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa

Khai mạc liên hoan ẩm thực Quảng Ninh năm 2024 - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực

Thông tin về việc sắp xếp bộ máy hành chính mới tại tỉnh Quảng Bình

Thành phố Hải Phòng công nhận Khu du lịch Đồ Sơn là Khu du lịch cấp tỉnh

Hà Nội quan tâm ứng phó sự cố trong lĩnh vực hoá chất

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa xin nghỉ hưu trước tuổi

Nam Định quy định mức chi cho công tác khuyến công

Quảng Nam: Tinh giản 107 biên chế trong đợt I năm 2025

Cần Thơ: Chủ động phòng, chống hạn hán xâm nhập mặn trong mùa khô 2024-2025

Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế di sản thành phố Hạ Long

Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất độc Thành phố Hà Nội năm 2024

Nỗ lực giải phóng mặt bằng cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang bàn giao trước Tết Nguyên đán

Lâm Bình (Tuyên Quang): Chủ động trong phòng ngừa, ngăn chặn các vụ cháy lớn

Huyện Yên Định (Thanh Hóa) đón nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024