Thứ năm 19/12/2024 16:07

Bà Rịa - Vũng Tàu tăng cường khai thác tiềm năng của năng lượng mặt trời

Bà Rịa - Vũng Tàu là địa phương nằm trong khu vực có bức xạ mặt trời mạnh và điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển năng lượng mặt trời. Gần đây hàng trăm dự án năng lượng mặt trời đã và đang được đầu tư để đáp ứng nhu cầu về điện vốn đang rất lớn của địa phương này.

Ông Nguyễn Văn Giáp, Giám đốc Công ty Điện lực Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, Bà Rịa - Vũng Tàu là khu vực thuộc miền Đông Nam bộ có bức xạ mặt trời mạnh, dao động từ 4,0 kWh đến 6,3 kWh/m2/ngày; cường độ bức xạ mặt trời trung bình đạt 1.350 - 1.450 kWh/m2/năm. Để đáp ứng nhu cầu về điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt vốn đang tăng cao, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cùng với ngành điện lực đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, nhất là điện mặt trời, nhờ đó hàng trăm dự án lớn nhỏ về năng lượng mặt trời đã được triển khai trong thời gian gần đây.

Theo ông Phạm Tiến Dũng, Giám đốc Công ty Công ty TNHH Công nghệ xanh Nam Tiến (TP. Bà Rịa), tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, trong năm 2017, chỉ có hơn 10 khách hàng đăng ký lắp đặt thiết bị năng lượng mặt trời với công suất 20 kWp, nhưng năm 2018 đã có hơn 80 khách hàng lắp đặt với 200 kWp. Tháng 11/2017, ông Bùi Bộ, ngụ phường Long Toàn, TP. Bà Rịa đầu tư 70 triệu đồng lắp đặt năng lượng mặt trời công suất 3 kWp. Trước đây, gia đình ông Bộ chi trả khoảng 900.000 tiền điện/tháng, nay chỉ phải trả trên dưới 300.000 đồng/tháng, tiền điện giảm là do thiết bị năng lượng mặt trời mang lại.

Điện mặt trời lắp đặt tại huyện Công Đảo

Ông Nguyễn Văn Lý, Tổng giám đốc Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) cho biết, thực hiện chỉ đạo của EVN, trong năm 2019, EVNSPC tổ chức triển khai các dự án đầu tư năng lượng mặt trời tại nhà điều hành các đơn vị và trạm 110 kV thuộc EVN SPC quản lý với dung lượng 13 MWp và khách hàng là 95 MWp. Tại huyện Côn Đảo của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, EVNSPC đang thực hiện dự án Điện mặt trời với công suất đầu tư là 3 MW, giai đoạn 1 (1,5 MW) triển khai từ năm 2017 và giai đoạn 2 (1,5 MW) triển khai năm 2018. Theo ông Lý hiện nay dự án đã lập xong báo cáo nghiên cứu khả thi và đã được triển khai do Bộ Quốc phòng và UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thống nhất vị trí đất và hình thực thực hiện.

Trong tháng 3/2019, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã chấp thuận chủ trương cho 2 doanh nghiệp (DN) của TP. Hồ Chí Minh triển khai dự án xây dựng nhà máy điện mặt trời tại khu vực hồ thủy lợi Gia Hoét 1 và hồ Tầm Bó, xã Quảng Thành, huyện Châu Đức với tổng vốn đầu tư của hai dự án hơn 1.500 tỷ đồng. Cụ thể, dự án Nhà máy điện mặt trời hồ Tầm Bó diện tích sử dụng khoảng 41,38ha, vốn đầu tư hơn 796 tỷ đồng, công suất thiết kế khoảng 35 MWp, sản lượng điện sản xuất bình quân khoảng 52.123 MWh/năm. Dự án Nhà máy điện mặt trời hồ Gia Hoét 1, diện tích xây dựng khoảng 40ha, công suất thiết kế 35 MWp, vốn đầu tư khoảng 766 tỷ đồng.

Trước đây người dân ở các khu vực chưa có điện lưới quốc gia mới sử dụng điện năng lượng mặt trời, hiện nay các hộ dân ở các đô thị đã bắt đầu chuyển sang lắp và sử dụng năng lượng mặt trời vì sự tiện lợi cùng với nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao. Mặc dù chính quyền và ngành điện có nhiều chính sách ưu đãi nhằm kêu gọi DN đầu tư vào lĩnh vực điện mặt trời. Tuy nhiên đối với những dự án dù đã được cấp phép nhưng chậm thực hiện hoặc đầu tư không có tính khả thi vẫn vị chấm dứt hoạt động.

Chẳng hạn, ngày 27/4, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã chỉ đạo chấm dứt hoạt động Dự án Nhà máy điện mặt trời kết hợp khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Côn Đảo của Công ty TNHH Luxco Vina tại Khu dân cư số 2, đường Phan Chu Trinh, huyện Côn Đảo. Theo Báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Dự án Nhà máy điện mặt trời kết hợp khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Côn Đảo do Công ty TNHH Luxco Vina làm chủ đầu tư, đã được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu vào tháng 11/2014 với công suất 5MW, tổng vốn đầu tư là 15 triệu USD (trong đó, vốn góp là 2,5 triệu USD), diện tích đất sử dụng khoảng 6 ha, theo dự kiến ban đầu là phải đưa vào vận hành nhà máy điện mặt trời vào cuối năm 2015. Tuy nhiên, hơn 4 năm qua nhưng dự án vẫn chưa được triển khai thực hiện. Nguyên nhân chủ yếu do khó khăn trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hợp đồng mua bán điện chưa được ký kểt, Nhà đầu tư cần huy động thêm vốn và mời thêm nhà đầu tư mới để liên doanh...

Tại địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có hơn 130 đơn vị sử dụng điện năng lượng mặt trời áp mái với tổng công suất lắp đặt khoảng 1.000 kWp. Trong đó có những công trình lớn như hệ thống điện mặt trời trên mái nhà của Công ty Điện lực Bà Rịa - Vũng Tàu (140 kWp), Điện lực Côn Đảo (100 kWp), Nhà máy Điện An Hội - Côn Đảo (36 kWp), Khách sạn Sammy - Vũng Tàu (40 kWp), Công ty TNHH Eclat Fabrics Việt Nam (30 kWp)… Ngoài các dự án về năng lượng mặt trời đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng, 9 dự án đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương phê duyệt, bổ sung quy hoạch phát triển điện lực, quy hoạch phát triển điện gió với tổng công suất 312,5 MW, tổng mức đầu tư khoảng 7.755 tỷ đồng, tổng diện tích đất khoảng 306,87 ha.

Trần Thế

Tin cùng chuyên mục

Vietsovpetro vượt đà suy giảm, hoàn thành chỉ tiêu sớm 20 ngày

Danh sách các tác phẩm đoạt giải báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Báo Công Thương đoạt giải B báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Longform | Tổng công ty Điện lực miền Bắc: Đảm bảo đủ điện cho nhu cầu sử dụng dịp cuối năm

EVNGENCO2 tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư với các dự án, nhà máy điện tại Lào

Tuyên Quang: Hoàn thành các công trình điện, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương

Năng lượng sinh khối - động lực xanh cho tương lai nông thôn Việt Nam

Xuất xưởng máy biến áp 500kV lớn nhất do Việt Nam sản xuất

Nhà máy xử lý rác thải '4 không’ đầu tiên tại Việt Nam được khánh thành

EVNNPT tăng cường khả năng truyền tải điện cho nhiều tỉnh miền Trung - Nam

Hội nghị Người lao động EVNGENCO2 năm 2024: Phát huy quyền dân chủ của người lao động

Gỡ vướng năng lượng tái tạo: Doanh nghiệp đánh giá cao 6 nhóm giải pháp của Bộ trưởng Bộ Công Thương

Nhà máy Thủy điện Quảng Trị tích nước phục vụ sản xuất kinh doanh và cấp nước hạ du năm 2025

Hoà lưới thành công tổ máy 2 thuỷ điện Ialy mở rộng vượt tiến độ 18 ngày

Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 kỷ niệm 20 năm hoạt động

Long An và EVNNPT tìm giải pháp gỡ vướng hàng loạt dự án truyền tải điện

Đánh thức giấc mơ 'ngủ đông' điện hạt nhân: Bài 5 - Xây dựng nguồn nhân lực tự chủ - cách nào?

Yên Bái: Đốc thúc tiến độ khởi công dự án Đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Bộ Công Thương và EU làm việc tại Cần Thơ, Trà Vinh về phát triển năng lượng

Công nghệ phát điện linh hoạt có thể tiết kiệm 65 nghìn tỷ Euro vào năm 2050